Trong môn hóa học, chắc hẳn các bạn đều đã quá quen thuộc với một số axit như: HLC, H2SO4, … và những bazơ như: NaOH, Ba(OH)2, … Tuy nhiên, một số bạn hiện nay thường có thói quen học thuộc lòng môn hóa, dẫn đến nhầm lẫn và không hiểu rõ bản chất. Vì vậy, chúng tôi sẽ phân tích rõ hơn cho các bạn những axit, bazơ nói trên thông qua bài viết Những chất không tác dụng với HCL, H2SO4, NaOH
HCL
HCL có tên là axit clohydric (hay axit clohiđric, axit muriatic). Đây là một axit mạnh, được tạo nên do sự hòa tan của khí hidro clorua trong nước. Axit clohiđric là một axit đơn, tức nó có thể phân ly cho ra một ion H+ và ion clo, Cl−.
ở điều kiện thông thường, axit clohidrit là một chất lỏng không màu, trong suốt hoặc vàng nhạt (do lẫn hợp chất), có thể bốc khói, hơi nhớt, nặng hơn nước, khúc xạ ánh sáng nhiều hơn nước. điểm sôi và điểm nóng chảy, mật độ, và pH phụ thuộc vào nồng độ mol của HCl trong dung dịch axit.
HCL không tác dụng được với những chất sau:
- Kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa: Cu. Ag, Au,….
- Muối không tan: các muối có gốc CO3 và PO4 nhưng trừ K2CO3 và Na2CO3,K3PO4 và Na3PO4)....
- Axit: HCL không tác dụng với tất cả các axit
- Phi kim: HCL không tác dụng được với phi kim
- Oxit kim loại: HCL không tác dụng được với oxit kim loại
- Oxit phi kim: HCL không tác dụng được với oxit phi kim
H2SO4
H2SO4 là chất lỏng, không màu, sánh như dầu, không bay hơi. H2SO4 đặc hút nước mạnh và tỏa nhiều nhiệt. Khi tiến hành pha loãng phải cho từ từ axit đặc vào nước mà không làm ngược lại cho nước vào axit vì có thể gây bỏng. H2SO4 có khả năng làm than hóa các hợp chất hữu cơ.
H2SO4 không tác dụng với những chất sau:
- Kim loại đứng sau hidro trong dãy điện hóa
- Axit: H2SO4 không tác dụng với tất cả các axit
- Phi kim: H2SO4 không tác dụng được với phi kim
- Oxit kim loại: H2SO4 không tác dụng được với oxit kim loại
- Oxit phi kim: H2SO4 không tác dụng được với oxit phi kim
· H2SO4 dặc nóng không tác dung với:
- Kim loại: Au, Pt, Al, Fe và Cr.
NaOH
Natri hiđroxit hay hyđroxit natri còn được gọi là xút. Dung dịch này được tạo thành do tác dụng của kim loại kiềm với nước. NaOH có tính nhờn, làm bục vải, giấy và ăn mòn da. Nó được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp như giấy, dệt nhuộm, xà phòng và chất tẩy rửa.
NaOH tinh khiết là chất rắn có màu trắng ở dạng viên, vảy hoặc hạt. chất này phản ứng mãnh liệt với nước và gây ra giải phóng nhiệt lớn.
Những chất không tác dụng với NaOH:
- Các bazo: NaOH không tác dụng với tất cả bazo
- Các oxit bazo: NaOH không tác dụng với tất cả bazo
- Kim loại: hầy hết kim loại không tác dụng với NaOH trừ Al
- Những muối mà san phẩm không có kết tủa hoặc bay hơi
- Kiềm: NaOH không tác dụng với tất cả kim loại kiềm
- Hidroxit của kim loại: Zn(OH)2; FeOH;…
Rất đơn giản và dễ hiểu phải không nào. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã phần nào hiểu rõ hơn và ghi nhớ những đặc điểm của từng loại axit, bazơ nhằm giúp cho các bạn vững vàng kiến thức môn hóa học hơn. Chúng tôi sẽ tiếp tục gửi đến nhiều bài viết bổ ích khác ở những lần sau. Chúc các bạn thành công!
- Chủ đề
- hóa học