Người Việt Nam là một trong những nhóm khách hàng quan tâm đến iPhone nhất thế giới – đó là một sự thật không bàn cãi nhưng đó cũng là nguyên nhân nảy sinh những ngộ nhận về chiếc điện thoại đình đám này.
iPhone Mỹ rẻ hơn iPhone Việt Nam
Ý nói ở đây là giá bán iPhone ở Mỹ rẻ hơn giá Việt Nam. Nhiều người khi nói tới vấn đề này đều chẹp miệng một cách “pro” rằng: “Mình mà có người quen bên Mỹ thì nhờ mua hộ vì rẻ hơn cả… chục triệu cơ mà”. Hỡi ôi, cái giá 200USD/iPhone 4 16GB ở Mỹ chỉ là cái giá khởi điểm cho một bản hợp đồng sử dụng 2 năm mà người dùng phải ký với nhà mạng AT&T hoặc Verizon.
Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bán iPhone 4 rẻ nhất.
Nếu tính một cách chính xác, cộng các khoản cước hàng tháng cùng số tiền đóng trước vừa nêu, người dùng sẽ phải trả tới gần 1500USD/máy, tức là gần 30 triệu cho một chiếc iPhone 4 bản khóa mạng. Nếu mua máy bản SIM free tại Mỹ giá cũng là 650USD, xấp xỉ 13,6 triệu đồng chưa bao gồm thuế tại một số bang quy định. Người Việt thường nhìn con số nổi mà không nhìn thấy phần chìm và vì thế dễ dàng nhận định rằng ở Mỹ thì… rẻ hơn một cách võ đoán.
Thực tế thì Việt Nam lại là một trong những quốc gia bán iPhone 4 chính hãng rẻ nhất thế giới. Với giá khoảng 14,6 triệu/máy bản quốc tế 16GB, giá iPhone 4 tại Việt Nam mặc dù đắt hơn Singapore hay Hong Kong nhưng vẫn rẻ hơn rất nhiều nếu so với Nhật, Anh, hay các nước liên minh châu Âu khi mà giá máy quy đổi xấp xỉ 17 đến 18,5 triệu/máy. Nếu một ngày đẹp trời, bạn vẫn thấy iPhone bản lock được bán rẻ thì đó là một trò “ký bùng” của “những người Việt xấu xí” mà GenK sẽ có dịp đề cập sau về thực trạng này.
iPhone 4 làm được nhiều việc hơn iPhone 3GS
iPhone 3GS không hề thua kém iPhone 4 là mấy.
Lại thêm một định kiến sai lầm. Về lý thuyết thì iPhone 4 có chênh lệch iPhone 3GS về phần cứng ở bộ vi xử lý, màn hình và các hiệu năng khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì những gì iPhone 4 làm được thì iPhone 3GS cũng có thể làm được, kể cả việc lên đời iOS 5.
Tất cả các phần mềm, game “bom tấn” vẫn chạy mượt tên iPhone 3GS nhưng tất nhiên với những người kỹ tính thì khi so sánh với iPhone 4 chúng sẽ có đôi chút chênh lệch khi thực thi các tác vụ và 1 số game 3D đòi hỏi cấu hình. Khách quan mà nói, màn hình iPhone 4 là thứ “ăn đứt” duy nhất so với iPhone 3GS.
iPhone xem phim, giải trí tốt
Với màn hình 3.5”, iPhone là một trong những di động có màn hình lớn và nằm trong top những điện thoại đáp ứng tốt giải trí. Tuy nhiên, những bất tiện mà nó đem lại sẽ khiến nhiều người phải cân nhắc khi chọn một điện thoại giải trí.
Để đưa được phim HD lên iPhone 4 phải qua khá nhiều công đoạn lằng nhằng.
