Sưu tầm những tấm gương về lòng dũng cảm hiện nay và trong lịch sử
Có những tấm gương nào về lòng dũng cảm từ xưa đến nay thế nhỉ?
Lòng dũng cảm chính là một trong những đức tính quan trọng để hình thành nên giá trị của một con người.Người dũng cảm thường sẽ giải quyết công việc cũng như những chuyện xảy ra trong cuộc sống một cách mạnh mẽ và hiệu quả.Lòng quả cảm hay những người dũng cảm luôn luôn là đề tài là tấm gương để ngợi ca trong xã hội con người.Đặc biệt trong hoàn cảnh khó khăn,hoạn nạn,chiến tranh,... Lòng dũng cảm sẽ là một thứ giúp chúng ta vượt qua nghịch cảnh và đè bẹp tất cả.Sau đây hãy cùng Vforum tìm hiểu và điểm qua những tấm gương về lòng dũng cảm nhất hiện nay và trong lịch sử nhé!
Lòng dũng cảm là gì?
Tản mạn đôi chút về lòng dũng cảm.Đất nước của chúng ta được sinh ra bởi chiến thắng của biết bao cuộc chiến tranh xảy ra.Có biết bao con người đã đấu tranh đã,đánh đổi máu thịt và nước mắt của họ để hòa bình cho đất nước.Chính vì là dân tộc được sinh ra trong khói lửa,bom đạn của kẻ thù thế nên ‘’dòng máu lạc hồng’’,’’Con Rồng cháu tiên’’ là mệnh danh của dân tộc ta.Chính vì thế sẽ không thể thiếu đi đức tính dũng cảm và những con người dũng cảm
Đây là một trong những đức tính mạnh mẽ và cool ngầu nhất,người dũng cảm luôn có xu hướng tìm đến và đối đầu với những hiểm nguy,thay vì sẽ tìm cách tránh né như đa số con người thường làm khi gặp nguy hiểm.Trong những tình huống cấp bách người dũng cảm sẽ có thể hy sinh để cứu giúp người khác mà quên đi bản thân mình.Chúng ta ai cũng nên rèn luyện lòng dũng cảm.Và tất nhiên không cần dũng cảm đến mức phải hy sinh để cứu một ai đó,thế nhưng điều tối thiểu chúng ta phải dám đương đầu với thử thách,những vấn đề của bản thân.Và dám làm điều bản thân mình nhận thấy là đúng đắn,...
Tổng hợp những tấm gương về lòng dũng cảm hiện nay và trong lịch sử
1.Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước,miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Trong những năm tháng ấy,Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Suốt (sinh năm 1906).Chính là cầu nối quan trọng,cho lực lượng quân ta.Vốn từ nhỏ quen thuộc địa hình,sông nước nên dù tuổi đã cao.nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn.Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
2.Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta.Lịch sử đã ghi nhận công lao của anh từ khi còn rất trẻ.Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền sinh năm 1928 ,Anh là một thiếu niên người dân tộc Tày…Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.Thế nên đến năm 1943,trong một lần không may bị quân địch phát hiện tại vùng Pắc Pó.Mặc dù vẫn nhanh nhẹn như mọi lần,và đã nhanh trí dụ địch nổ súng vào phía mình để cho bộ đội ta chạy thoát.Nhưng địch phục kích với số lượng quá đông,cuối cùng Kim Đồng đã trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin,..
3.Bạn có sợ những tia sét khi trời mưa giông bão.Chắc hẳn nhiều bạn sẽ bảo rằng không vì ông trời hơi đâu mà để ý tới mình nhỉ ^^.Thế nhưng trươc đây khi chưa hề có cột thu lôi được phát mình rất nhiều trường hợp đã bị tia sét đánh trúng.Và Franclin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công
4.Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải).
5.Anh hùng Phùng Văn Khầu: sinh ra và lớn lên ở Trùng Khánh- Cao Bằng. Chàng thanh niên người Tày bỏ nhà tham gia quân đội khi chưa tròn 16 tuổi. Vào pháo binh, ông được biên chế vào Binh chủng Pháo binh E675. Những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, theo yêu cầu của nhiệm vụ, khẩu đội của Phùng Văn Khầu phải vào trận địa trước. Chỉ với 9 người, ông và các đồng chí phải chiến đấu gấp ba bình thường. Đồng đội lần lượt hi sinh, chỉ còn mình ông, ông đã làm thay công việc của cả tám người. Trận đánh ấy, một mình ông tiêu diệt được 5 khẩu pháo 105ly, 6 khẩu đại liên, 4 lô cốt, 1 kho đạn của địch.
