Tham khảo:
What a Dog’s Tail Wags Really Mean: Some New Scientific Data
Specific tail wags provide information about dogs’ emotional state.
Published on December 5, 2011 by Stanley Coren, Ph.D., F.R.S.C. in Canine Corner
Khoa học luôn luôn cung cấp những thông tin mới cho phép chúng ta diễn giải những hành vi của chó, hoặc tái diễn giải lại những hành vi mà trước đây chúng ta nghĩ là mình hiểu rất rõ, ví dụ như ý nghĩa của việc vẫy đuôi của 1 con chó.
Có lẽ sự hiểu lầm phổ biến nhất về chó là cho rằng 1 cái vẫy đuôi của chó thể hiện hạnh phúc và thân thiện. Quả thật, 1 số kiểu vẫy đuôi gắn liền với hạnh phúc, những kiểu khác thì có nghĩa là sợ hãi, bất an, 1 thách thức xã hội hoặc là 1 sự cảnh báo rằng nếu bạn lại gần, bạn có thể bị cắn.
Vẫy đuôi đáp ứng những chức năng giao tiếp cũng giống như 1 nụ cười ở con người, 1 lời chào lịch sự hoặc 1 cái gật đầu khi nhận ra ai đó. Những nụ cười là những dấu hiệu xã hội và do đó được dành riêng cho hầu hết những tình huống có ai đó xung quanh để nhìn thấy chúng. Đối với chó, vẫy đuôi dường như có cùng những tính chất như vậy. 1 chú chó chỉ vẫy đuôi khi có những sinh thể khác xung quanh, ví dụ, 1 con người, 1 con mèo, 1 con chó, 1 con ngựa hoặc 1 quả bóng bị gió làm cho di chuyển và trông giống như sinh thể sống. Khi chó ở một mình, nó sẽ không vẫy đuôi, theo cách tương tự, con người không nói chuyện với cái tường.
Cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào khác, những kiểu vẫy đuôi có vốn từ vựng và ngữ pháp cần được hiểu. Hiện nay, các nhà khoa học tập trung vào 2 nguồn thông tin chính, được gọi là kiểu chuyển động của đuôi và vị trí của đuôi. Tuy nhiên, dữ liệu mới bổ sung thêm 1 chiều kích thứ ba để hiểu được ngôn ngữ của đuôi chó.
Sự chuyển động là 1 khía cạnh rất quan trọng của tín hiệu. Mắt chó rất nhạy cảm với sự chuyển động hơn là với những chi tiết hoặc màu sắc, vì vậy 1 cái đuôi chuyển động là rất rõ ràng đối với những con chó khác. Sự tiến hoá còn làm cho những cái đuôi trở nên nổi bật hơn nữa, ví dụ những cái đuôi với 1 đầu sáng hoặc 1 đầu tối, hình dạng rậm rạp.
Vị trí của đuôi, cụ thể là chiều cao của đuôi có thể được xem là 1 dụng cụ đo cảm xúc. Chiều cao đuôi trung bình cho thấy con chó đang thư giãn. Nếu chiều cao đuôi bằng với chiều ngang, con có đang tập trung và cảnh giác. Khi cái đuôi tiếp tục di chuyển lên, đó là 1 dấu hiệu con chó đang trở nên ngày càng đe doạ hơn, và 1 cái đuôi thẳng đứng là dấu hiệu thống trị rõ ràng, nghĩa là 'Ta là ông chủ ở đây', hoặc là 1 lời cảnh báo, 'Biến đi hoặc sẽ lãnh hậu quả'.
Vị trí đuôi hạ xuống thấp hơn, đó là 1 dấu hiệu con chó đang trở nên ngoan ngoãn, đang lo lắng hoặc cảm thấy không khỏe. Biểu hiện cực đoan là dấu đuôi bên dưới cơ thể, là 1 dấu hiệu sợ hãi, nghĩa là 'Làm ơn đừng làm tổn thương tôi.'
Nếu ngôn ngữ con người có những tiếng địa phương khác nhau thì ngôn ngữ đuôi chó cũng có nhiều 'tiếng địa phương'. Những giống chó khác nhau thì mang theo cái đuôi ở những độ cao khác nhau, từ vị trí gần như thẳng đứng của chó Beagles và Terriers đến những cái đuôi thấp hơn của chó Greyhounds và Whippets.*
*
Những chuyển động đuôi bổ sung thêm ý nghĩa cho các dấu hiệu. Tốc độ vẫy đuôi cho thấy con có đang phấn khích như thế nào. Trong khi đó, chiều rộng quét đuôi tiết lộ trạng thái cảm xúc của chó là tích cực hay tiêu cực.