Việc sync vào iTunes khá lằng nhằng và mất thời gian, thậm chí nếu không cẩn thận thì chỉ cần một thao tác sai cũng khiến iPhone của bạn mất sạch dữ liệu từ phim ảnh, nhạc, cho đến các ứng dụng. Trong khi đó, các dòng điện thoại Android hay Symbian lại luôn hỗ trợ tốt chế độ nhận diện dưới dạng thiết bị lưu trữ di động và người dùng chỉ việc kéo thả.
iPhone có thể xem được các tựa phim HD định dạng MKV nhưng phải thông qua phần mềm bên thứ 3 và chỉ hoạt động tốt với các phim độ phân giải HD Ready. Còn về phần điện thoại Android, ngoài việc có thể chơi tốt file MKV trên máy, nhiều siêu di động còn ngay lập tức chiếu thẳng lên HDTV thông qua cáp HDMI dễ dàng, kèm phụ đề khiến những chiếc di động trở thành những đầu phát HD chính hiệu. Để làm được điều này với iPhone khá lằng nhằng, cần thêm 1 phụ kiện chuyển cổng HDMI rồi dây nối HDMI rồi mới cắm được vào TV và độ phân giải tối đa chỉ là 720p.
iPhone hỗ trợ các tác vụ văn phòng tốt
Điều này thì gần đúng. Phải thừa nhận một điều là iPhone đáp ứng tốt khả năng lướt web, checkmail khá hữu dụng bằng các ứng dụng cài sẵn. Nhưng giờ đây, các siêu di động như Windows Phone, Symbian, hay Android đều đã đáp ứng tốt công việc này.
Các dòng điện thoại Android có chế độ TV-out tốt hơn rất nhiều so với iPhone.
Nhiều người cho rằng dùng iPhone/iPad thảo slide và trình chiếu trông thật chuyên nghiệp và cơ động thì có lẽ khi cầm trên tay các di động như Samsung Galaxy S II, LG Optimus 3D, họ sẽ phải nghĩ lại. Việc soạn thảo một slide trên Android tốt hơn nhiều so với iPhone do hỗ trợ nhiều bộ font hơn HĐH đóng như iOS. Ngoài ra, nếu như các máy Android chỉ việc nối vào máy chiếu và show thẳng lên màn hình thì iPhone sẽ phải thông qua cáp chuyển và thậm chí nếu dùng ứng dụng Keynote bạn còn chẳng biết mình đang lướt đến slide nào bởi nó chỉ hiển thị trên màn hình chiếu thay vì song song trên cả màn hình điện thoại.
iPhone giữ giá, dùng chán thì bán mà… không lỗ nhiều
Độ trượt giá của các siêu di động là ngang nhau, iPhone không phải ngoại lệ.
Ngoài Vertu hay Goldvish vốn là những sản phẩm nghệ thuật thay vì đồ công nghệ khiến chúng đôi khi giữ giá tuyệt đối thì chẳng có chiếc điện thoại nào thoát khỏi quy luật rớt giá sau quá trình sử dụng. Ngày xưa có người nói mua xe máy mà đổ xăng thì coi như thành xe cũ, bán mất giá thì điện thoại cũng vậy mà iPhone thì chắc chắn không nằm ngoại lệ.
iFan hay An(droid)Fan luôn cãi nhau về sự mất giá của sản phẩm đối thủ nhưng họ lại chẳng bao giờ có một con số mang tính xác thực về vấn đề này. iPhone 4 bản 16GB Quốc tế nếu giá mới là 14,5 triệu thì chỉ sau 1 tuần dùng, giá kịch kim để nó có thể bán được chỉ dao động ở ngưỡng 12 triệu. Với Samsung Galaxy S II cũng vậy. Giá máy khoảng 13,8 triệu và nếu mua về trót “bóc seal”, cắm SIM thì giá nó sẽ chỉ còn khoảng 11 triệu mà thôi. Vậy là nếu xét về độ mất giá thì rõ ràng 2 siêu di động này là ngang nhau. Đó là còn chưa kể những dân chơi không tiếc tiền mua iPhone 4 từ lúc hơn 30 triệu bản lock thì giờ đây bán chưa nổi 10 triệu, không biết có mấy người trong số họ dám khẳng định iPhone…giữ giá?
