Những điều bí ẩn mà không phải ai cũng biết về Android

0-bi-an.jpg


Android, không đơn giản là một hệ điều hành mã nguồn mở để cho ai cũng có thể sử dụng được, mà ẩn sâu bên trong nó khá nhiều những bí mật, những thủ thuật mà không phải ai cũng biết, và cũng không thể liệt kê hết trong 1 ngày hay 2 ngày được. Có rất nhiều những bài viết được dành riêng để nói về những bí mật trong quá trình phát triển của Android và nó khiến cho ai cũng cảm thấy hệ điều hành này không còn bất cứ sự bí ẩn nào ẩn giấu trong đó, tuy nhiên thì có thể bạn sẽ cảm thấy ngạc nhiên khi Android vẫn còn nhiều để cho chúng ta khám phá nữa.

Android 3.0 không dành cho smartphone

1-android3.0.jpg

Android là một hệ điều hành vốn được phát triển dành riêng cho di động, sau đó mở rộng ra các thiết bị như tablet, đồng hồ thông minh, và mới đây nhất là dành cho cả TV và thậm chí là cả trong những chiếc xe hơi mà chúng ta vẫn thường hay sử dụng trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên thì một cuộc biến động vô cùng đặc biệt đã diễn ra trong nền tảng Android khi chắc ai cũng còn nhớ năm 2010 chính là thời điểm mà iPad của Apple ra đời, và dĩ nhiên khi đã là đối thủ cạnh tranh lớn nhất thì Google cũng phải làm điều gì đó tương tự để có thể không phải chịu thua trên thị trường.

Với việc tung ra Android 3.0 Honeycomb, Google đã tạo ra một mảnh đất vô cùng màu mỡ và chuyên nghiệp cho các thiết bị có màn hình kích thước lớn hơn rất nhiều so với những chiếc smartphone đúng nghĩa nhỏ gọn hồi đó. Tuy nhiên thì có một vấn đề đặt ra chính là sự không tương thích với các màn hình cỡ nhỏ khi chưa có các hàm thuật toán hỗ trợ như bây giờ, và tất cả đã dẫn đến kết cục là Android 3.0 không hỗ trợ cho smartphone, đi ngược hoàn toàn với mục tiêu ban đầu của nền tảng này đề ra.

Mặc dù nhanh chóng nhận được sự đón nhận của người dùng nhưng sau đó Android 3.0 cũng nhận được nhiều sự chỉ trích khi không có gì nổi bật về tính năng, chưa kể với việc không hỗ trợ smartphone khiến cho biết bao nhiêu thiết bị sử dụng Android hồi đó cứ mãi dậm chân tại chỗ với Android 2.3 Gingerbread trong một thời gian dài trước khi Android 4.0 Ice Cream Sandwich xuất hiện.

Android 1.0 không đặt tên theo đúng quy luật

2-android-1.0.jpg

Nhắc đến Android, chúng ta sẽ nhắc đến một dãy các loại bánh vô cùng ngọt ngào, từ Gingerbread, Honeycomb, đến KitKat, Marshmallow.. Tuy nhiên thì trong lịch sử phát triển của mình, phiên bản Android 1.0 lại không được đặt tên theo quy luật như vậy khi tên của phiên bản đó là “Alpha” hay còn gọi bằng cái tên khác là “Astro Boy”, dựa theo tên một nhân vật hoạt hình. Đến phiên bản Android 1.1, mọi chuyện dường như có vẻ đúng quy luật hiện nay hơn chút khi lấy tên của một loại bánh ở đất nước Pháp thơ mộng – Petite Four, nhưng nếu bạn để ý thì cái chữ “P” mở đầu hơi bị lạc lõng. Mãi đến khi mà phiên bản thứ 3 là Android 1.5 Cupcake chính thức xuất hiện thì mọi thứ mới bắt đầu đi đúng quy luật như những gì chúng ta vẫn thường thấy hiện nay.

