Cỗ quan tài của ông Tỉn đã được xem là đẹp đẽ vô cùng, tuy nhiên, ông Hoàng Ngọc Trương, nhà ở thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, cách nhà ông Tỉn không xa, vẫn cho rằng cỗ quan tài của mình mới là tuyệt nhất.
Đã có thời, các nhà khoa học cho rằng, ngọc am đã bị tuyệt chủng, nhưng nó vẫn còn xuất hiện đâu đó tại vùng núi cao của Hà Giang và vùng Đông Bắc của nước ta.
Hiện, ngọc am được xếp vào danh mục gỗ quý, thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ lâu đã nghiêm cấm khai thác. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng không thể ngăn lại cơn sốt loại gỗ huyền thoại.
Cách đây mấy chục năm, khi các nhà khảo cổ khai quật mộ vua Trần Dụ Tông, quan tài vua được làm bằng gỗ ngọc am, xác vua đặt trong bể tinh dầu ngọc am đặc sánh. Thứ tinh dầu đặc biệt này được cho là đã giữ xác vua mấy trăm năm không phân hủy.
Người ta bảo, dùng quan tài làm bằng gỗ ngọc am, tẩm liệm bằng tinh dầu ngọc am thì cả trăm năm da thịt vẫn tươi, người vẫn mềm như đang ngủ, đó là những câu chuyện “dân mê gỗ” truyền tai nhau.
Điều này càng làm cho nhiều người vốn mê mẩn loại gỗ “ngọc của rừng” càng tôn nó lên như vật báu. Cộng với những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại tồn tại cả trăm năm nay, khiến không ít người lùng sục cho kỳ được ngọc am với ước mong “vĩnh cửu”…
Săn tìm ngọc am để… làm quan tài
Nằm chênh chếch trên sườn núi của Hoàng Su Phì, thầy cúng Lù Sào Tỉn (63 tuổi) tiếp chúng tôi bằng nụ cười vồn vã. Nghe nói chúng tôi đến tìm hiểu về ngọc am thì ông Tỉn mừng ra mặt.
Ông đưa chúng tôi ra phía sau chỉ vào hai cỗ quan tài được ông chuẩn bị cho hậu sự từ mấy năm trước. Ông bảo, ngay từ trẻ, ông luôn nghĩ đến việc tìm cho mình một cỗ quan tài ngọc am, để thân xác vẹn nguyên cả trăm năm. Vì thế, cứ nghe ở đâu có ngọc am là ông lùng mua cho kỳ được. “Trời không phụ lòng người”, năm 1988, ông Tỉn đã tìm mua được cây ngọc am to nhất xã Tả Sử Choóng năm 1988. Sau đó, đem về phơi khô để chờ… đóng quan tài.
“Đến năm 2006, có thầy bói nói năm ấy vợ tôi sẽ mất nên tôi đem ra nhờ thợ bào đẽo, đóng thành cỗ áo quan. Nhưng từ bấy đến nay, vợ tôi vẫn béo tốt trương phi, sức khỏe không hề hấn gì, nên nó được bày ở chân cầu thang đã ngót 4 năm”, ông Tỉn kể.
Cỗ áo quan của ông Tỉn được đóng theo lối cổ (đầu to đuôi nhỏ), dày tới gần 10cm, láng đẹp và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt. Dù phong thái còn nhanh nhẹn, khỏe khoắn lắm nhưng “ngôi nhà êm ấm” ở thế giới khác đặt chình ình trong nhà không những không bị coi là vận rủi, ông Tỉn còn lấy đó làm niềm tự hào lớn và xem là vật báu trong nhà.
Cỗ quan tài của ông Tỉn đã được xem như đẹp đẽ vô cùng, tuy nhiên, ông Hoàng Ngọc Trương, nhà ở thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, cách nhà ông Tỉn không xa, vẫn cho rằng cỗ quan tài của mình mới là tuyệt nhất.
“Cần phân biệt cây ngọc am và ngọc am. Gỗ cây ngọc am chưa chôn vùi chí ít 15 năm trong lòng đất thì chưa thật sự quý. Ngọc am phải trải qua bao biến thiên của trời đất, từ cây ngọc am cổ thụ bị vần vũ xô vùi xuống vực hàng trăm năm, bị phong hóa đến khi chỉ còn trơ lại cốt tủy của gỗ, thì mới quý giá vô ngần. Chôn bằng quan tài ngọc am thì thi hài có thể giữ được vài trăm năm, còn quan tài bằng gỗ cây ngọc am thì chỉ giữ được chừng dăm chục năm là cùng”, ông Trương phân tích.
