Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất

Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên? Tổng hợp những câu ca dao, tục ngữ về sản xuất, lao động hay nhất

nhung-cau-ca-dao-tuc-ngu-ve-thien-nhien-va-san-xuat-lao-dong-hay-nhat.jpg

Ca dao, tục ngữ nào về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay?

Tục ngữ ca dao là một trong những thể loại của văn học dân gian. Tục ngữ, ca dao được xem là những khúc hát tâm tình, thiên về khía cạnh tinh thần, tình cảm. Ngoài ra thể loại văn học này có chức năng chủ yếu là đúc kết kinh nghiệm sống trên rất nhiều lĩnh vực của cuộc sống hằng ngày. Vì thế tục ngữ, ca dao được xem là kho kinh nghiệm và tri thức thực tiễn vô cùng phong phú. Và trong bài viết này vforum sẽ đề cập đến vấn đề liên quan đến ca dao, tục ngữ đó là Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên sản xuất, lao động hay nhất? Sau đây hãy cùng vforum tìm hiểu nhé.

Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất

1.
Con trâu là đầu cơ nghiệp​

Câu tục ngữ này được hiểu là con trâu gần gũi và quan trọng hàng đầu đối với cuộc sống của người nông dân. Câu tục ngữ nói về tầm quan trọng của việc tạo duyên và giữ duyên trong định hướng nghề nghiệp và xây dựng cơ nghiệp

2.
Chuồng gà hướng đông cái lông chẳng còn​

Câu tục ngữ này là hoàn toàn chính xác. Tự cổ chí kim không ai làm chuồng gà, chuồng gia cầm, gia súc theo hướng Đông là vì nguyên nhân hướng gió. Một việc làm đầy tính khoa học và đúng đắn.

3.
Chuồn chuồn bay thấp thì mưa
Bay cao thì nắng bay vừa thì râm.​

Kinh nghiệm này phản ánh khá đúng thực tiễn. Chuồn chuồn bay thấy hay bay cao phụ thuộc vào áp suốt của khí quyển. Ông cha ta nhận thấy khi sắp mưa những hạt hơi nước nhỏ bé sẽ đọng lại trên các cánh mỏng của chuồn chuồn, làm tăng tải trọng và khiến chúng phải bay thấp là đà sát mặt đất. Do vậy mà đã nghĩ ra câu tục ngữ này để có thể dễ dàng dự báo thời tiết.

4.
Đầu năm gió to, cuối năm gió bấc​

Câu tục ngữ này cho thấy kinh nghiệm quan sát hiện tượng tự nhiên của ông cha ta, qua đó mà có thể dự báo được trước thời tiết để sản xuất.

5.
Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười chưa cười đã tối

Đây là câu ca dao mà ông cha đã truyền lại cho chúng ta rất chính xác nhờ vào những gì mà mình đã đúc kết được trong cuộc sống mà ngày nay nó vẫn rất khả thi. Ý nghĩa là tháng năm thì thời gian ban ngày dài hơn thời gian ban đêm, còn vào tháng mười thì thời gian ban ngày ngắn hơn thới gian ban đêm.

6.
Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt​

Ngày xưa , ông cha ta thấy kiến bò là đoán lụt và hay đề phòng lũ lụt sau tháng 7 âm. Do kiến là loại bò sát nên có thể biết được những thiên tai trước con người 1 cách nhanh nhạy , nó bò để chuẩn bị thức ăn , nơi trú ẩn để tránh nạn ( các bạn quan sát sẽ thấy trước khi mưa kiến thường bò đoàn dài trên tường )

7.
Ếch kêu uôm uôm, ao chuôm đầy nước.​

Cũng là một kinh nghiệm về việc dự đoán trời mưa. Ếch là một loài động vật rất mẫn cảm với việc đổi thay thời tiết, nhất là khi trời trở trời mưa. Khi trời chuẩn bị kéo cơn mưa, ếch thường cất tiếng kêu lên bờ ao, hồ, đồng ruộng. Chính vì thế mà dựa vào tiếng kêu của ếch, dân gian ta có thể biết trước trời sắp có mưa, mà hệ quả của trời mưa chính là "ao chuôm đầy nước".

8.
Gió thổi là đổi trời.​

Câu tục ngữ này phản ánh thực tiễn về hiện tượng tự nhiên, gió thổi là đổi trời dễ dàng nhận biết để giữ gìn cơ thể.