Android đã cứu mạng nhiều người

Đương nhiên là ở đây không phải bản thân của hệ điều hành Android mà chúng ta đang nhắc đến chính các thiết bị sử dụng nó làm hệ điều hành chính thức. Có rất nhiều vụ cứu mạng con người khỏi cái chết bằng việc những thiết bị như vậy chặn các đường đạn bắn thẳng đi vào các vị trí trọng yếu, như điều mà Motorola Droid Turbo 2 làm cách đây không lâu, mặc dù không thể biết chính xác do người đó quá hên, hay do kẻ bắn súng quá xui để rồi một thiết bị di động chỉ cần ném mạnh tay đã có thể vỡ tan nhưng cuối cùng lại được mệnh danh như một người anh hùng thực sự.

Android mang ý nghĩa là chú robot

4-robot-android.jpg


Thực ra thì gọi là một chú robot thì đúng hơn. Trong từ điển dịch nghĩa của tiếng Anh, Android được định nghĩa như một chú robot có hình dạng con người với cái đầu, hai tay, hai chân như biểu tượng Android bạn đang thấy hiện nay. Dĩ nhiên là nguyên nhân của điều này là tiền tố andr- chỉ về những thứ liên quan đến đàn ông, và kết hợp nguyên cả từ thì chúng ta sẽ được ý nghĩa như trên. Và đó cũng là lí do để Google đưa ra biểu tượng chính thức cho Android, cũng giống như Apple đưa ra hình quả táo cho mình vậy, dù đến nay chẳng ai hiểu sao nó bị khuyết nữa.

Android vốn ban đầu không hướng đến sử dụng cho điện thoại

Nghe thì có vẻ như bất ngờ nhưng nó lại là sự thật mà hiếm ai biết về Android, nếu như Andy Rubin, người sáng tạo ra nền tảng Android không nói về nó trong buổi phỏng vấn vào Tokyo vào năm 2013 vừa qua. Theo Andy Rubin, Android ban đầu hướng đến việc nghiên cứu và phát triển dành riêng cho những chiếc máy camera kĩ thuật số. Andy Rubin cùng nhóm của ông nghĩ rằng Android sẽ được sử dụng như là công cụ quản lý cho việc kết nối giữa những chiếc máy ảnh như vậy đến các máy tính PC phục vụ cho việc truyền nhận dữ liệu, đồng thời hỗ trợ người dùng đăng tải lên các công cụ lưu trữ đám mây, mà điển hình là Android Datacenter cũng do nhóm của ông phát triển

Tuy nhiên, thì sau đó, thị trường máy ảnh kĩ thuật số có tốc độ phát triển quá chậm so với những gì dự kiến, điều đó dẫn đến việc tiếp tục phát triển Android cho nó sẽ không có những hiệu quả nào quá lớn để có thể nhận thấy được, và từ đó, nhóm phát triển hệ điều hành này quyết định chuyển hướng nó sang một thị trường tiềm năng hơn là smartphone như những gì chúng ta vẫn thấy đến ngày hôm nay.

Android vốn ngay từ đầu đã được định sẵn là miễn phí cho người dùng, một mặt là để đưa nó đến với nhiều thiết bị nhất có thể, và mặt khác là họ không biết được nên để mức giá nào cho hợp lí khi nó có khá nhiều sự bất cập và nó có thể là nguy cơ kìm hãm sự phát triển của cả một nền tảng, cho dù họ vẫn có thể thu về cho mình một số lượng lợi nhuận cũng không nhỏ cho lắm.

Những người dùng Android nợ Steve Jobs một lời cảm ơn

6-steve-jobs.png

Thật bất ngờ nhưng sự thực là vậy. Android có vẻ ra đời không hợp thời cho lắm khi vào thời điểm những năm 2005 đến 2007, có rất nhiều những nền tảng có mặt trên thị trường di động và được nhiều người sử dụng tin dùng, từ Symbian của Nokia, rồi Bada của Samsung, BlackBerry OS của BlackBerry, và lớn nhất là Windows CE của Microsoft, thậm chí những nền tảng đó phổ biến đến mức mà họ chả thèm quan tâm Android là cái gì, liệu nó có thể đủ sức thay thế những cái tên trên không, hay chỉ là một chút hi vọng nào đó lóe lên rồi vụt tắt

Tuy nhiên thì khi Steve Jobs lần đầu tiên tung ra iPhone cùng iOS phiên bản đầu tiên, mọi thứ đã dần thay đổi khi nó có quá nhiều sự mới mẻ, và Android cũng có những bước chuyển mình cơ bản theo đó để rồi nhận được những sự tín nhiệm của Sony hay Samsung và có sự phát triển đến ngày hôm nay, chứ không thì không biết giờ đây nhắc đến Android có ai biết hay không nữa.

