Những công cụ sao lưu trực tuyến Online Backup hấp dẫn đáng để dùng thử

Một ngày nọ, mọi thứ sẽ trở nên thật sự tồi tệ nếu như thiết bị đang xài bấy lâu nay bị đánh cắp chỉ vì chút bất cẩn, hay bị rơi vỡ, hoặc đơn giản hơn là ổ cứng bị shock, và khi đó mọi thứ bạn lưu trữ trên đó sẽ biến mất, đương nhiên là chẳng ai muốn trường hợp đó xảy ra nhưng liệu ai có thể biết trước được những tình huống đó sẽ đến lúc nào. Cũng chính vì những vấn đề đó mà nhu cầu về việc sao lưu và phục hồi dữ liệu là thứ được nhiều người quan tâm đến như một công cụ bảo vệ an toàn cho phần lớn những tập tin liên quan đến công việc của mỗi người. Trong đó, dịch vụ sao lưu trực tuyến là được nhiều người chọn nhất bởi giá thành có phần rẻ hơn cũng như tiện lợi hơn khi mà kết nối Internet ngày càng phổ biến trong giai đoạn hiện nay.

Sự khác biệt giữa sao lưu trực tuyến và lưu trữ trực tuyến

Nhìn chung, công cụ sao lưu trực tuyến (Online Backup) và lưu trữ trực tuyến (Online Storage) đều là nơi người dùng sử dụng để lưu trữ dữ liệu cá nhân của mình lên trên các dịch vụ được cung cấp trên hệ thống Internet. Dù vậy, giữa chúng vẫn có những sự khác biệt cơ bản, khi mà Online Backup có khả năng tự động lưu trữ tất cả các tập tin cũng như thư mục có mặt trên hệ thống máy tính lên máy chủ của nó, thì những dịch vụ Online Storage như Dropbox hay Box chỉ lưu trữ những tập tin do người dùng chỉ định hay chọn lựa.

Bên cạnh đó, với việc chỉ định các dữ liệu cần lưu trữ thì dịch vụ Online Storage thường có dung lượng khá hạn chế, trong khi các giải pháp Online Backup thường hướng đến sự không giới hạn dung lượng khi mà vốn các thiết bị mà chúng ta đang sử dụng đây cơ bản cũng đã lên đến vài trăm gigabytes, chưa kể những hệ thống lên đến hàng terabytes, cộng thêm các bộ nhớ lưu trữ gắn bên ngoài càng làm cho con số này lớn hơn rất nhiều lần

Chất lượng của dịch vụ sao lưu dữ liệu trực tuyến phụ thuộc vào đâu?

Hiện nay, số lượng của các dịch vụ liên quan đến mảng Online Backup là không hề ít, nhưng chất lượng của nó cũng có sự phân hóa rõ rệt khi không ít trong số đó thật sự tốt và ngược lại. Tuy nhiên, thì căn cứ vào đâu để có thể đánh giá điều đó một cách chính xác nhất? Đó là những yếu tố về khả năng phục hồi dữ liệu có dễ dàng hay không, tỉ lệ chi phí bạn phải chi ra để sở hữu dịch vụ từ nhà cung cấp, cũng như là việc chiếm dụng tài nguyên hệ thống đối với các ứng dụng sao lưu mà bạn cài đặt lên thiết bị nó như thế nào, có quá lớn hay khiến thiết bị trở nên chậm đi một cách trông thấy hay không?

Bên cạnh đó, các yếu tố về tốc độ truyền dữ liệu thật sự của từng dịch vụ, giao diện người dùng, sự dễ dàng và đơn giản trong việc cài đặt và các tính năng bổ sung khác đang là điều được người dùng quan tâm đến hơn trong thời điểm hiện nay

Tuy nhiên, có vẻ như tốc độ truyền tải dữ liệu lên hệ thống là điều không đáng để quan tâm lắm ở đây vì nhiều lí do. Thứ nhất, đó là việc mà hàng tá dung lượng được đẩy lên máy chủ của dịch vụ cơ bản cũng đã tốn vài ngày đến thậm chí là vài tuần tùy thuộc vào bao nhiêu tập tin bạn lưu trong đó, bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bạn cũng sẽ có sự bổ sung và được tải lên thường xuyên với dung lượng không quá lớn như chúng ta vẫn thường nghĩ.

