Những nguyên tắc về mối quan hệ

Con người khao khát sự thân mật, cần yêu và được yêu. Nhưng con người có nhiều rắc rối khi làm vậy.

Tôi đã nhận được thư từ nhiều người nói rằng họ không biết một mối quan hệ lành mạnh trông như thế nào. Vì tôi quan tâm đến những điều đó, và quan tâm đến môi trường mà trẻ em lớn lên, tôi viết bài này như một nỗ lực để sửa chữa những vấn đề.

Tham khảo từ nhiều nguồn và nhiều chuyên gia, tôi đã chọn lọc một số nguyên tắc cơ bản của mối quan hệ. Điều này không có nghĩa là một danh sách dài. Nhưng nó là một sự khởi đầu. Hãy in nó ra và ghim chúng lên cánh cửa tủ lạnh nhà bạn. Tôi sẽ không kiểm tra bạn về chúng – mà cuộc sống sẽ kiểm tra bạn.

1) Chọn một người yêu một cách thông minh và tốt. Chúng ta bị thu hút trước người khác vì mọi kiểu lý do. Họ làm chúng ta nhớ đến một ai đó từ quá khứ của chúng ta. Họ tặng quà cho chúng ta và làm chúng ta cảm thấy quan trọng. Đánh giá một người yêu tiềm năng giống như đánh giá một người bạn; xem tính cách của họ, những giá trị, sự rộng lượng, hào phóng, mối quan hệ giữa lời nói và hành động, những mối quan hệ của họ với người khác.

2) Biết những niềm tin về mối quan hệ của người yêu bạn. Những người khác nhau có những niềm tin khác nhau và thường xung đột nhau về mối quan hệ. Bạn không muốn bắt đầu yêu một ai đó mong đợi nhiều sự không trung thực trong những mối quan hệ; họ sẽ tạo ra nó ở nơi nó không tồn tại.

3) Đừng lẫn lộn tình dục với tình yêu. Đặc biệt lúc bắt đầu một mối quan hệ, sự thú hút và khoái cảm trong tình dục thường bị nhầm lẫn với tình yêu.

4) Hiểu những nhu cầu của bạn và nói chúng ra một cách rõ ràng. Một mối quan hệ không phải là một trò chơi đoán ý. Nhiều đàn ông cũng như phụ nữ, sợ nói ra những nhu cầu của họ, và kết quả là, ngụy trang chúng. Kết quả là sự thất vọng vì không nhận được thứ họ muốn và tức giận người yêu vì không đáp ứng những nhu cầu (không được nói ra) của họ. Sự gần gũi không thể xuất hiện khi không có sự trung thực. Người yêu của bạn không phải là người đọc được ý nghĩ.

5) Tôn trọng, tôn trọng, tôn trọng. Hành động theo những cách làm người yêu luôn luôn duy trì được sự tôn trọng đối với bạn. Sự tôn trọng nhau là yếu tố cốt yếu cho một mối quan hệ tốt.

6) Xem hai bạn như một đội, nghĩa là hai bạn là hai người độc đáo đem đến những quan điểm và sức mạnh khác nhau. Đó là giá trị của một nhóm – những khác biệt của các bạn.

7) Biết cách kiểm soát những điểm khác biệt; nó là chìa khóa cho sự thành công trong một mối quan hệ. Những bất đồng không giết chết mối quan hệ. Mà sự xúc phạm. Học cách làm sao để xử lí những cảm xúc tiêu cực vốn không thể tránh khỏi, là sản phẩm của những sự khác nhau giữa hai người. Ngăn chặn hoặc né tránh những xung đột KHÔNG kiểm soát được chúng.

8) Nếu bạn không hiểu hoặc thích một việc gì đó mà người yêu bạn đang làm, hãy hỏi nó và tại sao anh/cô ấy làm việc đó. Nói chuyện và khám phá, đừng giả định.

9) Giải quyết những vấn đề khi chúng xuất hiện. Đừng để những cơn giận bị kìm nén.

10) Học cách thương lượng. Những mối quan hệ thời hiện đại không còn dựa vào những cái vai được phân bởi nền văn hóa. Các cặp đôi tự tạo ra những cái vai của riêng họ, do đó mọi hành động đều yêu cầu sự thương lượng. Nó hiệu quả nhất khi thiện chí chiếm ưu thế. Vì nhu cầu của con người hay thay đổi và thay đổi theo thời gian và những đòi hỏi của cuộc sống cũng thay đổi, vậy nên những mối quan hệ tốt đều được thương lượng và thương lượng lại liên tục.

