Những phần cứng là ông tổ của Gaming PC hiện nay

Từ khi máy tính cá nhân xuất hiện vào năm 1981 , trải qua hơn ba thập kỉ phát triển thì công nghệ phần cứng máy tính đã có những bước phát triển không thể tin nổi. Dù ở thời nào đi nữa, cũng xuất hiện những phần cứng dành cho thị trường máy tính chơi game. Ngày nay chúng ta có thể mua một con chuột chơi game với mức giá khá dễ chịu nhưng bạn có tin được không khi một con chuột máy tính chơi game ở thập niên 80 có giá lên tới 475$ ??? Hãy cùng PCNews điểm qua những phần cứng đánh dấu sự phát triển của thị trường Gaming PC những thập niên về trước.

IBM Color Graphics Adapter

5a5a131b-33d9-4db8-b967-40f4a2f14f04_200.jpg


Trên đây là hình ảnh của The Paradise Systems Modular Graphics Card hay còn gọi là CGA Card được phát hành vào năm 1984. Đây là một CGA Card đầu tiên có thể xuất hình ra một màn hình đơn sắc hay chúng ta vẫn thường gọi là màn hình đen trắng. Ở thời điểm đó, chiếc card là một thứ vô cùng đắt đỏ khi có giá lên tới 395$ (tương đương với 900$ theo tỷ giá hiện tại ), với số tiền này bạn có thể sắm một màn hình chơi game độ phân giải cao cùng một card đồ họa ở phân khúc cao cấp. Khi IBM phát hành dong máy tính PC 5150 của họ vào năm 1981, người dùng máy tính có hai lựa chọn mua Monochrome Display Adapter (MDA) hay cao cấp hơn là CGA Card. Trong khi MDA chỉ có thể xuất ra được những dòng văn bản đơn sắc thì CGA đã chứng tỏ độ khủng của mình khi có bộ nhớ trong lên tới 16K và có thể xuất ra hình ảnh đơn sắc mở ra tương lai sáng lạn cho thị trường máy tính chơi game.CGA Card ở thời điểm này có thể xuất ra độ phân giải 320 x 200 với bốn màu sắc, độ phân giải 640x200 ở chế độ đơn sắc. Tuy chỉ là những độ phân giải quá thấp so với hiện tại nhưng tại thời điểm đó CGA đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển của Enhanced Graphic Adapter (EGA) vào năm 1984, và Video Graphics Array (VGA) vào năm 1987 và nó còn được hỗ trợ đến tận những năm 1990.

The Microsoft Mouse

e4d2aa7b-bb37-42e5-bc39-c07b81b83e29_196.jpg


Microsoft ra mắt con chuột máy tính đầu tiên của mình vào năm 1983 với thiết kế cồng kềnh và nặng nề với một viên bi bằng thép bên trong và sử dụng giao tiếp ISA làm chuẩn kết nối. Giá của nó là 200$ một cái giá không hề dễ chịu ở thời điểm đó cũng như ở thời điểm hiện tại dù chúng ta chưa tính đến hệ số trượt giá tiền tệ. Tuy không phải là con chuột máy tính đầu tiên xuất hiện ở thời điểm bấy giờ nhưng nó là con chuột đầu tiên của một hãng sản xuất phần mềm - hãng sẽ tạo ra những hệ điều hành hiện đại hơn và hỗ trợ nhiều hơn cho chuột máy tính.Mặc dù tại thời điểm đó, có rất ít ứng dụng cũng như những bộ máy tính đòi hỏi cần có một con chuột máy tính. Nhưng với sự phát triển của hệ điều hành Windows đặc biệt là sự xuất hiện của hệ điều hành Windows 3.0 vào năm 1990 thì chuột máy tính đã trở thành một thiết bị không thể thiếu trên từng bộ máy tính cá nhân. Nhờ sự xuất hiện của những trò chơi như bắn súng, chiến thuật thời gian thực mà chuột máy tính càng ngày càng có nhiều đất diễn hơn. Mặc dù nó không thật sự hữu dụng đối với những bộ máy chơi game Console hay thiết bị chơi game cầm tay nhưng có thể khẳng định chuột máy tính là một thành phần không thể thiếu trên PC Game.