Vậy đâu là những cái tên đảm bảo các yếu tố trên một cách tốt nhất?

CrashPlan – Dịch vụ Online Backup tốt nhất trên nhiều phương diện

Khả năng phục hồi dữ liệu: nhanh và dễ dàng, kể cả khi sử dụng ứng dụng hay giao diện nền web
Tài nguyên hệ thống cần sử dụng: ít
Chi phí sử dụng: tuyệt vời với dung lượng không giới hạn với $6 mỗi tháng

CrashPlan là cái tên trong mảng Online Backup nhận được nhiều sự bình chọn nhất từ phía người dùng cũng như giới công nghệ trong năm 2015. Bên cạnh việc mang đến một dung lượng ở mức không giới hạn về dịch vụ với $6 mỗi tháng, hay $60 cho gói hàng năm, mà nhà cung cấp dịch vụ của CrashPlan còn mang đến cho những người dùng của họ gói Family Plan hấp dẫn cho 10 thiết bị với chi phí bỏ ra khoảng $12.50 mỗi tháng, và phải nói là rẻ hơn rất nhiều nếu như bạn phải bỏ ra số tiền bản quyền sản phẩm cho từng thiết bị riêng lẻ, và đây phải nói là một gói dịch vụ khá hời cho những người dùng của nó.

1-crashplan.jpg


Ngoài việc mang đến một gói dịch vụ hấp dẫn, CrashPlan còn đa dạng trong việc hỗ trợ người dùng trả tiền bản quyền sản phẩm khi chúng ta có khá nhiều sự lựa chọn từ việc trả chi phí cho mỗi tháng sử dụng, hay sử dụng với gói cước theo năm, hay thậm chí là 2 đến 3 năm nếu như bạn có nhu cầu sử dụng nó một cách lâu dài và thường xuyên. Dĩ nhiên là với các gói dài hạn thì bạn sẽ nhận được những lời đề nghị tốt hơn nhưng bù lại việc bỏ nó giữa chừng cũng sẽ khiến bạn cảm thấy khá tiếc, và việc cân nhắc nó là một vấn đề cần được thực hiện một cách kĩ càng

Sau khi đã đăng kí sử dụng CrashPlan một cách thành công, ngay lập tức, nhà sản xuất sẽ yêu cầu bạn tải về và cài đặt ứng dụng riêng của phần mềm trên nền tảng hệ điều hành tương ứng, cũng như lựa chọn các thư mục người dùng nhận được sự cập nhật về dữ liệu một cách liên tục ngay từ ban đầu để tiện cho việc sử dụng sau này. Dĩ nhiên thì các lựa chọn này không hề cứng nhắc khi chúng ta có thể bổ sung thêm khá nhiều những thư mục khác nếu có nhu cầu.

Tất nhiên là với việc tinh chỉnh cài đặt ban đầu kết thúc, ngay lập tức thì việc tải các tập tin trong thư mục bạn mong muốn ngay lập tức được thực hiện với tốc độ khá cao. Cụ thể, trong điều kiện mạng ở mức trung bình 2.9Mbps cho nhiều dịch vụ khác trong mảng này thì CrashPlan có thể nâng con số này lên đến mức 3.5Mbps với độ ổn định đường truyền phải nói là khá tốt. Đồng thời, tốc độ khôi phục dữ liệu cũng ở mức 4.3Mbps, cao hơn mức trung bình là 4.2Mbps

Về ứng dụng, CrashPlan cũng có sự quản lý tài nguyên khá tốt khi nó chiếm rất ít RAM cũng như CPU của hệ thống để hoạt động ngầm. Tuy nhiên, trong tiến trình khôi phục dữ liệu từ máy chủ truyền về, thì đôi khi, việc CrashPlan chiếm 6-7% tài nguyên hệ thống là điều không khó để xảy ra, và trong trường hợp này thì có vẻ như CrashPlan vẫn chưa thật sự hiệu quả hơn so với nhiều những cái tên khác trên thị trường, nhưng dù sao thì con số 6-7% này vẫn không quá ảnh hưởng đến hiệu năng cũng như trải nghiệm của thiết bị khi bạn vẫn có thể sử dụng nó để làm việc hay giải trí như bình thường