6.Anh hùng La Văn Cầu: Khao khát được giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
7.Anh hùng Thái Văn A: ông quê ở quảng Bình. Trong kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, người bị thương nhưng Thái Văn A vẫn không rời vị trí, tiếp tục quan sát, theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Ông đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ và xác định vị trí có bom chưa nổ để công binh xử lí.
8.La Thị Tám vào bộ đọi năm 1967. Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mĩ ném bom để đém số lượng bom. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được và cắm tiêu 1205 quả bom.
9. Phùng Ngọc Liêm: Tham gia Cách mạng, anh được Ban chỉ huy Biệt động xã Bạc Liêu phân công nhiệm vụ vừa trinh sát vừa đánh địch. Năm 1968, khi bị địch tập trung vây bắt, anh đã dũng cảm giật kích mìn để tiêu diệt địch và đã anh dũng hi sinh.
10.Ngày qua cả nước đã cảm phục và ca ngợi về hành động nghĩa hiệp của một anh tài xế.anh Phan Văn Bắc (30 tuổi, ngụ thôn 6 xã Đạ Oai, H. Đa Huoai, Lâm Đồng) – Tài xế xe tải BKS 49C-09851 đã dũng cảm, nhanh trí dùng đuôi xe tải của mình 'đỡ' xe khách BKS 53N- 2824 đang chở 30 du khách từ Đà Lạt về lại TP.HCM bị mất thắng có nguy cơ lao xuống vực sâu đổ đèo an toàn vào ngày 6/9.Lòng dũng cảm là không có giới hạn dù lạ hay quen.Nếu hành động xuất phát tự lòng dũng cảm sẽ thật kiên cường và đẹp đẽ.
11.Câu chuyện cảm động về Nguyễn Văn Nam.Trong lần cứu sống 5 em học sinh nhỏ đang bị đuối nước vào hôm ngày 30/4/2013.Không may đã bị cuốn vào dòng nước dữ và hy sinh.Thời điểm ấy Nam chỉ vừa tròn 18 tuổi.Chàng trai trẻ sinh năm 1995 Nguyễn Văn Nam đã ra đi mãi mãi,và là một giai thoại về lòng dũng cảm thật đẹp nhưng cũng không kém phần bi thương.Trước đó Nam đã từng 9 lần cứu người đuối nước dù đang trong độ tuổi THPT.Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của cậu trai trẻ .Sau đó, Gia đình Nam đã được nhận thư chia buồn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Còn riêng Nam đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
Rèn luyện để trở thành một người dũng cảm
Trên đây là bài viết về những tấm gương về lòng dũng cảm hiện nay và trong lịch sử.Mong rằng sẽ đem đến thật nhiều những tấm gương,những cách sống của những con người dũng cảm của dân tộc Việt Nam dành đến cho các bạn!
Xem Thêm:những dẫn chứng, tấm gương về nghị lực sống, bản lĩnh sống
Có những tấm gương nào về lòng dũng cảm từ xưa đến nay thế nhỉ?
Lòng dũng cảm là gì?
Tản mạn đôi chút về lòng dũng cảm.Đất nước của chúng ta được sinh ra bởi chiến thắng của biết bao cuộc chiến tranh xảy ra.Có biết bao con người đã đấu tranh đã,đánh đổi máu thịt và nước mắt của họ để hòa bình cho đất nước.Chính vì là dân tộc được sinh ra trong khói lửa,bom đạn của kẻ thù thế nên ‘’dòng máu lạc hồng’’,’’Con Rồng cháu tiên’’ là mệnh danh của dân tộc ta.Chính vì thế sẽ không thể thiếu đi đức tính dũng cảm và những con người dũng cảm
Đây là một trong những đức tính mạnh mẽ và cool ngầu nhất,người dũng cảm luôn có xu hướng tìm đến và đối đầu với những hiểm nguy,thay vì sẽ tìm cách tránh né như đa số con người thường làm khi gặp nguy hiểm.Trong những tình huống cấp bách người dũng cảm sẽ có thể hy sinh để cứu giúp người khác mà quên đi bản thân mình.Chúng ta ai cũng nên rèn luyện lòng dũng cảm.Và tất nhiên không cần dũng cảm đến mức phải hy sinh để cứu một ai đó,thế nhưng điều tối thiểu chúng ta phải dám đương đầu với thử thách,những vấn đề của bản thân.Và dám làm điều bản thân mình nhận thấy là đúng đắn,...