Cỗ quan tài của ông Trương, vốn là nguyên chủ tịch UBND thị trấn, cũng là cả một câu chuyện “sưu tầm” công phu và đầy vất vả. Ông kể, khoảng năm 2009, người Mông ở thôn Túng Phùng (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) phát hiện một khối gỗ ngọc am lớn, nguyên vẹn và đẹp vô cùng.
Nghe tin, ông đến xem, hỏi mua rồi làm đơn xin khai thác. Suốt một năm trời ông mới xin được giấy phép và xẻ khúc ngọc am trước sự chứng kiến của cơ quan chức năng.
Cỗ quan tài được ông đặt trang trọng trong nhà và xem như món quà quý giá nhất dành tặng cho mình. Cũng là thứ tài sản sau nhiều năm tại vị “cần kiệm, chắt chiu được” khiến ông mãn nguyện nhất.
Đó chỉ là hai trong số hàng trăm câu chuyện săn ngọc am đóng quan tài. Theo một số tay “đầu nậu” ở Hà Giang, rất nhiều đại gia từ khắp nơi trên cả nước cũng đề nghị những cái giá “rất chát” để sở hữu cho mình một cỗ quan tài bằng ngọc am.
Tuy nhiên, để lùng mua được gỗ đủ để đóng áo quan là rất khó, nhiều đại gia đã xem ngọc am như một vật trang trí trong nhà, trừ đuổi tà mà, tăng sinh khí và thể hiện “đẳng cấp”. Điều này đã khiến cuộc săn lùng càng trở nên ráo riết bất chấp luật cấm khai thác với loại gỗ quý.
Loài gỗ quý như ngọc hay chất độc chết người?
Theo những lời truyền tai thì ngọc am dễ có đến vài chục công dụng. Thế nhưng, những công dụng này phần lớn đều nhuốm màu huyền thoại. Ngay cả những người bỏ tiền tỷ để sở hữu ngọc am vẫn không thể chứng minh được thực hư.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu đây có phải "chiêu làm giá" của các "nhà buôn" để đẩy giá trị của loại gỗ này lên hàng trăm lần không? Câu hỏi vẫn chờ những điều tra của các cơ quan chức năng, tuy nhiên, có một điều chắc chắn, khi cuộc săn lùng ngọc am đang ngày một ráo riết, khả năng biến mất của loài gỗ quý này không còn là chuyện xa vời.
Theo nghiên cứu của của các nhà khoa học Nhật bản mới đây, tinh dầu Ngọc am có tính độc đối với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật, có tính độc rất cao.
Thậm chí, nó có thể gây ngộc độc cho trẻ em và nguy cơ ung thư cao cho người già vì khả năng sát khuẩn gây đông vón protein tế bào cực mạnh. Việc tiếp xúc nhiều với tinh dầu trong môi trường khép kín gây cơn động kinh co giật ở chuột nhắt trắng đã được thử nghiệm quan sát thấy trong phòng thí nghiệm.
Thử nghiệm khoa học trong việc quan sát tác dụng gây độc của tinh dầu Ngọc am đối với tế bào trên kính hiển vi điện tử cho thấy những đột biến rối loạn của việc sắp xếp các phân tử ADN trong nhân tế bào, gây đứt gãy các chuỗi sắp xếp A T G X, kìm hãm sự vận chuyển trao đổi chất giữa nhân và màng tế bào sống.
Đây có thể là nguyên nhân của việc kìm hãm sự phân hủy tế bào qua việc gây đông cứng tế bào, giống như tác dụng của focmon, một chất bảo quản xác chết người và động vật, nhưng tác dụng của nó mạnh và bền vững lâu dài hơn nhiều. Đây có thể xem như chứng minh cho khả năng “ướp xác” trăm năm không phân hủy của người xưa.
Đã có thời, các nhà khoa học cho rằng, ngọc am đã bị tuyệt chủng, nhưng nó vẫn còn xuất hiện đâu đó tại vùng núi cao của Hà Giang và vùng Đông Bắc của nước ta.