Với việc dung lượng quá lớn trên 300GB, đây sẽ là một con số khiến bạn phải cảm thấy đau đầu nếu như muốn khôi phục một cách đầy đủ trong thời gian ngắn, nhất là khi mà tốc độ mạng không thật sự tốt. Tuy nhiên, thay vì phải cắm máy hàng giờ, thậm chí là vài ngày, thì nhà phát triển của CrashPlan mang đến một đề nghị vô cùng hấp dẫn với tính năng Restore to Door. Ở đó, mọi dữ liệu bạn đẩy lên hệ thống sẽ được lưu trữ ra một ổ cứng ngoài một cách đầy đủ với dung lượng có thể lên đến 3.5TB và được vận chuyển tận tay tới địa chỉ của người dùng. Dĩ nhiên thì để sở hữu nó, bạn cũng cần phải bỏ ra không ít, và có thể lên đến $300 nhưng lại tiết kiệm không ít thời gian cho việc tương tác hay phải chờ đợi một cách mòn mỏi, chưa kể đôi khi mất kết nối khiến quá trình gây lỗi một vài tập tin không mong muốn

Điểm mạnh trong việc sử dụng CrashPlan chính là việc cho phép người dùng lưu trữ các tập tin của mình lên máy chủ mỗi phút, thay vì phải đợi hàng ngày hay hàng tuần. Mặc định, CrashPlan sẽ kiểm tra mỗi 15 phút, nhưng bạn có thể giảm con số này xuống mỗi phút. Điều này sẽ có lợi với nhiều người thường xuyên làm việc với nhiều tập tin với cường độ cao mà vẫn đảm bảo được độ an toàn một cách tuyệt đối, hơn hẳn nhiều dịch vụ khác chỉ theo chu kì ít nhất mỗi tuần khiến các dữ liệu bạn đôi khi bị mất nếu như chưa đến thời điểm mà các dịch vụ Online Backup đó thực hiện việc sao lưu.

Không những mang đến một hệ thống lưu trữ tập tin trên thiết bị, mà CrashPlan còn giúp những người dùng của họ bảo mật nó một cách tốt nhất khỏi những kẻ xấu trên Internet thông qua việc mã hóa với chế độ 448-bit Blowfish cao cấp và mạnh mẽ

Bên cạnh ứng dụng dành riêng cho máy tính, CrashPlan còn đưa ra ứng dụng cho các thiết bị di động ở cả nền tảng iOS, Android lẫn Windows Phone để người dùng có thể truy cập một cách nhanh chóng vào các tập tin để thực hiện việc quản lý và kiểm tra, cũng như tải chúng xuống và sử dụng hoàn toàn dễ dàng mà không yêu cầu quá nhiều. Ngoài ra, CrashPlan còn mang đến hệ thống bảo vệ những tập tin kể cả khi bạn đã xóa chúng trên thiết bị gốc như tạo một bản sao đề phòng việc mất mát khi sơ ý hay bị virus phá hoại

Nhìn chung thì CrashPlan mang đến những gì người dùng mong muốn ở một dịch vụ Online Backup: giá thành phải chăng, dễ dàng cài đặt và không quá khó khăn trong việc sao lưu cũng như phục hồi dữ liệu, các tập tin được sao lưu một cách thường xuyên, và đảm bảo độ an toàn nếu như phải xóa nhầm hay bị mất đi do sự phá hoại của một số nguyên nhân, đảm bảo độ an toàn cho các thông tin của người dùng ở mức độ phải nói là cao nhất

Backblaze – Kẻ cạnh tranh mạnh mẽ với CrashPlan

Khả năng phục hồi dữ liệu: nhanh và dễ dàng, kể cả khi sử dụng ứng dụng hay giao diện nền web
Tài nguyên hệ thống cần sử dụng: không đáng kể
Chi phí sử dụng: tuyệt vời với dung lượng không giới hạn với $5 mỗi tháng

So với CrashPlan, thì Backblaze là cái tên mạnh mẽ tiếp theo trong mảng Online Backup được giới thiệu trong bài viết này với kích thước nhỏ gọn và đơn giản nhưng lại mang đến một cách đầy đủ những tính năng người dùng mong muốn. Bên cạnh đó, Backblaze cũng đề nghị một lựa chọn với mức giá có phần rẻ hơn khi chỉ tiêu tốn người dùng của mình khoảng $5 mỗi tháng hoặc $50 mỗi năm để sử dụng nhưng vẫn mang đến sự không giới hạn trong dung lượng lưu trữ kể cả trên PC lẫn Mac