9.
Giàu đâu những kẻ ngủ trưa
Sang đâu những kẻ say sưa tối ngày.​

Câu tục ngữ này có lẽ muôn đời đúng. Ám chỉ những thanh niên lười biếng. Điều đáng buồn là những thành phần như vậy trong xã hội ngày càng nhiều, đặc biệt là giới trẻ, lớp người tưởng như “tuổi 17 bẻ gãy sừng trâu”.

10.
Kiến đen tha trứng lên cao
Thế nào cũng có mưa rào rất to​

Loài kiến đen hoặc kiến lửa có tập tính sống dưới đất. Khi trời sắp mưa. độ ẩm môi trường lớn, nên độ ẩm dưới đất sẽ rất cao. Vì thế, loài kiến phải đi tránh những không khí ẩm đấy bằng cách di chuyển lên vùng cao hơn, cũng là để bảo vệ trứng. Do kinh nghiệm quan sát, ông cha ta kết luận và tạo thành câu ca dao này

11.
Lúa chiêm lấp ló đầu bờ
Hễ nghe tiếng sấm phất cờ mà lên.​

Lúa Chiêm là giống lúa có xuất xứ từ khu vực Nam Trung Bộ, gieo vào tháng giêng và thu hoạch khoảng tháng năm âm lịch. Khoảng tháng 2 tháng 3 khi mùa mưa bắt đầu, có nhiều sấm sét là điều kiện quan trọng giúp cố định một lượng lớn nitơ bổ sung dinh dưỡng cho đất, đặc biệt nó là là nguồn dinh dưỡng khoáng quan trọng cho cây lúa

12.
Lợn ăn xong lợn nằm lợn béo
Lợn ăn xong lợn réo lợn gầy.​

Đây là 2 câu thơ cho thấy kinh nghiệm nuôi lợn của ông cha ta, 2 câu thơ lột tả thực sự cách nuôi heo làm sao để béo tốt.

13.
Mau sao thì nắng ,vắng sao thì mưa​

Câu tục ngữ này là một kinh nghiệm hay và đúng đắn về dự báo thời tiết khi trời đang ở vào lúc mùa hè.

14.
Mặt trời có quầng thì hạn, mặt trăng có tán thì mưa.​

Ông bà ta thường dựa vào Trăng quầng, trăng tán để đự báo thời tiết. Tuy nhiên, hiện tượng tán và quần có thể xảy ra cùng một lúc chứ không phải là không đội trời chung.

15
Mưa chẳng qua ngọ, gió chẳng qua mùi.​

Giờ Ngọ từ 11 giờ đến 13 giờ. Giờ Mùi từ 13 giờ dến 15 giờ. Một kinh nghiệm về thời tiết.

16.
Muốn cho lúa nảy bông to
Cày sâu bừa kĩ phân tro cho nhiều​

Ý muốn nhắn nhủ người trồng lúa cần phải cày sâu và bón phân nhiều và đầy đủ thì cây lúa mới tươi tốt.

17.
Mống đông vồng tây, chẳng mưa dây cũng bão giật​

Cầu vồng, mống cụt xuất hiện là một dự báo thời tiết đáng sợ. Nhân dân đã đúc kết thành kinh nghiệm quý báu lâu đời để phòng tránh, để lo liệu làm ăn:

18.
Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa​

Các biến đổi bất thường về cây cỏ, sâu bọ, chim chóc, loài vật... là những hiện tượng, qua đó nhân dân lao động đã đúc rút được nhiều câu tục ngữ có giá trị thực tiễn to lớn. Dự báo thời tiết của dân gian rất phong phú

19.
Rét tháng ba, bà già chết cóng​

Câu tục ngữ này được truyền lại với quan niệm là tháng 3 âm lịch (thường tương đương với tháng 4 dương lịch), trong lịch sử đã xảy ra những đợt rét vào thời kỳ này.

20.
Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.​

“Ráng” là đám mây phản chiếu ánh mặt trời về buổi sáng hay buổi chiều, thường có màu sắc rất thắm, đẹp và nên thơ. Nhìn ráng mây người ta có thể đoán ra thời tiết theo câu tục ngữ

Trên đây là bài viết về Những câu ca dao, tục ngữ về thiên nhiên và sản xuất, lao động hay nhất, mong rằng qua bài viết này độc giả của vforum sẽ có thêm nhiều kiến thức về ca dao, tục ngữ hay và bổ ích của Việt Nam ta.