Tổng hợp những tấm gương về lòng dũng cảm hiện nay và trong lịch sử
1.Trong chiến tranh kháng chiến chống Mỹ cứu nước,miền Bắc Việt Nam, Quảng Bình được coi là một trọng điểm đánh phá ác liệt của máy bay và hải quân Mỹ, trong đó đặc biệt chúng bắn phá ném bom cầu phà, các bến sông… nhằm hạn chế đến thủ tiêu sự chi viện của hậu phương miền Bắc cho chiến trường miền Nam.Trong những năm tháng ấy,Bà mẹ Việt Nam Anh Hùng Nguyễn Thị Suốt (sinh năm 1906).Chính là cầu nối quan trọng,cho lực lượng quân ta.Vốn từ nhỏ quen thuộc địa hình,sông nước nên dù tuổi đã cao.nhưng vẫn bình tĩnh điều khiển con đò đưa cán bộ và bộ đội qua sông. Nhiều lần khi đò ra giữa sông thì máy bay địch lao đến bắn phá rất ác liệt, nhưng mẹ vẫn bình tĩnh, khéo léo điều khiển đò cập bến an toàn.Hàng ngày mẹ trực tiếp vận chuyển đưa bộ đội từ Lào về Việt Nam qua sông, vận chuyển vũ khí, lương thực ra các tàu Hải quân ta để tăng cường thêm cho cuộc chiến đấu ở chiến trường miền Nam.
2.Anh hùng trẻ tuổi Kim Đồng chắc hẳn không còn xa lạ với mỗi chúng ta.Lịch sử đã ghi nhận công lao của anh từ khi còn rất trẻ.Kim Đồng tên thật là Nông Văn Dền sinh năm 1928 ,Anh là một thiếu niên người dân tộc Tày…Từ năm 1940, ở quê Dền đã có phong trào cách mạng. Dền được anh trai và anh cán bộ như anh Đức Thanh giác ngộ cách mạng. Dền đã theo các anh làm các công việc: canh gác, chuyển thư từ, nghe nói chuyện về tội ác của quân giặc… nhờ đó Dền đã sớm giác ngộ cách mạng và trở thành một liên lạc viên tin cậy của tổ chức Đảng. Dền đã mau chóng làm quen với cách thức làm công tác bí mật, nhiều lần đưa, chuyển thư từ, đưa đường cho cán bộ lọt qua sự bao vây, canh gác của địch.Thế nên đến năm 1943,trong một lần không may bị quân địch phát hiện tại vùng Pắc Pó.Mặc dù vẫn nhanh nhẹn như mọi lần,và đã nhanh trí dụ địch nổ súng vào phía mình để cho bộ đội ta chạy thoát.Nhưng địch phục kích với số lượng quá đông,cuối cùng Kim Đồng đã trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin,..
3.Bạn có sợ những tia sét khi trời mưa giông bão.Chắc hẳn nhiều bạn sẽ bảo rằng không vì ông trời hơi đâu mà để ý tới mình nhỉ ^^.Thế nhưng trươc đây khi chưa hề có cột thu lôi được phát mình rất nhiều trường hợp đã bị tia sét đánh trúng.Và Franclin nhà bác học Mĩ đã dũng cảm thực hiện thí nghiệm làm cột thu lôi. Công việc đó có thể gây ra cái chết cho ông bất cứ lúc nào. Sau nhiều năm đương đầu với sấm sét, năm 1752 Franklin đã thành công
4.Chuyến phà gặp nạn vào lúc 6 giờ sáng ngày 21/11 từ xã Tam Hải sang xã Tam Quang (huyện Núi Thành) trên sông Trường Giang gần cửa biển Kỳ Hà. Ngoài 1 thai phụ không may bị thiệt mạng, toàn bộ 39 người còn lại trên phà đều được cứu thoát. Đó không hoàn toàn là sự may mắn mà là kết quả của sự dũng cảm và nỗ lực của rất nhiều người dân sống quanh đó.Đặc biệt là 5 thợ lặn trên chiếc ghe máy của Công ty Thuận Lưu. Họ lập tức nhảy ngay xuống nơi nguy cấp để cứu người. Những người hùng đó là Nguyễn Thái Phi (SN 1970), Phạm Văn Hùng (SN 1968), Lê Văn Lân (SN 1981), Dương Văn Đà (SN 1974, cùng trú xã Tam Quang), Bùi Văn Hòa (SN 1968, trú xã Tam Hải).