2-backblaze.jpg


Nhìn chung, về tốc độ tải dữ liệu lên hệ thống máy chủ của Backblaze có phần chậm hơn so với nhiều dịch vụ khác trong mảng này khi chỉ đạt khoảng 0.7Mbps và đôi khi được tăng lên đến 4.1Mbps nhưng nó không được thể hiện một cách trực tiếp. Có phần không ổn định nhưng dù sao thì con số trung bình 2.9Mbps của nó cũng đủ khiến cho đại đa số người dùng cảm thấy hài lòng

Khác với việc tải lên, thì tốc độ phục hồi dữ liệu người dùng lưu trữ từ hệ thống máy chủ của nó có phần nhỉnh hơn khi dường như mọi công việc sẽ thực hiện ngay lập tức ngay sau khi người dùng yêu cầu với tốc độ khoảng 4Mbps, khá tốt nếu so với con số trung bình 4.2Mbps. Bên cạnh đó, thì người dùng cũng sẽ nhận được thông báo một cách trực tiếp thông qua email đăng kí tài khoản từ ban đầu ngay sau khi việc tải về được thực hiện hoàn tất mà không cần phải ngồi chờ hay thường xuyên kiểm tra.

Đối với những trường hợp yêu cầu khôi phục một dữ liệu quá lớn từ máy chủ của Backblaze, thì nhà phát triển của nó cũng mang đến cho những người dùng khá nhiều sự lựa chọn tùy thuộc vào dung lượng cần lưu trữ. Cụ thể, với khoảng $99 bỏ ra, người dùng sẽ nhận được một USB lưu trữ toàn bộ cơ sở dữ liệu của họ với dung lượng tối đa lên đến 128GB, hoặc $189 cho một ổ cứng ngoài lên đến 4TB. Khác với CrashPlan, Backblaze cho phép người dùng giữ nguyên thiết bị đó ngay cả khi việc khôi phục được hoàn tất, khiến cho chi phí thật sự sau khi trừ giá thành thiết bị trở nên rẻ hơn rất nhiều

Việc mã hóa dữ liệu là điều mà các dịch vụ trực tuyến như Online Backup quan tâm đến để bảo vệ người dùng, và Backblaze cũng thế. Tuy nhiên, khác với cơ chế 448-bit của CrashPlan, thì Backblaze sử dụng mã hóa 128-bit AES cho cơ sở dữ liệu của mình cùng đường truyền kết nối SSL có tính bảo mật cao. Dĩ nhiên, ngoài việc được mã hóa sẵn thì người dùng còn có thể đặt mật khẩu thêm cho các tập tn của họ như một lớp bảo mật thêm an toàn hơn cho mình

Cũng giống nư CrashPlan, Backblaze cũng mang đến hệ thống hỗ trợ việc sao lưu và cập nhật một cách liên tục, đồng nghĩa với hệ thống sẽ kiểm tra thiết bị của bạn ít nhất mỗi giờ để tìm xem có tập tin nào mới được lưu lại hay không và chuyển nó lên máy chủ một cách nhanh chóng nhất để bảo đảm độ an toàn cho dữ liệu của bạn khỏi bất kì một bất trắc nào xảy ra trong quá trình sử dụng của người dùng. Bên cạnh đó, việc cập nhật này chiếm rất ít tài nguyên hệ thống đến mức bạn không hề nhận thấy sự hoạt động của Backblaze, và điều này đã được kiểm chứng trên Activity Monitor của Mac OS hay Task Manager của Windows

Ngoài việc hỗ trợ nền tảng Windows và Mac thì Backblaze còn hoạt động tốt trên các thiết bị di động sử dụng iOS hay Android để người dùng có thể quản lý chúng một cách dễ dàng. Nhược điểm của ứng dụng di động này là khả năng hỗ trợ việc tải về các tập tin với dung lượng không quá 30 megabytes, chính vì vậy mà chúng ta cần đến một thiết bị máy tính thực thụ nếu muốn làm việc với các tập tin khác có dung lượng lớn hơn.