Hiện, ngọc am được xếp vào danh mục gỗ quý, thuộc nhóm 1A trong danh mục phân loại thực vật của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ lâu đã nghiêm cấm khai thác. Tuy nhiên, ngay cả điều này cũng không thể ngăn lại cơn sốt loại gỗ huyền thoại.
Cách đây mấy chục năm, khi các nhà khảo cổ khai quật mộ vua Trần Dụ Tông, quan tài vua được làm bằng gỗ ngọc am, xác vua đặt trong bể tinh dầu ngọc am đặc sánh. Thứ tinh dầu đặc biệt này được cho là đã giữ xác vua mấy trăm năm không phân hủy.
Người ta bảo, dùng quan tài làm bằng gỗ ngọc am, tẩm liệm bằng tinh dầu ngọc am thì cả trăm năm da thịt vẫn tươi, người vẫn mềm như đang ngủ, đó là những câu chuyện “dân mê gỗ” truyền tai nhau.
Điều này càng làm cho nhiều người vốn mê mẩn loại gỗ “ngọc của rừng” càng tôn nó lên như vật báu. Cộng với những câu chuyện nhuốm màu huyền thoại tồn tại cả trăm năm nay, khiến không ít người lùng sục cho kỳ được ngọc am với ước mong “vĩnh cửu”…
Một cỗ quan tài bằng ngọc am
Săn tìm ngọc am để… làm quan tài
Nằm chênh chếch trên sườn núi của Hoàng Su Phì, thầy cúng Lù Sào Tỉn (63 tuổi) tiếp chúng tôi bằng nụ cười vồn vã. Nghe nói chúng tôi đến tìm hiểu về ngọc am thì ông Tỉn mừng ra mặt.
Ông đưa chúng tôi ra phía sau chỉ vào hai cỗ quan tài được ông chuẩn bị cho hậu sự từ mấy năm trước. Ông bảo, ngay từ trẻ, ông luôn nghĩ đến việc tìm cho mình một cỗ quan tài ngọc am, để thân xác vẹn nguyên cả trăm năm. Vì thế, cứ nghe ở đâu có ngọc am là ông lùng mua cho kỳ được. “Trời không phụ lòng người”, năm 1988, ông Tỉn đã tìm mua được cây ngọc am to nhất xã Tả Sử Choóng năm 1988. Sau đó, đem về phơi khô để chờ… đóng quan tài.
“Đến năm 2006, có thầy bói nói năm ấy vợ tôi sẽ mất nên tôi đem ra nhờ thợ bào đẽo, đóng thành cỗ áo quan. Nhưng từ bấy đến nay, vợ tôi vẫn béo tốt trương phi, sức khỏe không hề hấn gì, nên nó được bày ở chân cầu thang đã ngót 4 năm”, ông Tỉn kể.
Cỗ áo quan của ông Tỉn được đóng theo lối cổ (đầu to đuôi nhỏ), dày tới gần 10cm, láng đẹp và tỏa ra mùi thơm ngào ngạt. Dù phong thái còn nhanh nhẹn, khỏe khoắn lắm nhưng “ngôi nhà êm ấm” ở thế giới khác đặt chình ình trong nhà không những không bị coi là vận rủi, ông Tỉn còn lấy đó làm niềm tự hào lớn và xem là vật báu trong nhà.
Cỗ quan tài của ông Tỉn đã được xem như đẹp đẽ vô cùng, tuy nhiên, ông Hoàng Ngọc Trương, nhà ở thị trấn Vinh Quang, Hoàng Su Phì, cách nhà ông Tỉn không xa, vẫn cho rằng cỗ quan tài của mình mới là tuyệt nhất.
“Cần phân biệt cây ngọc am và ngọc am. Gỗ cây ngọc am chưa chôn vùi chí ít 15 năm trong lòng đất thì chưa thật sự quý. Ngọc am phải trải qua bao biến thiên của trời đất, từ cây ngọc am cổ thụ bị vần vũ xô vùi xuống vực hàng trăm năm, bị phong hóa đến khi chỉ còn trơ lại cốt tủy của gỗ, thì mới quý giá vô ngần. Chôn bằng quan tài ngọc am thì thi hài có thể giữ được vài trăm năm, còn quan tài bằng gỗ cây ngọc am thì chỉ giữ được chừng dăm chục năm là cùng”, ông Trương phân tích.