nguồn: genk.vn
iPhone Mỹ rẻ hơn iPhone Việt Nam
Ý nói ở đây là giá bán iPhone ở Mỹ rẻ hơn giá Việt Nam. Nhiều người khi nói tới vấn đề này đều chẹp miệng một cách “pro” rằng: “Mình mà có người quen bên Mỹ thì nhờ mua hộ vì rẻ hơn cả… chục triệu cơ mà”. Hỡi ôi, cái giá 200USD/iPhone 4 16GB ở Mỹ chỉ là cái giá khởi điểm cho một bản hợp đồng sử dụng 2 năm mà người dùng phải ký với nhà mạng AT&T hoặc Verizon.
Việt Nam vẫn là một trong những quốc gia bán iPhone 4 rẻ nhất.
Nếu tính một cách chính xác, cộng các khoản cước hàng tháng cùng số tiền đóng trước vừa nêu, người dùng sẽ phải trả tới gần 1500USD/máy, tức là gần 30 triệu cho một chiếc iPhone 4 bản khóa mạng. Nếu mua máy bản SIM free tại Mỹ giá cũng là 650USD, xấp xỉ 13,6 triệu đồng chưa bao gồm thuế tại một số bang quy định. Người Việt thường nhìn con số nổi mà không nhìn thấy phần chìm và vì thế dễ dàng nhận định rằng ở Mỹ thì… rẻ hơn một cách võ đoán.
Thực tế thì Việt Nam lại là một trong những quốc gia bán iPhone 4 chính hãng rẻ nhất thế giới. Với giá khoảng 14,6 triệu/máy bản quốc tế 16GB, giá iPhone 4 tại Việt Nam mặc dù đắt hơn Singapore hay Hong Kong nhưng vẫn rẻ hơn rất nhiều nếu so với Nhật, Anh, hay các nước liên minh châu Âu khi mà giá máy quy đổi xấp xỉ 17 đến 18,5 triệu/máy. Nếu một ngày đẹp trời, bạn vẫn thấy iPhone bản lock được bán rẻ thì đó là một trò “ký bùng” của “những người Việt xấu xí” mà GenK sẽ có dịp đề cập sau về thực trạng này.
iPhone 4 làm được nhiều việc hơn iPhone 3GS
iPhone 3GS không hề thua kém iPhone 4 là mấy.
Lại thêm một định kiến sai lầm. Về lý thuyết thì iPhone 4 có chênh lệch iPhone 3GS về phần cứng ở bộ vi xử lý, màn hình và các hiệu năng khác. Tuy nhiên, trên thực tế thì những gì iPhone 4 làm được thì iPhone 3GS cũng có thể làm được, kể cả việc lên đời iOS 5.
Tất cả các phần mềm, game “bom tấn” vẫn chạy mượt tên iPhone 3GS nhưng tất nhiên với những người kỹ tính thì khi so sánh với iPhone 4 chúng sẽ có đôi chút chênh lệch khi thực thi các tác vụ và 1 số game 3D đòi hỏi cấu hình. Khách quan mà nói, màn hình iPhone 4 là thứ “ăn đứt” duy nhất so với iPhone 3GS.
iPhone xem phim, giải trí tốt
Với màn hình 3.5”, iPhone là một trong những di động có màn hình lớn và nằm trong top những điện thoại đáp ứng tốt giải trí. Tuy nhiên, những bất tiện mà nó đem lại sẽ khiến nhiều người phải cân nhắc khi chọn một điện thoại giải trí.
Để đưa được phim HD lên iPhone 4 phải qua khá nhiều công đoạn lằng nhằng.
