Những bài thuốc thảo dược chữa tắc tia sữa hiệu quả, Giúp mẹ bầu thông tuyến sữa bằng thảo dược, cách chăm sóc trẻ em, cho ăn cho bú đúng cách
Tắc tuyến sữa khiến người mẹ bứt rứt khó chịu, đôi khi gây sốt, sưng đau 2 bầu vú. Đông y có rất nhiều vị thuốc hay làm thông tuyến sữa.
Tạo giác thích: Là gai ở thân và cành đã được chế biến khô của cây bồ kết. Vị cay, tính ấm vào hai kinh phế và đại tràng, có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm trừ đờm, thông sữa, giải độc, làm tan ung nhọt độc, sưng vú, tắc tia sữa. Gai bồ kết to, dài 10 - 12cm, mọc thành cụm ở thân, cành. Phơi sấy khô, liều dùng 4 - 8g, sắc uống hay tán bột làm viên, có thể phối hợp với một số vị khác.
Ty qua lạc: Là xơ quả mướp chín già, khô, đập bỏ vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt phơi nắng cho khô, cắt từng khúc, dùng khoảng 5 - 10g sắc uống hằng ngày. Xơ mướp vị ngọt tính bình, vào 3 kinh phế, vị, can, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn và làm thông tuyến sữa.
Mộc thông: Là thân cây mộc thông đã chế biến khô. Liều dùng: 5 - 10g sắc uống trong ngày. Vị thuốc này có vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang. Có tác dụng lợi niệu lưu thông khí huyết, làm hạ sốt nên được dùng để trị các chứng tiểu tiện khó khăn, tiểu gắt do thấp nhiệt, mạch máu tắc nghẽn, tắc tia sữa, bế kinh.
Thông thảo: Là lõi thân khô (phần bấc) của cây thông thảo, thân cứng dòn bên trong có lõi xốp trắng. Cây càng già lõi càng đặc và chắc. Thông thảo vị ngọt, tính lạnh, vào 2 kinh phế, vị, có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, làm xuống Liều dùng: 2,5 - 5g sắc uống trị bệnh tiểu tiện khó khăn, thủy thủng, tắc tia sữa.
Đu đủ rừng: Cây nhỏ, cành nhiều gai, ruột bấc mọc hoang nhiều ở các vùng núi. Dùng 2,5 - 5g sắc uống để chữa tắc tia sữa.
Đông quỳ tử: Là hạt già đã chế biến khô của cây thương ma (cây cối xay). Liều dùng: 10 - 15g sắc uống. Đông quỳ tử tính hàn vị ngọt, vào 2 kinh đại tràng, tiểu tràng, có tác dụng lợi niệu, thông sữa, nhuận tràng. Dùng chữa các bệnh về đường niệu, phụ nữ tắc sữa, thiếu sữa, ung nhọt.
Vương bất lưu hành: Là hạt chín khô của cây lương bất lưu hành, họ cẩm chướng. Vương bất lưu hành vị đắng tính bình, vào 2 kinh can, vị có tác dụng hành huyết, thông kinh làm thông sữa và đẻ mau, tiêu sưng tấy làm liền miệng các vết thương. Liều dùng 10 - 15g, sắc uống.
Tắc tuyến sữa khiến người mẹ bứt rứt khó chịu, đôi khi gây sốt, sưng đau 2 bầu vú. Đông y có rất nhiều vị thuốc hay làm thông tuyến sữa.
Ty qua lạc: Là xơ quả mướp chín già, khô, đập bỏ vỏ ngoài, lắc cho rơi hết hạt phơi nắng cho khô, cắt từng khúc, dùng khoảng 5 - 10g sắc uống hằng ngày. Xơ mướp vị ngọt tính bình, vào 3 kinh phế, vị, can, có tác dụng thông kinh hoạt lạc, thanh nhiệt giải độc, lương huyết chỉ thống, chữa đau nhức mình mẩy, gân xương vùng ngực và sườn và làm thông tuyến sữa.
Mộc thông: Là thân cây mộc thông đã chế biến khô. Liều dùng: 5 - 10g sắc uống trong ngày. Vị thuốc này có vị đắng, tính hàn, vào 4 kinh tâm, phế, tiểu tràng, bàng quang. Có tác dụng lợi niệu lưu thông khí huyết, làm hạ sốt nên được dùng để trị các chứng tiểu tiện khó khăn, tiểu gắt do thấp nhiệt, mạch máu tắc nghẽn, tắc tia sữa, bế kinh.
Thông thảo: Là lõi thân khô (phần bấc) của cây thông thảo, thân cứng dòn bên trong có lõi xốp trắng. Cây càng già lõi càng đặc và chắc. Thông thảo vị ngọt, tính lạnh, vào 2 kinh phế, vị, có tác dụng lợi tiểu, thanh thấp nhiệt, làm xuống Liều dùng: 2,5 - 5g sắc uống trị bệnh tiểu tiện khó khăn, thủy thủng, tắc tia sữa.
Đu đủ rừng: Cây nhỏ, cành nhiều gai, ruột bấc mọc hoang nhiều ở các vùng núi. Dùng 2,5 - 5g sắc uống để chữa tắc tia sữa.
Đông quỳ tử: Là hạt già đã chế biến khô của cây thương ma (cây cối xay). Liều dùng: 10 - 15g sắc uống. Đông quỳ tử tính hàn vị ngọt, vào 2 kinh đại tràng, tiểu tràng, có tác dụng lợi niệu, thông sữa, nhuận tràng. Dùng chữa các bệnh về đường niệu, phụ nữ tắc sữa, thiếu sữa, ung nhọt.
Vương bất lưu hành: Là hạt chín khô của cây lương bất lưu hành, họ cẩm chướng. Vương bất lưu hành vị đắng tính bình, vào 2 kinh can, vị có tác dụng hành huyết, thông kinh làm thông sữa và đẻ mau, tiêu sưng tấy làm liền miệng các vết thương. Liều dùng 10 - 15g, sắc uống.
DS Huỳnh Kim Hằng (Khoa Dược, Bệnh viện Từ Dũ TPHCM)