Bên cạnh các tính năng trên, Backblaze cũng hỗ trợ việc lưu trữ bản sao của các tập tin đã xóa khỏi thiết bị trong thời gian 30 ngày nhằm đề phòng việc nó bị biến mất khỏi thiết bị một cách không rõ lí do để người dùng có thể khôi phục nó từ hệ thống máy chủ khi cần thiết. So với con số không giới hạn từ CrashPlan thì thời gian mà Backblaze đề nghị cũng tương đối đủ để người dùng nhận thấy những sự thay đổi và chỉnh sửa nó khi cần thiết.

Nhìn chung thì Backblaze là một phần mềm khá nhẹ và đơn giản trong mảng sao lưu trực tuyến với mức giá phải nói là hấp dẫn nhưng mang đến những tính năng hoàn toàn tốt đến chất lượng để người dùng không cảm thấy phàn nàn hay tiếc nuối với số tiền mình đã bỏ ra để sở hữu dịch vụ do nó cung cấp.

iDrive

Khả năng phục hồi dữ liệu: nhanh và dễ dàng, kể cả khi sử dụng ứng dụng hay giao diện nền web
Tài nguyên hệ thống cần sử dụng: không đáng kể
Chi phí sử dụng: hơi đắt hơn so với mức trung bình

Trong khi nhiều dịch vụ sao lưu dữ liệu hiện nay mang đến một giải pháp trả phí và sử dụng nó một cách không giới hạn, thì iDrive là một trong số ít những cái tên vẫn sử dụng phương pháp tính phí theo dung lượng sử dụng, hay đơn giản là mua từng gói dung lượng riêng biệt. Cũng giống như Dropbox, mặc định, iDrive sẽ mang đến cho những người dùng của mình 5GB dung lượng miễn phí để trải nghiệm trước khi quyết định có nên mua gói 1TB với mức giá $45 mỗi năm hay là không

3-idrive.png


Với mức giá này, iDrive được đánh giá đắt hơn so với mức trung bình khi phải so với việc bỏ ra thêm $5 nữa để sở hữu một Backblaze đã được giới thiệu ở trên mặc dù nhìn chung thì 1TB vẫn khá dư giả nếu chúng ta muốn sao lưu lại những tài liệu cần thiết trên thiết bị. Đương nhiên đi kèm với con số này chính là việc iDrive hỗ trợ việc sao lưu trên số lượng không thiết bị không giới hạn từ PC, Mac đến ổ cứng ngoài và thậm chí là smartphone miễn là chúng ta đăng nhập tài khoản người dùng vào đó.

Cũng giống như CrashPlan, iDrive có thể lưu lại những tập tin dù bạn đã xóa nó khỏi thiết bị của mình một cách không giới hạn. Tuy nhiên thì điều đó trông có ý nghĩa hơn với một dung lượng mang đến như CrashPlan, còn với gói 1TB thì điều này sẽ gây ra một chút phiền hà nếu như chính bản thân mỗi người dùng mong muốn việc xóa bớt sẽ chừa chỗ cho các dữ liệu tiếp theo. Nhưng dù sao đi chăng nữa thì đây vẫn là một giải pháp tốt để tránh việc mất mát dữ liệu không hề được biết trước.

Về tốc độ truyền tải dữ liệu, iDrive là một trong những cái tên được đánh giá khá cao khi việc tải lên có thể đạt được lên đến 4Mbps ở tốc độ đỉnh điểm, và trung bình khoảng 2.9Mbps, cao hơn rất nhiều con số 1.5Mbps mà phần mềm thể hiện. Bên cạnh đó, việc phục hồi dữ liệu cũng mạnh mẽ không kém với 7Mbps cao nhất và 4.5Mbps, vượt trội hoàn toàn con số 4.2Mbps ở mức trung bình mà nhiều dịch vụ khác trong mảng này đạt được.

Những vấn đề liên quan đến bảo mật cũng không hề bị nhà phát triển của iDrive bỏ qua khi họ tích hợp một cách hoàn hảo cơ chế 256-bit AES cho chính dịch vụ của mình. Mặc dù có phần thua kém với 448-bit Blowfish của CrashPlan nhưng về cơ bản thì iDrive vẫn đảm bảo độ an toàn của dữ liệu một cách tương đối tốt trước những đợt tấn công liên quan đến an ninh mạng đang gây ra nhiều vấn đề đau đầu với nhiều dịch vụ sử dụng gắn liền với Internet.