Kết quả là, có nhiều kiểu kết hợp, bao gồm những kiểu chuyển động đuôi phổ biến sau:
1 cái vẫy đuôi nhẹ thường được xem là lời chào*
1 cái vẫy đuôi rộng là sự thân thiện; 'Tôi không đe doạ bạn.' nó cũng có thể có nghĩa là 'Tôi đang hài lòng'.
1 cái vẫy chậm và đuôi rủ xuống là dấu hiệu ít tính xã hội. Nói chung, những cái vẫy đuôi chậm (không phải kiểu vẫy cao thống trị cũng như kiểu vẫy thấp phục tùng) là những dấu hiệu của sự bất an.
Những chuyển động nhỏ, tốc độ cao tạo ấn tượng cái đuôi đang rung là những dấu hiệu cho thấy con chó đang chuẩn bị làm gì đó, thường là bỏ chạy hoặc chiến đấu. Nếu cái đuôi ở vị trí cao khi đang rung, nó có khả năng cao là 1 mối đe doạ thực sự.
Khi con chó cảm thấy tích cực về điều gì hoặc ai đó, nó vẫy đuôi về phía bên phải, và khi có những cảm xúc tiêu cực, nó vẫy đuôi về bên trái.
Giorgio Vallortigara, 1 nhà khoa học thần kinh tại trường đại học Trieste ở Italy, và 2 bác sĩ thú ý Angelo Quaranta và Marcello Siniscalchi ở đại học Bari đã viết 1 bài báo mô tả hiện tượng này trên tờ tạp chí 'Current Biology'. Các nhà nghiên cứu đã tuyển 30 giống chó vật nuôi khác nhau và đặt chúng trong 1 cái lồng được trang bị máy quay có thể theo dõi chính xác những góc vẫy đuôi của chó. Sau đó họ chiếu 4 kích thích trước lồng: chủ của chó; 1 người xa lạ; 1 con mèo; và 1 con chó lạ, có tính thống trị.
Khi những con chó nhìn thấy những người chủ của chúng, tất cả những cái đuôi của chúng vẫy mạnh thiên về phía bên phải của cơ thể của chúng, trong khi 1 người xa lạ làm những cái đuôi của chúng vẫy vừa phải ở phía bên phải. Nhìn thấy con mèo, những cái đuôi chó 1 lần nữa vẫy nhiều hơn về phía bên phải nhưng chậm hơn và với những cử động hạn chế. Tuy nhiên, trước dấu hiệu của 1 con chó lạ và xung hấn làm cho những cái đuôi vẫy về phía bên trái của chúng.
Điều quan trọng là chúng ta đang nói về phía bên phải hoặc bên trái của con chó từ góc độ bạn nhìn theo hướng mà con chó nhìn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn đang đối mặt với 1 con chó vẫy đuôi về phía bên phải của bạn tức là chó vẫy đuôi về phía bên trái của nó.
Nghiên cứu cho thấy, ở nhiều động vật, bao gồm chim, ếch, khỉ và người, não trái chuyên về những hành vi (được các nhà khoa học gọi là) tiếp cận và bình thản. Ở người, nó có nghĩa là não trái gắn liền với những cảm xúc tích cực, như yêu thương, 1 cảm giác gắn bó, an toàn và bình tĩnh. Nó cũng gắn liền với những dấu hiệu sinh lý như nhịp tim chậm. Não phải chuyên về những hành vi bao gồm sự rút lui và tiêu dùng năng lượng. Ở người, những hành vi như bỏ chạy gắn liền với những cảm xúc như sợ hãi và phiền muộn. Những dấu hiệu sinh lý bao gồm nhịp tim nhanh và hệ thống tiêu hoá tạm ngừng hoạt động.
Vì não trái kiểm soát phần cơ thể phía bên phải và não phải kiểm soát phần cơ thể bên trái, sự hoạt động ở 1 nửa bên não cho thấy những vận động ở phần cơ thể ngược lại. Ví dụ, gà con thích dùng mắt phải để tìm kiếm thức ăn (hành vi tiếp cận) và mắt trái để quan sát thú săn mồi (tránh né). Ở người, các cơ bên phải khuôn mặt có xu hướng phản ánh sự hành phúc (não trái) trong kh các cơ bên trái khuôn mặt phản ánh sự bất hạnh (não phải). Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung điều này cho những cảm xúc tích cực làm cho vẫy đuôi về bên phải và cảm xúc tiêu cực làm đuôi vẫy bên trái.
Nguồn: psychologytoday.com
What a Dog’s Tail Wags Really Mean: Some New Scientific Data
Specific tail wags provide information about dogs’ emotional state.
