Trước đây, việc chơi trò chơi trên laptop gần như là một điều gì đó quá xa xỉ bởi những phần cứng đủ để đáp ứng cho nhu cầu này, như chúng ta đã biết, nó khá nhiều, không những thế mà còn có vẻ tương đối lớn nếu tích hợp một lượng đủ để đáp ứng nhu cầu này trên các thiết bị đòi hỏi sự nhỏ gọn như laptop. Tuy nhiên thì với sự phát triển của công nghệ, những thứ như RAM, card đồ họa ngày càng được thu nhỏ về kích thước nhưng vẫn đảm bảo về sức mạnh, mở ra một trang mới trong việc phát triển của những chiếc laptop. Không những có thể tích hợp nhiều hơn, mà khiến cho những chiếc laptop của chúng ta đáp ứng đủ mọi nhu cầu, trong đó có cả việc chơi game không khác gì với PC.
Thế nhưng không hề có một chiếc laptop nào được gọi là tốt nhất, bởi khả năng tích hợp ngày càng nhiều các ngoại vi, đến mức mới chỉ vừa đây, một thiết bị vươn lên ngôi vương, thì thậm chí chưa đầy 24 tiếng sau, nó đã bị đánh bật khỏi vị trí của mình. Vì thế mà việc so sánh hay nói đến “tốt nhất” là so sánh về hiệu năng sử dụng trong một tầm giá nào đó.
Thật dễ dàng nếu chúng ta có sự so sánh những thiết bị có mức giá trong phân khúc từ 40-50 triệu, khi mà số lượng thiết bị không quá lớn, thế nhưng ở tầm 20 triệu trở xuống thì lại khác hoàn toàn, không những chỉ vài cái, mà có tới hàng chục, thậm chí hàng trăm chiếc máy khác nhau đến từ nhiều hãng, và việc tìm ra một thiết bị tốt nhất trong tầm này là điều gì đó vô cùng khó khăn. Vì thế mà chúng ta sẽ chia ra từng phân khúc rõ ràng: dưới 500$, 550$, 750$, 800$ và 1000$.
Lenovo ThinkPad E555 20DH002TUS – 500$
Rất khó để kiếm một thiết bị có thể đáp ứng nhu cầu chơi game trong phân khúc này bới sự giới hạn về mức giá đặt ra là tương đối thấp, nhưng điều đó không có nghĩa là không có với Lenovo ThinkPad E555. Điểm nhấn thực sự của chiếc laptop này chính là việc được trang bị cho mình vi xử lí giá rẻ AMD A10-7300 lõi tứ cho xung nhịp từ 1.9GHz-3.2GHz, cùng với card đồ họa rời cũng do AMD sản xuất với tên Radeon R7 M260DX, từ đó tận dụng một cách tối đa lợi thế về đồ họa kép giữa đồ họa tích hợp trên vi xử lí cùng Radeon R7 để gia tăng hiệu năng xử lí về hình ảnh cho game lên cách tối đa.
Đối với những trò chơi ra mắt trong giai đoạn 2013-2014 vốn sử dụng độ phân giải chủ yếu ở mức 1366x768 thì Lenovo ThinkPad E555 cho chất lượng hiển thị rất tốt và mượt kể cả khi để cấu hình từ Medium đến High. Tuy nhiên thì đối với những trò chơi yêu cầu độ phân giải cao hơn thì rất khó để đáp ứng ở mức cấu hình như vậy.
Ưu điểm :
+ Giá thành thấp trên một chiếc laptop đáp ứng tương đối tốt nhu cầu chơi game
+ CPU AMD A10 có mức giá tương đối rẻ nhưng vẫn đảm bảo hiệu năng tốt
+ Tương đối gọn và nhẹ
+ Màn hình chống chói
+ Thời lượng pin tương đối tốt: 4-6 tiếng trong điều kiện lướt web liên tục
+ Ổ cứng có dung lượng lớn 500GB
+ Bàn phím có độ nảy tốt, tích hợp đầy đủ phím số
+ Hỗ trợ ổ quang DVD
+ Có cả ngõ ra HDMI lẫn VGA
+ Có 2 khe cắm RAM, cho phép mở rộng lên đến 16GB
Nhược điểm:
+ Phiên bản 4GB RAM hơi thấp để đáp ứng nhu cầu xử lí đa nhiệm
+ Ổ cứng có tốc độ quay chậm (5400rpm)
+ Màn hình không được sắc nét, màu sắc hơi nhạt, góc nhìn kém
Lenovo Y40-70 ($550)
Lenovo Y40-70 là cái tên sáng giá trong phân khúc $550 khi sở hữu bộ vi xử lí Intel Core Inside thế hệ thứ 4 (Haswell), cùng với card đồ họa rời AMD Radeon R9 M275 lên đến 2GB, 8GB RAM, ổ cứng với 8GB SSD sử dụng như bộ đệm, loa và thời lượng pin tốt, cùng với màn hình độ phân giải Full HD 1920 x 1080 cho khả năng hiển thị sắc nét.