Ngoài việc hoạt động trên máy tính, iDrive còn có khả năng tương tác tốt trên Android, iOS và cả Windows Phone. Không những dừng lại ở việc cho phép người dùng tải về và chia sẻ các tập tin đã sao lưu trước đó, mà iDrive còn hỗ trợ việc bảo vệ dữ liệu cho chính các thiết bị này thông qua chính tài khoản iDrive của người dùng, từ hình ảnh, lịch, thậm chí là cả các số liên lạc cũng được bảo đảm một cách tuyệt đối nhờ dịch vụ mà nó cung cấp.

Nhìn chung, iDrive là một trong số những tính năng phải nói là tương đối dễ dàng để sử dụng và hỗ trợ một cách tuyệt vời ở đa nền tảng, tuy nhiên, nó vẫn thiếu đi khả năng sao lưu không giới hạn vốn là mục tiêu đang được nhiều nhà cung cấp dịch vụ trong mảng này hướng đến để thu hút những người dùng của mình mặc dù con số 1TB cũng không ít ỏi gì với những người dùng thông thường.

Acronis True Image

Khả năng phục hồi dữ liệu: nhanh và dễ dàng, kể cả khi sử dụng ứng dụng hay giao diện nền web
Tài nguyên hệ thống cần sử dụng: không đáng kể
Chi phí sử dụng: khá đắt khi người dùng phải bỏ ra $100 mỗi năm cho dung lượng không giới hạn, tương đương khoản $8.33 mỗi tháng

Acronis True Image là một cái tên khác trong bài kiểm tra chất lượng dịch vụ sao lưu trực tuyến của chúng ta ngày hôm nay, và nó cũng là một trong những cái tên khá hấp dẫn khi bên cạnh việc sao lưu những tập tin, thư mục người dùng chỉ định ban đầu, thì cái tên đến từ Acronis còn có thể tương tác tốt với chính các tập tin hệ thống như các ứng dụng, tài khoản người dùng, các cấu hình của nó đều được lưu trữ một cách đầy đủ trên chính hệ thống do hãng cung cấp.

4-acronis-true-image.jpg


Không giống như nhiều dịch vụ khác trong mảng này, Acronis True Image mang đến hai phương thức sao lưu khác nhau trên cùng một tính năng. Khi một bên, với ứng dụng và không đi kèm với bất kì một cơ chế sao lưu trên hệ thống Cloud nào của hãng, thì người dùng phải trả $50 cho mọi dữ liệu trên thiết bị của mình, bao gồm có thể có thêm cả ổ cứng gắn ngoài. Bên cạnh đó, nếu muốn sử dụng thêm tính năng Cloud, thì con số này sẽ lên đến $100 mỗi năm với dung lượng không hạn chế nhưng bù lại, chúng ta sẽ nhận được thêm sự hỗ trợ dành cho cả các thiết bị di động đến từ nền tảng iOS hay Android.

Việc sao lưu dữ liệu trên Acronis True Image cũng phải nói là có phần đơn giản khi người dùng không cần phải thao tác quá nhiều khi chỉ cần lựa chọn ổ cứng mong muốn và mọi thứ đều được phần mềm từ Acronis đảm nhiệm sau đó với một tốc độ khá cao khi đạt được 5Mbps tốc độ tải lên, và khoảng 4.5Mbps cho việc tải xuống, lớn hơn con số 2.9Mbps và 4.2Mbps so với nhiều những dịch vụ khác trong mảng này.

Bên cạnh việc sao lưu dữ liệu thì Acronis True Image cũng bảo vệ các dữ liệu đã xóa khỏi thiết bị không giới hạn, nhưng nó không hề gò bó quá nhiều ở tính năng này khi người dùng có thể tùy chọn việc giảm thời gian xuống còn 30 ngày nếu như cảm thấy không cần thiết để tiết kiệm dung lượng cho những tập tin sau đó của mình.