Xem thêm: Những câu ca dao, tục ngữ hay về gia đình, tình cảm gia đình
 
  • Chủ đề
    ca dao lao động san xuat thiên nhiên tuc ngu
  • VSupport

    Ngây thơ trong tối
    Thêm danh sách một số câu ca dao tục ngư về nhiều chủ đề khác nhau


    • Ngọt ngào cho lắm cũng là người dưng.
    • Ba tháng biết lẫy, bảy tháng biết bò,
    • Chín tháng lò dò chạy đi.
    • Trẻ lên ba cả nhà học nói.
    • Biết sao được bụng lái buôn mà dò.
    • Đi buôn nói ngay bằng đi cày nói dối.
    • Bà chúa đứt tay bằng ăn mày sổ ruột.
    • Muốn nói oan làm quan mà nói.
    • Quan thấy kiện như kiến thấy mỡ.
    • Lễ vào quan như than vào lò.
    • Quan thời xa, bản nha thời gần.
    • Tuần hà là cha kẻ cướp.
    • Hay làm thì đói, hay nói thì no.
    • Nó lú có chú nó khôn.
    • Đắng cay cũng thể ruột rà,
    • Cốc mò cò xơi.
    • Cá lớn nuốt cá bé.
    • Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng.
    • Tức nước vỡ bờ.
    • Người làm nên của, của không làm nên người.
    • Người sống đống vàng.
    • Thế gian chuộng của, chuộng công
    • Nào ai có chuộng người không bao giờ.
    • Nhiều tiền thì thắm, ít tiền thì phai.
    • Tiền bạc đi trước mực thước đi sau.
    • Nén bạc đâm toạc tờ giấy.
    • Của bụt mất một đền mười.
    • Đồng tiền đi trước là đồng tiền khôn, đồng tiền đi sau là đồng tiền dại.
    • Mạnh về gạo bạo về tiền.
    • Của bền tại người.
    • Nhất tội, nhì nợ.
    • Công nợ trả dần, cháo nóng húp quanh.
    • Làm nghề gì ăn nghề ấy.
    • Ruộng bề bề không bằng nghề trong tay.
    • Nhất sĩ nhì nông, hết gạo chạy rông, nhất nông nhì sĩ.
    • Bầu dục chẳng đến bàn thứ tám, cám nhỏ chẳng đến miệng lợn sề.
    • Thằng mõ có bỏ đám nào.
    • Nhất quỷ, nhì ma, thứ ba học trò.
    • Làm hàng săng, chết bó chiếu.
    • Dò sông, dò bể, dò nguồn
    • Con giun xéo lắm cũng quằn.
    • Được làm vua, thua làm giặc.
    • Nòi nào giống ấy.
    • Cây có cội, nước có nguồn.
    • Giấy rách giữ lề.
    • Cha già con cọc.
    • Con nhà tông chẳng giống lông cũng giống cánh.
    • Giỏ nhà ai, quai nhà ấy.
    • Khôn từ trong trứng khôn ra.
    • Một giọt máu đào hơn ao nước lã.
    • Máu chảy ruột mềm.
    • Khác máu tanh lòng.
    • Một người làm quan cả họ được nhờ.
    • Chim có tổ, người có tông.
    • Chú như cha, già như mẹ *
    • Sảy cha còn chú, sảy mẹ ấp vú dì
    • Giặc bên Ngô không bằng bà cô bên chồng.
    • Cháu bà nội, tội bà ngoại.
    • Dâu dữ mất họ, chó dữ mất láng giềng.
    • Chị em dâu như bầu nước lã.
    • Áo năng may năng mới, người năng nói năng thân.
    • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng.
    • Lời chào cao hơn mâm cỗ.
    • Gần mực thì đen, gần đèn thì rạng.
    • Thua thầy một vạn không bằng thua bạn một ly.
    • Tin bợm mất bò, tin bạn mất vợ nằm co một mình.
    • Bán anh em xa mua láng giềng gần.
    • Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.
    • Cha mẹ sinh con trời sinh tính
    • Ngựa chạy có bầy, chim bay có bạn.
    • Dễ người dễ ta.
    • Sẩy đàn tan nghé.
    • Con sâu bỏ rầu nồi canh.
    • Cả vốn lớn lãi.
    • Bán hàng nói thách, làm khách trả rẻ.
    • Quen mặt đắt hàng.
    • Tiền trao cháo múc.
    • Chớ bán gà ngày gió, chớ bán chó ngày mưa.
    • Nhà gần chợ để nợ cho con.
    • Tiền không chân xa gần đi khắp.
    • Đồng tiền liền khúc ruột.
    • Của thiên trả địa.
    • Của thế gian đãi người thiên hạ.
    • Của một đồng, công một nén.
    • Có tiền mua tiên cũng được.
     
    Top