Nhiều dãy núi đá hùng vĩ và khu bảo tồn của Trung Quốc, châu Phi, châu Mỹ đã được có tên trong danh sách mới của UNESCO.
Công viên núi đá đỏ Đan Hà ở Tân Cương, Trung Quốc. Ảnh: Corbis.
Những nếp nhà được xây trong lòng đá đỏ. Ảnh: Corbis.
Khu bảo tồn đảo Phoenix, Kiribati với hàng trăm loại cá, động vật có vú, chim. Nơi đây nằm trên Thái Bình Dương, cách Fiji gần 10.000 km. Hòn đảo này là khu bảo tồn đại dương lớn nhất thế giới. Ảnh: Getty.
Công viên quốc gia Reunion trên đảo Reunion, thuộc Pháp. Quần thể này nằm trên Ấn Độ Dương, cách Madagascar khoảng 1.000 km và có hai ngọn núi lửa. Ảnh: Getty.
Một góc khác trên đảo Reunion. Một nửa hòn đảo là công viên quốc gia. Ảnh: Getty.
Rừng nhiệt đới trong công viên Reunion chụp từ trên cao. Ảnh: The Image Bank.
Papahanaumokuakea ở Hawaii (đọc là pah-pah-haah-now-moh-mh-koo-aah-kay-ah). Những con phá trong vắt, những dải san hô bảo vệ sinh vật biển nằm ở phía đông nam đảo Hawaii. Chỉ có vài chuyến bay đặc biệt chở khách tới đây. Truyền thuyết kể rằng những linh hồn thường bay về đây sau khi rời bỏ thế giới. Ảnh: IUCN.
Khu bảo tồn Ngorongoro ở Tanzania (đọc là nuh-gor-on-go-ro). Ảnh: Getty.
Ngorongoro từng được công nhận là Di sản thế giới từ năm 1979. Năm nay, khu bảo tồn được mở rộng danh hiệu kèm theo một sự thừa nhận về văn hóa: đây là một cái nôi của loài người. Ảnh: Getty.
Hang thời tiền sử Yagul và Mitla, ở tỉnh Oaxaca, Mexico. Người tiền sử từng sống ở đây. Ảnh: Aurora.
Khu bảo tồn thiên nhiên Putoransky, Nga, nằm cách Bắc cực khoảng 1.000 km.
Ảnh: Nhpfund.
Cao nguyên Sri Lanka, nơi có nhiều sinh vật đang có nguy cơ tuyệt chủng như báo, culi... Ảnh: Getty.
Mỹ An
Theo Travelbudget, Bưu điện Việt Nam
Theo Travelbudget, Bưu điện Việt Nam