Published on December 5, 2011 by Stanley Coren, Ph.D., F.R.S.C. in Canine Corner
Khoa học luôn luôn cung cấp những thông tin mới cho phép chúng ta diễn giải những hành vi của chó, hoặc tái diễn giải lại những hành vi mà trước đây chúng ta nghĩ là mình hiểu rất rõ, ví dụ như ý nghĩa của việc vẫy đuôi của 1 con chó.
Có lẽ sự hiểu lầm phổ biến nhất về chó là cho rằng 1 cái vẫy đuôi của chó thể hiện hạnh phúc và thân thiện. Quả thật, 1 số kiểu vẫy đuôi gắn liền với hạnh phúc, những kiểu khác thì có nghĩa là sợ hãi, bất an, 1 thách thức xã hội hoặc là 1 sự cảnh báo rằng nếu bạn lại gần, bạn có thể bị cắn.
Vẫy đuôi đáp ứng những chức năng giao tiếp cũng giống như 1 nụ cười ở con người, 1 lời chào lịch sự hoặc 1 cái gật đầu khi nhận ra ai đó. Những nụ cười là những dấu hiệu xã hội và do đó được dành riêng cho hầu hết những tình huống có ai đó xung quanh để nhìn thấy chúng. Đối với chó, vẫy đuôi dường như có cùng những tính chất như vậy. 1 chú chó chỉ vẫy đuôi khi có những sinh thể khác xung quanh, ví dụ, 1 con người, 1 con mèo, 1 con chó, 1 con ngựa hoặc 1 quả bóng bị gió làm cho di chuyển và trông giống như sinh thể sống. Khi chó ở một mình, nó sẽ không vẫy đuôi, theo cách tương tự, con người không nói chuyện với cái tường.
Cũng giống như bất kỳ ngôn ngữ nào khác, những kiểu vẫy đuôi có vốn từ vựng và ngữ pháp cần được hiểu. Hiện nay, các nhà khoa học tập trung vào 2 nguồn thông tin chính, được gọi là kiểu chuyển động của đuôi và vị trí của đuôi. Tuy nhiên, dữ liệu mới bổ sung thêm 1 chiều kích thứ ba để hiểu được ngôn ngữ của đuôi chó.
Sự chuyển động là 1 khía cạnh rất quan trọng của tín hiệu. Mắt chó rất nhạy cảm với sự chuyển động hơn là với những chi tiết hoặc màu sắc, vì vậy 1 cái đuôi chuyển động là rất rõ ràng đối với những con chó khác. Sự tiến hoá còn làm cho những cái đuôi trở nên nổi bật hơn nữa, ví dụ những cái đuôi với 1 đầu sáng hoặc 1 đầu tối, hình dạng rậm rạp.
Vị trí của đuôi, cụ thể là chiều cao của đuôi có thể được xem là 1 dụng cụ đo cảm xúc. Chiều cao đuôi trung bình cho thấy con chó đang thư giãn. Nếu chiều cao đuôi bằng với chiều ngang, con có đang tập trung và cảnh giác. Khi cái đuôi tiếp tục di chuyển lên, đó là 1 dấu hiệu con chó đang trở nên ngày càng đe doạ hơn, và 1 cái đuôi thẳng đứng là dấu hiệu thống trị rõ ràng, nghĩa là 'Ta là ông chủ ở đây', hoặc là 1 lời cảnh báo, 'Biến đi hoặc sẽ lãnh hậu quả'.
Vị trí đuôi hạ xuống thấp hơn, đó là 1 dấu hiệu con chó đang trở nên ngoan ngoãn, đang lo lắng hoặc cảm thấy không khỏe. Biểu hiện cực đoan là dấu đuôi bên dưới cơ thể, là 1 dấu hiệu sợ hãi, nghĩa là 'Làm ơn đừng làm tổn thương tôi.'
Nếu ngôn ngữ con người có những tiếng địa phương khác nhau thì ngôn ngữ đuôi chó cũng có nhiều 'tiếng địa phương'. Những giống chó khác nhau thì mang theo cái đuôi ở những độ cao khác nhau, từ vị trí gần như thẳng đứng của chó Beagles và Terriers đến những cái đuôi thấp hơn của chó Greyhounds và Whippets.*
*
Những chuyển động đuôi bổ sung thêm ý nghĩa cho các dấu hiệu. Tốc độ vẫy đuôi cho thấy con có đang phấn khích như thế nào. Trong khi đó, chiều rộng quét đuôi tiết lộ trạng thái cảm xúc của chó là tích cực hay tiêu cực.