Việc sync vào iTunes khá lằng nhằng và mất thời gian, thậm chí nếu không cẩn thận thì chỉ cần một thao tác sai cũng khiến iPhone của bạn mất sạch dữ liệu từ phim ảnh, nhạc, cho đến các ứng dụng. Trong khi đó, các dòng điện thoại Android hay Symbian lại luôn hỗ trợ tốt chế độ nhận diện dưới dạng thiết bị lưu trữ di động và người dùng chỉ việc kéo thả.
iPhone có thể xem được các tựa phim HD định dạng MKV nhưng phải thông qua phần mềm bên thứ 3 và chỉ hoạt động tốt với các phim độ phân giải HD Ready. Còn về phần điện thoại Android, ngoài việc có thể chơi tốt file MKV trên máy, nhiều siêu di động còn ngay lập tức chiếu thẳng lên HDTV thông qua cáp HDMI dễ dàng, kèm phụ đề khiến những chiếc di động trở thành những đầu phát HD chính hiệu. Để làm được điều này với iPhone khá lằng nhằng, cần thêm 1 phụ kiện chuyển cổng HDMI rồi dây nối HDMI rồi mới cắm được vào TV và độ phân giải tối đa chỉ là 720p.
iPhone hỗ trợ các tác vụ văn phòng tốt
Điều này thì gần đúng. Phải thừa nhận một điều là iPhone đáp ứng tốt khả năng lướt web, checkmail khá hữu dụng bằng các ứng dụng cài sẵn. Nhưng giờ đây, các siêu di động như Windows Phone, Symbian, hay Android đều đã đáp ứng tốt công việc này.
Các dòng điện thoại Android có chế độ TV-out tốt hơn rất nhiều so với iPhone.
Nhiều người cho rằng dùng iPhone/iPad thảo slide và trình chiếu trông thật chuyên nghiệp và cơ động thì có lẽ khi cầm trên tay các di động như Samsung Galaxy S II, LG Optimus 3D, họ sẽ phải nghĩ lại. Việc soạn thảo một slide trên Android tốt hơn nhiều so với iPhone do hỗ trợ nhiều bộ font hơn HĐH đóng như iOS. Ngoài ra, nếu như các máy Android chỉ việc nối vào máy chiếu và show thẳng lên màn hình thì iPhone sẽ phải thông qua cáp chuyển và thậm chí nếu dùng ứng dụng Keynote bạn còn chẳng biết mình đang lướt đến slide nào bởi nó chỉ hiển thị trên màn hình chiếu thay vì song song trên cả màn hình điện thoại.
iPhone giữ giá, dùng chán thì bán mà… không lỗ nhiều
Độ trượt giá của các siêu di động là ngang nhau, iPhone không phải ngoại lệ.
Ngoài Vertu hay Goldvish vốn là những sản phẩm nghệ thuật thay vì đồ công nghệ khiến chúng đôi khi giữ giá tuyệt đối thì chẳng có chiếc điện thoại nào thoát khỏi quy luật rớt giá sau quá trình sử dụng. Ngày xưa có người nói mua xe máy mà đổ xăng thì coi như thành xe cũ, bán mất giá thì điện thoại cũng vậy mà iPhone thì chắc chắn không nằm ngoại lệ.
iFan hay An(droid)Fan luôn cãi nhau về sự mất giá của sản phẩm đối thủ nhưng họ lại chẳng bao giờ có một con số mang tính xác thực về vấn đề này. iPhone 4 bản 16GB Quốc tế nếu giá mới là 14,5 triệu thì chỉ sau 1 tuần dùng, giá kịch kim để nó có thể bán được chỉ dao động ở ngưỡng 12 triệu. Với Samsung Galaxy S II cũng vậy. Giá máy khoảng 13,8 triệu và nếu mua về trót “bóc seal”, cắm SIM thì giá nó sẽ chỉ còn khoảng 11 triệu mà thôi. Vậy là nếu xét về độ mất giá thì rõ ràng 2 siêu di động này là ngang nhau. Đó là còn chưa kể những dân chơi không tiếc tiền mua iPhone 4 từ lúc hơn 30 triệu bản lock thì giờ đây bán chưa nổi 10 triệu, không biết có mấy người trong số họ dám khẳng định iPhone…giữ giá?
nguồn: genk.vn