Ưu điểm:
+ Giá thành thấp
+ Sử dụng vi xử lí Inter Core Inside thế hệ thứ 4 (Broadwell) i5 – 4210U cho khả năng xử lí đa luồng, hiệu năng tốt
+ Thiết kế với kích thước nhỏ gọn và nhẹ
+ Có màn hình chống chói
+ Thời lượng pin tốt với 5-8 tiếng trong điều kiện lướt web liên tục
+ Tích hợp dàn loa do JBL sản xuất cho chất lượng âm thanh tuyệt vời
+ Ổ cứng có dung lượng lớn (500GB)
+ 8GB RAM đủ để đáp ứng một cách hoàn hảo các tác vụ đa nhiệm mà không có độ trễ quá lớn
+ Tích hợp đầy đủ Wi-Fi chuẩn 802.11b/g/n/ac với 2 băng tần 2.4GHz và 5GHz
+ Có phân vùng đệm trên ổ SSD cho tốc độ mở máy nhanh
+ Góc nhìn rộng, thiết kế đẹp
Nhược điểm:
+ Không có ổ quang DVD
+ Ổ cứng với tốc độ quay thấp (5400rpm)
+ Touchpad cho tốc độ đáp ứng ở mức trung bình
+ Không có bàn phím số
+ Không có đèn nền cho bàn phím
+ Không có ngõ ra cho VGA
Sự lựa chọn thay thế - Lenovo Edge 15 ($550)
Lenovo Edge 15 là sự lựa chọn thay thế hoàn hảo trong phân khúc này nếu như bạn không thích Lenovo Y40 – Y70, với vi xử lí được nâng cấp lên thành i7-4510U (2.0 – 3.1GHz cùng khả năng xử lí đa luồng), màn hình độ phân giải Full HD hỗ trợ cảm ứng và có đèn nền cho bàn phím, đảm bảo việc sử dụng một cách tốt nhất trong điều kiện đêm hay ánh sáng yếu.
Bên cạnh đó, dung lượng ổ cứng trên Lenovo Edge 15 cũng tăng lên rất nhiều với 1TB cho khả năng lưu trữ ở mức gần như là không giới hạn đối với một chiếc laptop. Tuy nhiên thì card đồ họa rời trên Lenovo Edge hơi yếu hơn so với người anh em Y40-70 với Nvidia GT 840M nhưng vẫn đủ để đáp ứng các nhu cầu từ phía người dùng.
Asus K501LX-NB52 ($750)
Asus K501LX-NB52 may mắn được sở hữu phần cứng mới nhất có thể được tìm thấy ở một chiếc laptop, với vi xử lí Broadwell (Core Inside thế hệ 5) i5-5200U lõi kép với khả năng xử lí đa luồng, cho tốc độ xung nhịp lên đến 2.7GHz, card đồ họa rời Geforce GTX 950M 2GB mới nhất của Nvidia, ổ cứng SSD 128GB cùng HDD 1TB.
Ưu điểm:
+ Sở hữu bộ vi xử lí mới nhất từ Intel
+ Được trang bị card đồ họa rời GTX 950M lên đến 2GB
+ Kích thước nhỏ gọn và nhẹ, dễ dàng di chuyển
+ Màn hình với độ phân giải cao (Full HD)
+ Thời lượng pin tương đối tốt: 4-6 tiếng lướt web liên tục
+ Có ổ cứng SSD cho phép khởi động nhanh với chưa đến 10s trên Windows 10
+ HDD có dung lượng lớn (1TB) để lưu trữ một cách dễ dàng
+ RAM 8GB cho phép xử lí trơn tru các tác vụ đa nhiệm
+ Có bàn phím số lẫn đèn nền
Nhược điểm:
+ Touchpad ở mức trung bình
+ Không có ổ đĩa quang DVD
+ Khó nâng cấp RAM hay ổ cứng
+ Màn hình cho chất lượng màu sắc, tương phản chưa thật sự tốt, góc nhìn trung bình
+ Webcam chỉ dừng ở mức độ phân giải VGA chứ không phải HD
Sự lựa chọn thay thế - Asus N551JK-MH71 ($770)
So với Asus K501LX-NB52 thì phiên bản thuộc dòng “N” của Asus N551JK-MH71 có những ưu điểm rõ ràng hơn người anh em của mình, cụ thể:
+ CPU Intel Core i7-4710HQ lõi tứ, xung nhịp lên đến 3.5GHz cho hiệu năng tốt hơn
+ Dung lượng RAM gấp đôi với 16GB
+ Có ổ quang để sử dụng
+ Hỗ trợ kết nối HDMI lẫn Mini-Display Port
+ Có đến 3 cổng USB 3.0 (so với 2 cổng trên K501LX)
Tuy nhiên thì người anh dòng “N” vẫn có những thua kém khi card đồ họa rời xử lí chậm hơn, không có ổ SSD, mức giá thành cao hơn và số lượng cổng USB thấp hơn.