Bộ vi xử lý Intel 80386
0ab598aa-786b-426b-896a-e0baf232497c_196.jpg


PC IBM 5150 ra đời vào năm 1981 với bộ vi xử lý Intel 8088 8-bit tốc độ 4,77 MHz. Dòng chip này gắn bó với những cỗ máy của IBM và các hãng sản xuất máy tính đến tận cuối năm 1984 thì được thay thế bởi bộ vi xử lý Intel 80286 16-bit với tốc độ xử lý lên đến 6 MHz.Được giới thiệu vào cuối năm 1985, nó lần đầu tiên được tích hợp trong bộ máy tính có tên Compaq Deskpro 386 và sau đó bảy tháng nó đã có mặt trên những bộ máy tính của hãng IBM. Bộ vi xử lý này thường được gọi là i386 mà trong các giáo trình tin học chúng ta được học trong chương trình phổ thông vẫn thường hay nhắc đến. Nó là bộ vi xử lý được sử dụng phổ biến trong các bộ máy tính chơi game. Mãi đến năm 1990 mới được thay thế bởi bộ vi xử lý 486. Sự ra đời của Intel 80386 32 bit đã đánh dấu một sự chuyển mình lớn cho ngành công nghiệp máy tính trên toàn thế giới.

Card âm thanh Sound Blaster Pro

0fa65d7e-2cee-4d3c-bf0c-67ecb6c41bc5_192.jpg


Chiếc card âm thanh này được phát hành vào năm 1991, nó là một trong những chiếc card âm thanh thành công nhất của hãng Creative mà đến tận bây giờ vẫn có những card âm thanh mang nhãn hiệu Sound Blaster.Vào thời điểm đó, âm thanh trên máy tính thường được xuất ra dưới dạng những âm thanh mono đơn giản ngắt nhịp thông qua một chiếc loa tích hợp nằm bên trong mainboard và Sound Blaster Pro ra đời đã thay đổi cách thức người sử dụng quan tâm hơn nhiều đến chất lượng âm thanh trên máy tính. Mặc dù hiện tại chất lượng xử lý âm thanh tích hợp trên bo mạch chủ của nhiều hãng đã đã rất phát triển nhưng đa số đều không đáp ứng được nhu cầu của game thủ cũng như những người chuyên nghiệp về âm thanh và card âm thanh. Và ra đời nói chung cũng như Sound Blaster Pro nói riêng đã là một bước ngoặt lớn đánh dấu sự phát triển của mảng card âm thanh phụ trợ dành cho việc chơi game.

CD-ROM

ed2dfbad-4efd-4845-a38e-d7ece12e9df5_203.jpg


Vào những năm 80 của thế kỷ trước việc chơi game trên máy tính vô cùng đơn giản: bạn đưa một đĩa mềm 5,25 " vào ổ đĩa mềm và chơi trò chơi mà bạn thích. Tuy nhiên với sự phát triển của công nghệ máy tính cùng với sự phát triển của nền công nghiệp game trên PC thì dung lượng của đĩa mềm đã không còn đáp ứng kịp với sự phát triển nữa. Và đến năm 1990, ổ đĩa CD ROM cùng với những thiết bị lưu trữ sử dụng quang học ra đời đã tạo nên một bước đột phá trong việc lưu trữ dữ liệu trò chơi máy tính.Mặc dù tốc độ đọc ghi của nó khá giới hạn nhưng với một dung lượng lưu trữ cao gấp hàng trăm lần so với ổ đĩa mềm thì với một đĩa CD bạn có thể lưu trữ rất nhiều trò chơi trên nó điều mà bạn không thể làm được với đĩa mềm 5,25". Bạn thử tưởng tượng khi Windows 95 phát hành thì nó được chứa trong tận 13 chiếc đĩa mềm thì đĩa CD ra đời hẳn là một cứu cánh cho ngành công nghiệp lưu trữ thời bấy giờ. Nhưng tất nhiên là không thể so sánh với DVD vào thời điểm hiện tại.Vào thời hiện tại, các công nghệ lưu trữ khác ra đời với lượng dữ liệu được lưu nhiều gấp trăm lần so với CD và đã làm cho CD dần trôi vào dĩ vãng nhưng chúng ta không thể phủ nhận việc có mặt của đĩa CD là một bước ngoặt làm thay đổi thói quen lưu dữ liệu trên máy tính và cả trên các thiết bị chơi nhạc nữa.