11) Lắng nghe, thực sự lắng nghe những mối quan tâm và than phiền của người yêu bạn mà không đánh giá. Phần lớn thời gian, chỉ cần có một ai đó lắng nghe là tất cả những gì chúng ta cần để xử lí vấn đề. Thêm nữa nó mở ra cánh cửa để giãi bày. Và sự thấu cảm là quan trọng. Nhìn sự việc từ quan điểm của người yêu bạn cũng như của bạn.

12) Nỗ lực để duy trì sự gần gũi, thân mật. Sự gần gũi, thân mật không tự nó xuất hiện. Khi vắng nó, con người dần xa cách nhau và dễ ngoại tình. Một mối quan hệ tốt không phải là một mục tiêu cuối cùng; nó là một quá trình suốt đời được duy trì thông qua sự quan tâm thường xuyên.

13) Có một cái nhìn dài hạn. Một cuộc hôn nhân là một sự đồng ý cùng trải qua một tương lai bên nhau. Kiểm tra lại những giấc mơ của bạn với người đó thường xuyên để đảm bảo rằng cả hai đều ở cùng con đường. Cập nhật thường xuyên những giấc mơ của bạn.

14) Không bao giờ đánh giá thấp sức mạnh của trang phục đẹp.

15) Tình dục là tốt. Nói chuyện trên giường thì tốt hơn. Tình dục thì dễ dàng, sự thân mật thì khó khăn. Nó đòi hỏi sự trung thực, cởi mở, bộc lộ bản thân, bày tỏ những mối quan tâm, sợ hãi, nỗi buồn cũng như những hy vọng và ước mơ.

16) Không bao giờ đi ngủ với sự tức giận. Hãy thử một chút âu yếm.

17) Xin lỗi, xin lỗi, xin lỗi. Bất kì ai cũng có thể mắc sai lầm. Những nỗ lực sửa sai là quan trọng – yếu tố dự báo về hạnh phúc trong hôn nhân. Sự sẵn sàng bù đắp sau một cuộc tranh luận là trung tâm của mọi cuộc hôn nhân hạnh phúc.

18) Một chút phụ thuộc là tốt, nhưng phụ thuộc hoàn toàn vào người yêu để đáp ứng mọi nhu cầu của bản thân là sự mời gọi bất hạnh cho cả hai. Chúng ta đều phụ thuộc ở mức độ nào đó – vào bạn bè, người yêu, người thầy. Điều này đúng với đàn ông cũng như phụ nữ.

19) Duy trì lòng tự trọng. Thật dễ dàng hơn để một ai đó thích bạn và ở cạnh bạn khi bạn thích bản thân mình. Nghiên cứu cho thấy con người càng giữ nhiều vai, họ càng có nhiều nguồn của lòng tự trọng. Những công việc ý nghĩa – được trả tiền hoặc tự nguyện – là một trong những cách quan trọng nhất để luyện tập và củng cố ý thức về bản thân.

20) Làm phong phú mối quan hệ của bạn bằng cách mang vào mối quan hệ những sở thích mới từ bên ngoài. Bạn càng có nhiều đam mê trong cuộc sống, mối quan hệ của bạn sẽ càng phong phú. Mong đợi một người đáp ứng được tất cả nhu cầu của bạn trong cuộc sống là điều không thực tế.

21) Hợp tác, hợp tác, hợp tác. Chia sẻ những trách nhiệm. Những mối quan hệ hoạt động chỉ khi có sự hợp tác của hai người, với nhiều sự cho và nhận.

22) Duy trì năng lượng của bạn. Sống khỏe mạnh.

23) Nhận ra rằng tất cả những mối quan hệ đều có những lúc lên và xuống và không phải đều vui vẻ liên tục. Làm việc cùng nhau trong suốt những thời điểm khó khăn sẽ làm mối quan hệ mạnh mẽ hơn.

24) Hiểu rõ một mối quan hệ xấu bằng cách kiểm tra nó, nghĩ về những niềm tin của bạn về bản thân. Đừng chạy trốn khỏi một mối quan hệ xấu; bạn sẽ chỉ lặp lại nó với đối tác tiếp theo.Sử dụng nó như một tấm gương để nhìn vào bản thân bạn, hiểu điều gì trong bạn đang tạo ra mối quan hệ này. Thay đổi bản thân bạn trước khi bạn thay đổi mối quan hệ của bạn.

25) Hiểu rằng tình yêu không phải là một điều tuyệt đối. Nó là một cảm giác thịnh suy phụ thuộc vào cách các bạn đối xử với nhau như thế nào. Nếu bạn học được những cách tương tác mới, thì những cảm xúc tình yêu có thể quay trở lại, thường là mạnh mẽ hơn trước.


Nguồn
Relationship Rules
Tips on how to build a healthy love life with your spouse.
By Hara Estroff Marano, published on October 01, 2004 - last reviewed on June 05, 2012
PsychologyToday
 
Top