Đã có thời điểm Android vượt mặt iOS

7-ios.png

Có nhiều người nghĩ Apple là người đặt nền móng cho cuộc cách mạng thực sự ở mảng smartphone, tuy nhiên thì ít ai biết rằng, vào năm 2007, Android mới là cái tên làm điều đó tốt hơn rất nhiều. Thời điểm đó, iOS quá đơn giản đến mức mà nó chỉ các tác vụ đơn giản không thua kém gì một chiếc điện thoại bình thường, không đa nhiệm, không cho sao chép và dán các đoạn văn bản, thậm chí việc kết nối với các thiết bị khác cũng vô cùng rườm rà khi phụ thuộc quá nhiều vào iTunes. Còn Android khi đó có gì? Android đã đi trước một bước rất dài so với iOS khi có phần lớn những điều chúng ta kể trên, chưa kể là chúng ta còn có thể tải các ứng dụng ngay trên cửa hàng trực tuyến một cách chính thức mà không cần bộ công cụ hỗ trợ nào khác.

Tuy nhiên thì nếu không có Apple, những chiếc điện thoại Android sẽ như thế nào nữa. Liệu nó có mang phong cách một thời của BlackBerry với một phím điều hướng cảm ứng hay lăn bằng bi huyền thoại hay không? Chẳng ai dám chắc được, nhưng chỉ có một điều chúng ta có thể biết là Apple là người mở đường cho cả một thế giới với màn hình cảm ứng là chủ đạo với công nghệ điện dung đa điểm thay cho điện trở quá lỗi thời

Android từng được ứng dụng trong lĩnh vực hàng không vũ trụ

8-vu-tru.png

Năm 2013, NASA có một dự án mang tên PhoneSats, với mục tiêu là tạo ra các siêu vệ tinh giá rẻ trên nền tảng là các thiết bị thông minh sử dụng nền tảng Android là chủ đạo. Tuy nhiên thì đến nay, chúng ta không ai nhắc đến những vệ tinh đó nữa khi mà toàn bộ đã bị đốt cháy khi quay về Trái Đất do sự ma sát với tầng khí quyển để rồi vỡ tan thành từng mảnh do áp suất quá lớn, nhưng ít ra thì những chiếc PhoneSats cũng hoàn thành nhiệm vụ của mình khi gửi rất nhiều hình ảnh chụp từ vũ trụ về trạm đặt ở mặt đất, và mở đường cho tương lai của sự phát triển trong lĩnh vực hàng không vũ trụ khi chúng ta cũng có thể chế tạo các vệ tinh giá rẻ hơn rất nhiều với tính năng tương tự

Ban đầu, PhoneSats của NASA bao gồm 3 vệ tinh sử dụng HTC Nexus One và Samsung Nexus S với chi phí cho mỗi vệ tinh trong khoảng $3500, rẻ hơn so với các vệ tinh chính gốc được xây dựng một cách kĩ lưỡng theo tiêu chuẩn riêng.

NASA không phải là hãng đầu tiên áp dụng Android vào công việc của mình khi cùng trong năm đó, vệ tinh STRaND-1 được đưa vào vũ trụ từ trạm tại Ấn Độ với trái tim đặt bên trong nó là chiếc smartphone Google Nexus One huyển thoại.

Bên cạnh đó, thế giới Android vẫn còn nhiều những bí mật mà chúng ta sẽ cùng nhau khám phá trong các kì sau.

Theo Android Pit
 

Thống kê

Chủ đề
102,077
Bài viết
469,627
Thành viên
340,359
Thành viên mới nhất
Nguyễn Văn Triển

Bài viết được quan tâm nhiều

Top