Card đồ họa 3dfx

45397f35-22fb-467a-a6d6-1c507a66492f_192.jpg


Apollo 3Dfast II là một chiếc card đồ họa sử dụng chip đồ họa Voodoo2 giúp tăng cường sức mạnh xử lý đồ họa 3D trên máy tính cá nhân, nó cũng sẵn sàng cho việc ghép đôi với một chiếc card đồ họa khác thông qua kết nối Scan Line Interleave.Tuy nhiên, việc các nhà sản xuất luôn cố gắng thiết lập những tiêu chuẩn kết nối riêng của mình đã làm trì trệ cả nền công nghiệp trò chơi trên máy tính vì họ không biết nên phát triển trò chơi của mình trên nền tàng phần cứng nào cũng như thiếu những API hỗ trợ cho trò chơi của mình. Điều này được kết thúc khi vào năm 1996, 3dfx phát hành con chip Voodoo Graphics cùng với bộ API hỗ trợ của nó mang tên Glide. Nó đã thiết lập một tiêu chuẩn đầu tiên cho game thủ cũng như các nhà phát triển trò chơi trên máy tính để cạnh tranh với sự bùng nổ của các thế hệ máy chơi game Console đến từ Sony hay Nintendo.Mặc dù vòng đời của 3dfx và Glide là rất ngắn nhưng nó là một bước đệm quan trọng cho sự phát triển của các API hỗ trợ 3D mà chúng ta rất hay sử dụng tại thời điểm hiện tại như OpenGL và Direct3D.

USB

274f9b98-174e-45a7-9eda-5f10e5d5c716_198.jpg


Trước khi giao diện USB bắt đầu sinh sôi nảy nở trong những năm cuối thập niên 1990, bàn phím, chuột, tay cầm chơi game, và nhiều thiết bị ngoại vi và phụ kiện khác đều đã xuất hiện trên PC game. Thật không may, trước khi USB trở thành một tiêu chuẩn kết nối trên máy tính thì các thiết bị ngoại vi đều có sự lựa chọn cổng kết nối cho riêng mình và điều này gây nên sự khó khăn trong việc lựa chọn thiết bị ngoại vi thích hợp cho những chiếc máy tính cá nhân. Khi các chuẩn kết nối lúc đó thường đòi hỏi việc khởi động lại máy tính mỗi khi ngắt kết nối hoặc kết nối thì chuẩn USB ra đời với tính năng Plug and Play hay còn gọi là Cắm là Chơi đã làm nó trở thành chuẩn kết nối phát triển mạnh mẽ cho đến tận bây giờ và trở thành chuẩn kết nối chung của nhiều thiết bị ngoại vi chơi game.

Màn hình phẳng LCD

1bba2416-09e5-421f-a6ef-69fb186e7993_194.jpg


Trước khi màn hình phẳng ra đời, nền công nghiệp máy tính luôn có sự xuất hiện của loại màn hình sử dụng công nghệ ống cathode (CRT). Tuy nhiên với nhu cầu đòi hỏi kích cỡ màn hình ngày càng to thì màn hình CRT dần không thể đáp ứng được do sự phình ra của kích cỡ làm chúng trở nên quá đồ sộ và ngốn quá nhiều điện năng tiêu thụMàn hình phẳng LCD ra đời đã làm cho màn hình CRT dần lui vào dĩ vãng. Nó đáp ứng được yêu cầu của người dùng khi có một thân hình mỏng manh, nhẹ nhàng, đáp ứng được yêu cầu về màu sắc mà lại rất tiết kiệm điện.

Ổ đĩa cứng thể rắn (SSD)

b6e943b1-13f3-4f7d-ad09-9356f94eb18c_194.jpg



Trái ngược với HDD, ổ cứng SSD chỉ có lịch sử xuất hiện vài năm trở lại đây. Nó có ưu thế vượt trội về tốc độ truy xuất (đọc/ghi) dữ liệu, độ bền và khả năng chống sốc tốt hơn, vì không có bộ phận chuyển động như HDD nên hoạt động mát hơn. Như vậy dữ liệu của người dùng sẽ được bảo vệ tốt hơn khi máy tính bị rơi hay va chạm.Sự ra đời của nó đã cải thiện tốc độ truy xuất dữ liệu trên máy tính một cách đáng kể đóng góp phần nào tăng cường trải nghiệm trò chơi của game thủ.


Nguồn tham khảo: PCNews.vn
 
Top