Dù vậy thì Acronis True Image lại không hỗ trợ việc sao lưu một cách liên tục mà thay vào đó, chỉ có thể hạn định thời gian quét và tải dữ liệu lên hệ thống của nó mỗi ngày, hoặc mỗi tuần và thậm chí mỗi tháng tùy thuộc vào yêu cầu cụ thể của từng người dùng sao cho hợp lí. Bên cạnh đó, điểm mạnh của Acronis True Image nằm ở khả năng bảo mật dữ liệu với cơ chế mã hóa 256-bit AES, nhưng mặc định, nó không hề được kích hoạt và yêu cầu người dùng phải bật nó trước khi bắt đầu truyền tải dữ liệu lần đầu sau khi cài đặt ứng dụng vào thiết bị của mình

Carbonite

Khả năng phục hồi dữ liệu: nhanh và dễ dàng, kể cả khi sử dụng ứng dụng hay giao diện nền web
Tài nguyên hệ thống cần sử dụng: không đáng kể
Chi phí sử dụng: tương đối là đắt khi khởi điểm đã lên đến $60 mỗi năm sử dụng dịch vụ

Không chỉ đơn thuần là một, mà Carbonite mang đến cho những người dùng của mình đến 3 gói dịch vụ cho những người sử dụng của mình, với thấp nhất là Basic khoảng $60 cho mỗi năm sử dụng, kế đến là Plus với $99 và cuối cùng, cao cấp nhất với Premium khoảng $149. Mặc dù mang đến cho những người dùng của mình khá nhiều sự lựa chọn, nhưng chỉ duy nhất gói Basic trong các gói kể trên hỗ trợ người dùng Mac, nhưng bù lại nó không hỗ trợ thêm bất kì một thiết bị ổ cứng gắn ngoài nào lẫn việc sao lưu video một cách tự động

5-carbonite.png


Tất cả các dữ liệu người dùng được sao lưu trên hệ thống Carbonite đều được mã hóa theo cơ chế bảo mật 128-bit Blowfish, ngang hàng với Backblaze đã được giới thiệu ở trên. Tuy nhiên thì người dùng không thể nào bổ sung thêm mật khẩu cá nhân cho các tập tin của mình như các ứng dụng kể trên để tạo ra thêm một lớp bảo mật thứ hai được. Nhưng nhìn chung thì cơ chế 128-bit cũng đã đủ để người dùng cảm thấy an toàn với phần lớn những gì ngươi dùng lưu trên đó, nhưng sẽ tuyệt vời hơn nếu nó được nâng cấp lên 256-bit hoặc cao hơn trong thời gian sắp tới.

So với nhiều dịch vụ sao lưu dữ liệu khác thì tốc độ thực tế của Carbonite có phần chậm hơn khi chỉ đạt 1.5Mbps, ít hơn mức trung bình 2.9Mbps đo được. Tốc độ phục hồi dữ liệu cũng không mấy khả quan hơn khi cũng chỉ xoay quanh mức 1Mbps, chỉ bằng 25% so với 4.2Mbps trung bình. Bên cạnh tốc độ không mấy hấp dẫn đó thì Carbonite cũng không hề có bất kì một thanh thể hiện tiến trình nào để thông báo cho người dùng biết, khiến họ có phần khó khăn để quản lý

Tuy nhiên thì có vẻ ứng dụng trên các nền tảng di động iOS và Android có phần khả quan hơn đôi chút khi người dùng Carbonite có thể truy cập một cách dễ dàng vào các dữ liệu do chính họ đang lưu trữ, và điều này được thể hiện bằng việc ngay lập tức chúng ta sẽ nhận được một tập tin PDF hay Word có trên máy tính ngay trên di động một cách nhanh chóng. Thế nhưng với các đoạn video có dung lượng lớn thì có phần khó khăn hơn khi chỉ hỗ trợ việc xem trước chứ không hề cho chia sẻ.

Cũng giống như nhiều dịch vụ khác thì Carbonite cũng tích hợp hệ thống lưu trữ cho cả những tập tin vừa mới xóa khỏi thiết bị gốc bằng việc tiếp tục lưu trữ bản sao của nó tương tự như Backblaze, và các tập tin này sẽ bị xóa khỏi hệ thống sau 30 ngày, một thời điểm thích hợp để người dùng có thể quản lý chúng một cách thuận tiện và tránh việc sai sót do bỏ quên nó.

Theo Tom’s Guide
 

Thống kê

Chủ đề
102,174
Bài viết
469,768
Thành viên
340,384
Thành viên mới nhất
Nguyễn Gia Phu
Top