Kết quả là, có nhiều kiểu kết hợp, bao gồm những kiểu chuyển động đuôi phổ biến sau:
1 cái vẫy đuôi nhẹ thường được xem là lời chào*
1 cái vẫy đuôi rộng là sự thân thiện; 'Tôi không đe doạ bạn.' nó cũng có thể có nghĩa là 'Tôi đang hài lòng'.
1 cái vẫy chậm và đuôi rủ xuống là dấu hiệu ít tính xã hội. Nói chung, những cái vẫy đuôi chậm (không phải kiểu vẫy cao thống trị cũng như kiểu vẫy thấp phục tùng) là những dấu hiệu của sự bất an.
Những chuyển động nhỏ, tốc độ cao tạo ấn tượng cái đuôi đang rung là những dấu hiệu cho thấy con chó đang chuẩn bị làm gì đó, thường là bỏ chạy hoặc chiến đấu. Nếu cái đuôi ở vị trí cao khi đang rung, nó có khả năng cao là 1 mối đe doạ thực sự.
Khi con chó cảm thấy tích cực về điều gì hoặc ai đó, nó vẫy đuôi về phía bên phải, và khi có những cảm xúc tiêu cực, nó vẫy đuôi về bên trái.
Giorgio Vallortigara, 1 nhà khoa học thần kinh tại trường đại học Trieste ở Italy, và 2 bác sĩ thú ý Angelo Quaranta và Marcello Siniscalchi ở đại học Bari đã viết 1 bài báo mô tả hiện tượng này trên tờ tạp chí 'Current Biology'. Các nhà nghiên cứu đã tuyển 30 giống chó vật nuôi khác nhau và đặt chúng trong 1 cái lồng được trang bị máy quay có thể theo dõi chính xác những góc vẫy đuôi của chó. Sau đó họ chiếu 4 kích thích trước lồng: chủ của chó; 1 người xa lạ; 1 con mèo; và 1 con chó lạ, có tính thống trị.
Khi những con chó nhìn thấy những người chủ của chúng, tất cả những cái đuôi của chúng vẫy mạnh thiên về phía bên phải của cơ thể của chúng, trong khi 1 người xa lạ làm những cái đuôi của chúng vẫy vừa phải ở phía bên phải. Nhìn thấy con mèo, những cái đuôi chó 1 lần nữa vẫy nhiều hơn về phía bên phải nhưng chậm hơn và với những cử động hạn chế. Tuy nhiên, trước dấu hiệu của 1 con chó lạ và xung hấn làm cho những cái đuôi vẫy về phía bên trái của chúng.
Điều quan trọng là chúng ta đang nói về phía bên phải hoặc bên trái của con chó từ góc độ bạn nhìn theo hướng mà con chó nhìn. Điều đó có nghĩa là, nếu bạn đang đối mặt với 1 con chó vẫy đuôi về phía bên phải của bạn tức là chó vẫy đuôi về phía bên trái của nó.
Nghiên cứu cho thấy, ở nhiều động vật, bao gồm chim, ếch, khỉ và người, não trái chuyên về những hành vi (được các nhà khoa học gọi là) tiếp cận và bình thản. Ở người, nó có nghĩa là não trái gắn liền với những cảm xúc tích cực, như yêu thương, 1 cảm giác gắn bó, an toàn và bình tĩnh. Nó cũng gắn liền với những dấu hiệu sinh lý như nhịp tim chậm. Não phải chuyên về những hành vi bao gồm sự rút lui và tiêu dùng năng lượng. Ở người, những hành vi như bỏ chạy gắn liền với những cảm xúc như sợ hãi và phiền muộn. Những dấu hiệu sinh lý bao gồm nhịp tim nhanh và hệ thống tiêu hoá tạm ngừng hoạt động.
Vì não trái kiểm soát phần cơ thể phía bên phải và não phải kiểm soát phần cơ thể bên trái, sự hoạt động ở 1 nửa bên não cho thấy những vận động ở phần cơ thể ngược lại. Ví dụ, gà con thích dùng mắt phải để tìm kiếm thức ăn (hành vi tiếp cận) và mắt trái để quan sát thú săn mồi (tránh né). Ở người, các cơ bên phải khuôn mặt có xu hướng phản ánh sự hành phúc (não trái) trong kh các cơ bên trái khuôn mặt phản ánh sự bất hạnh (não phải). Vì vậy, chúng ta có thể bổ sung điều này cho những cảm xúc tích cực làm cho vẫy đuôi về bên phải và cảm xúc tiêu cực làm đuôi vẫy bên trái.
Nguồn: psychologytoday.com