* Lễ hội “Quan Âm Nam Hải”:
Lễ hội Quán âm Nam Hải giàu giá trị văn hóa tâm linh, diễn ra 3 ngày từ ngày 21 - 23/3 âm lịch hàng năm tại Khu Phật Bà Nam hải, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu. Lễ hội thu hút rất đông đảo khách hành hương trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, chiêm bái.
* Lễ hội “Nghinh Ông Gành Hào”
Lễ hội Nghinh Ông với nghi thức ra khơi của hơn 300 tàu đánh cá đầy ấn tượng, diễn ra ngày 10/3 âl tại Lăng Ông thị trấn Gành hào, huyện Đông Hải.
* Lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng
Lễ hội “Đồng Nọc Nạng” diễn ra từ ngày 15 - 17/2 âm lịch tại khu di tích Lịch sử Nọc Nạng tại thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai. Lễ hội để tri ân các bậc tiền nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào cướp đất của nông dân trước khi có Đảng.
* Lễ hội “Dạ cổ hoài lang”
Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” được diễn ra 3 ngày từ 13 -15/ 08 âm lịch hằng năm tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, TXBL. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, hội chợ Thương mại – du lịch, ẩm thực Nam bộ … với sự tham gia của đông đảo du khách, đặc biệt là giới văn, nghệ sĩ.
* Lễ hội Ok Om Bok
Đây là lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch của dân tộc Khmer, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng là vị thần điều động mùa màng trong năm, đồ cúng chính là món cốm dẹp. Trong dịp lễ này người Khmer còn tổ chức hội đua ghe ngo truyền thống rất tưng bừng và náo nhiệt.
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu
Lễ hội Quán âm Nam Hải giàu giá trị văn hóa tâm linh, diễn ra 3 ngày từ ngày 21 - 23/3 âm lịch hàng năm tại Khu Phật Bà Nam hải, phường Nhà Mát, TX Bạc Liêu. Lễ hội thu hút rất đông đảo khách hành hương trong và ngoài tỉnh đến đây tham quan, chiêm bái.
* Lễ hội “Nghinh Ông Gành Hào”
Lễ hội Nghinh Ông với nghi thức ra khơi của hơn 300 tàu đánh cá đầy ấn tượng, diễn ra ngày 10/3 âl tại Lăng Ông thị trấn Gành hào, huyện Đông Hải.
* Lễ hội Dấu ấn đồng Nọc Nạng
Lễ hội “Đồng Nọc Nạng” diễn ra từ ngày 15 - 17/2 âm lịch tại khu di tích Lịch sử Nọc Nạng tại thị trấn Giá Rai, huyện Giá Rai. Lễ hội để tri ân các bậc tiền nhân đã đứng lên đấu tranh chống lại bọn cường hào cướp đất của nông dân trước khi có Đảng.
* Lễ hội “Dạ cổ hoài lang”
Lễ hội “Dạ cổ hoài lang” được diễn ra 3 ngày từ 13 -15/ 08 âm lịch hằng năm tại Khu lưu niệm của cố nhạc sĩ Cao Văn Lầu, phường 2, TXBL. Lễ hội diễn ra nhiều hoạt động như biểu diễn nghệ thuật, giao lưu đờn ca tài tử, hội chợ Thương mại – du lịch, ẩm thực Nam bộ … với sự tham gia của đông đảo du khách, đặc biệt là giới văn, nghệ sĩ.
* Lễ hội Ok Om Bok
Đây là lễ cúng trăng được tổ chức vào ngày 15/10 âm lịch của dân tộc Khmer, nhằm tưởng nhớ và tạ ơn mặt trăng. Người Khmer coi mặt trăng là vị thần điều động mùa màng trong năm, đồ cúng chính là món cốm dẹp. Trong dịp lễ này người Khmer còn tổ chức hội đua ghe ngo truyền thống rất tưng bừng và náo nhiệt.
Nguồn: Sở văn hóa thể thao và du lịch Bạc Liêu