Cỗ quan tài của ông Trương
Cỗ quan tài của ông Trương, vốn là nguyên chủ tịch UBND thị trấn, cũng là cả một câu chuyện “sưu tầm” công phu và đầy vất vả. Ông kể, khoảng năm 2009, người Mông ở thôn Túng Phùng (xã Túng Sán, Hoàng Su Phì) phát hiện một khối gỗ ngọc am lớn, nguyên vẹn và đẹp vô cùng.
Nghe tin, ông đến xem, hỏi mua rồi làm đơn xin khai thác. Suốt một năm trời ông mới xin được giấy phép và xẻ khúc ngọc am trước sự chứng kiến của cơ quan chức năng.
Cỗ quan tài được ông đặt trang trọng trong nhà và xem như món quà quý giá nhất dành tặng cho mình. Cũng là thứ tài sản sau nhiều năm tại vị “cần kiệm, chắt chiu được” khiến ông mãn nguyện nhất.
Đó chỉ là hai trong số hàng trăm câu chuyện săn ngọc am đóng quan tài. Theo một số tay “đầu nậu” ở Hà Giang, rất nhiều đại gia từ khắp nơi trên cả nước cũng đề nghị những cái giá “rất chát” để sở hữu cho mình một cỗ quan tài bằng ngọc am.
Những tác phẩm từ ngọc am có giá rất đắt
Tuy nhiên, để lùng mua được gỗ đủ để đóng áo quan là rất khó, nhiều đại gia đã xem ngọc am như một vật trang trí trong nhà, trừ đuổi tà mà, tăng sinh khí và thể hiện “đẳng cấp”. Điều này đã khiến cuộc săn lùng càng trở nên ráo riết bất chấp luật cấm khai thác với loại gỗ quý.
Loài gỗ quý như ngọc hay chất độc chết người?
Theo những lời truyền tai thì ngọc am dễ có đến vài chục công dụng. Thế nhưng, những công dụng này phần lớn đều nhuốm màu huyền thoại. Ngay cả những người bỏ tiền tỷ để sở hữu ngọc am vẫn không thể chứng minh được thực hư.
Nhiều người đặt câu hỏi, liệu đây có phải "chiêu làm giá" của các "nhà buôn" để đẩy giá trị của loại gỗ này lên hàng trăm lần không? Câu hỏi vẫn chờ những điều tra của các cơ quan chức năng, tuy nhiên, có một điều chắc chắn, khi cuộc săn lùng ngọc am đang ngày một ráo riết, khả năng biến mất của loài gỗ quý này không còn là chuyện xa vời.
Theo nghiên cứu của của các nhà khoa học Nhật bản mới đây, tinh dầu Ngọc am có tính độc đối với tế bào, gây đông vón protein tế bào ở người và động thực vật, có tính độc rất cao.
Thậm chí, nó có thể gây ngộc độc cho trẻ em và nguy cơ ung thư cao cho người già vì khả năng sát khuẩn gây đông vón protein tế bào cực mạnh. Việc tiếp xúc nhiều với tinh dầu trong môi trường khép kín gây cơn động kinh co giật ở chuột nhắt trắng đã được thử nghiệm quan sát thấy trong phòng thí nghiệm.
Thử nghiệm khoa học trong việc quan sát tác dụng gây độc của tinh dầu Ngọc am đối với tế bào trên kính hiển vi điện tử cho thấy những đột biến rối loạn của việc sắp xếp các phân tử ADN trong nhân tế bào, gây đứt gãy các chuỗi sắp xếp A T G X, kìm hãm sự vận chuyển trao đổi chất giữa nhân và màng tế bào sống.
Đây có thể là nguyên nhân của việc kìm hãm sự phân hủy tế bào qua việc gây đông cứng tế bào, giống như tác dụng của focmon, một chất bảo quản xác chết người và động vật, nhưng tác dụng của nó mạnh và bền vững lâu dài hơn nhiều. Đây có thể xem như chứng minh cho khả năng “ướp xác” trăm năm không phân hủy của người xưa.
(Theo Bưu Điện Việt Nam)