Lenovo Y50 ($800)
Với số tiền bỏ ra ở mức $800, bạn sẽ dễ dàng tìm được một chiếc laptop đủ mạnh mẽ để đáp ứng phần lớn những nhu cầu mà mình đặt ra, không những vậy còn sở hữu phần cứng tương đối là mới mẻ, mà điển hình như Lenovo Y50
Ưu điểm:
+ CPU lõi tứ Intel i7-4700HQ 3.4GHz cho hiệu năng mạnh mẽ với khả năng xử lí đa luồng
+ Card đồ họa rời cao cấp Geforce GTX 860M với 2GB
+ HDD 1TB đáp ứng việc lưu trữ dung lượng lớn, cùng bộ đệm SSD 8GB giúp tăng tốc quá trình khởi động thiết bị lên một cách rõ rệt
+ Thiết kế tốt và đẹp mắt
+ Thời lượng pin tốt với 4-5 tiếng hoạt động liên tục
+ Màn hình độ phân giải cao (Full HD), tích hợp khả năng chống chói
+ RAM 16GB đáp ứng đầy đủ hầu hết yêu cầu về game lẫn các tác vụ về xử lí ảnh lẫn video
+ Hỗ trợ đầy đủ các kết nối, từ LAN đến Wi-Fi 802.11ac lẫn Bluetooth 4.0
+ Bàn phím với chất lượng gõ phím hoàn hảo, cùng với đèn nền và bàn phím số
+ Chất lượng âm thanh ở mức tương đối tốt
Nhược điểm:
+ Không có ổ quang
+ Màn hình cho màu sắc hiển thị chưa thực sự tốt cùng góc nhìn kém ở tầm giá $800
Asus ROG GL551JW-DS71 ($1099)
Chúng ta có lẽ không còn quá xa lạ với sản phẩm gắn nhãn Republic of Gamers của Asus với chất lượng tốt, đảm bảo một cách đầy đủ cho việc xử lí các tác vụ mà điển hình là game yêu cầu một phần cứng mạnh mẽ, và cái tên Asus ROG GL551JW-DS71 sẽ là một sự lựa chọn không tồi ở phân khúc cao cấp như thế này.
Ưu điểm:
+ CPU mạnh mẽ với Intel i7-4720HQ lõi tứ cho xung nhịp lên đến 3.6GHz, được trang bị công nghệ xử lí đa luồng
+ Card đồ họa rời GTX 960M 2GB mới nhất với GDDR5, cho khả năng xử lí hình ảnh nhanh và mạnh mẽ hơn GDDR3 trước đây
+ HDD 1TB với tốc độ quay 7200rpm
+ RAM 16GB đáp ứng đầy đủ hầu hết yêu cầu về game lẫn các tác vụ về xử lí ảnh lẫn video
+ Thiết kế gọn và nhẹ, cao cấp bằng việc sử dụng chất liệu kim loại cho vỏ máy
+ Hỗ trợ Bluetooth 4.0 lẫn Wi-Fi 802.11ac, HDMI
+ Bàn phím có đầy đủ đèn nền lẫn phần phím số
+ Pin có thể tháo rời và thay thế tùy thuộc người dùng
Nhược điểm:
+ Màn hình cho màu sắc không thực sự tốt, góc nhìn còn có phần hạn chế
+ Thời lượng pin chỉ ở mức trung bình đối với một thiết bị trong tầm giá này
+ Không có cổng xuất VGA
Sự lựa chọn thay thế - Asus ROG GL551JW-DS74 ($1300)
Nhìn chung, phiên bản GL551JW-DS74 là sự nâng cấp so với người anh em Asus ROG GL551JW-DS71 được giới thiệu ở trên nhằm khắc phục những nhược điểm còn mắc phải. Cụ thể, GL551JW-DS74 hỗ trợ thêm phân vùng SSD với 128GB để lưu trữ hệ điều hành, cho thời gian khởi động cũng như đáp ứng hệ thống nhanh và mạnh hơn, cùng với việc sử dụng màn hình IPS cho khả năng hiển thị về màu sắc được cải thiện đáng kể, cùng với đó là việc mang đến một góc nhìn rộng hơn hẳn
Sự lựa chọn thay thế - MSI GE70 Apache Pro-681 ($1029)
Mặc dù MSI chỉ là một thương hiệu laptop chơi game mới nổi trong thời gian gần đây nhưng đã khẳng định chỗ đứng của mình rất tốt thông qua những sản phẩm với chất lượng cao cấp mà có thể kể đến ở đây là dòng GE Series với MSI GE70 Apache Pro-681, sự thay thế hoàn hảo của ROG GL551JW-DS71. Không những mang đến màn hình lớn hơn (17.3-inch) mà còn là sự nâng cấp bàn phím khi kết hợp với SteelSeries, hãng sản xuất Gaming Gear lớn nhất trên thị trường để tích hợp bàn phím với chất lượng cao cấp vào thiết bị này. Tuy nhiên thì MSI GE70 chỉ có 12GB, nhỏ hơn so với 16GB của ROG GL551JW nhưng sự chênh lệch này không đáng kể, nhưng bù lại người dùng có thêm cổng kết nối VGA, thứ bị cắt giảm trên sản phẩm của Asus.
Theo Hardware Revolution