5.Anh hùng Phùng Văn Khầu: sinh ra và lớn lên ở Trùng Khánh- Cao Bằng. Chàng thanh niên người Tày bỏ nhà tham gia quân đội khi chưa tròn 16 tuổi. Vào pháo binh, ông được biên chế vào Binh chủng Pháo binh E675. Những ngày tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, theo yêu cầu của nhiệm vụ, khẩu đội của Phùng Văn Khầu phải vào trận địa trước. Chỉ với 9 người, ông và các đồng chí phải chiến đấu gấp ba bình thường. Đồng đội lần lượt hi sinh, chỉ còn mình ông, ông đã làm thay công việc của cả tám người. Trận đánh ấy, một mình ông tiêu diệt được 5 khẩu pháo 105ly, 6 khẩu đại liên, 4 lô cốt, 1 kho đạn của địch.
6.Anh hùng La Văn Cầu: Khao khát được giải phóng đất nước, La Văn Cầu mới 16 tuổi khai tăng lên 18 tuổi để được vào bộ đội. Anh đã tham gia chiến đấu 29 trận trong các cương vị chiến sĩ và chỉ huy. Tấm gương La Văn Cầu cổ vũ phong trào thi đua giết giặc lập công và thành lá cờ đầu trong phong trào thi đua sử dụng bộc phá công đồn, một hình thức chiến thuật mới quân đội ta mở ra từ chiến dịch Biên giới 1950.
7.Anh hùng Thái Văn A: ông quê ở quảng Bình. Trong kháng chiến chống Mĩ, là chiến sĩ trinh sát trên đảo Cồn Cỏ, nơi bị máy bay và tàu chiến đánh phá ác liệt. Chân đài quan sát bị gãy, người bị thương nhưng Thái Văn A vẫn không rời vị trí, tiếp tục quan sát, theo dõi xác định vị trí mục tiêu cho đơn vị bắn. Ông đã góp phần cùng đơn vị bắn rơi 20 máy bay Mĩ và xác định vị trí có bom chưa nổ để công binh xử lí.
8.La Thị Tám vào bộ đọi năm 1967. Chị luôn đứng trên một quả đồi cao, phía trái của ngã ba Đồng Lộc vào những lúc máy bay Mĩ ném bom để đém số lượng bom. Suốt 200 ngày đêm ròng rã, chị đã đếm được và cắm tiêu 1205 quả bom.
9. Phùng Ngọc Liêm: Tham gia Cách mạng, anh được Ban chỉ huy Biệt động xã Bạc Liêu phân công nhiệm vụ vừa trinh sát vừa đánh địch. Năm 1968, khi bị địch tập trung vây bắt, anh đã dũng cảm giật kích mìn để tiêu diệt địch và đã anh dũng hi sinh.
10.Ngày qua cả nước đã cảm phục và ca ngợi về hành động nghĩa hiệp của một anh tài xế.anh Phan Văn Bắc (30 tuổi, ngụ thôn 6 xã Đạ Oai, H. Đa Huoai, Lâm Đồng) – Tài xế xe tải BKS 49C-09851 đã dũng cảm, nhanh trí dùng đuôi xe tải của mình 'đỡ' xe khách BKS 53N- 2824 đang chở 30 du khách từ Đà Lạt về lại TP.HCM bị mất thắng có nguy cơ lao xuống vực sâu đổ đèo an toàn vào ngày 6/9.Lòng dũng cảm là không có giới hạn dù lạ hay quen.Nếu hành động xuất phát tự lòng dũng cảm sẽ thật kiên cường và đẹp đẽ.
11.Câu chuyện cảm động về Nguyễn Văn Nam.Trong lần cứu sống 5 em học sinh nhỏ đang bị đuối nước vào hôm ngày 30/4/2013.Không may đã bị cuốn vào dòng nước dữ và hy sinh.Thời điểm ấy Nam chỉ vừa tròn 18 tuổi.Chàng trai trẻ sinh năm 1995 Nguyễn Văn Nam đã ra đi mãi mãi,và là một giai thoại về lòng dũng cảm thật đẹp nhưng cũng không kém phần bi thương.Trước đó Nam đã từng 9 lần cứu người đuối nước dù đang trong độ tuổi THPT.Nhận thấy được lòng dũng cảm hiếm có của cậu trai trẻ .Sau đó, Gia đình Nam đã được nhận thư chia buồn của chủ tịch nước Trương Tấn Sang.Còn riêng Nam đã được truy tặng Huân chương Dũng cảm của Nhà nước Việt Nam.
Rèn luyện để trở thành một người dũng cảm
- Có niềm tin mạnh mẽ vào điều chính nghĩa.Nhận thấy được nhiều giá trị đẹp của cuộc sống và ra sức bảo vệ chúng
- Đánh giá được việc tốt xấu,ngăn cản được những chuyện bất bình,sáng suốt để lòng dũng cảm không đặt sai chỗ và biếng thành sự liều mạng ngu ngốc
- Học cách chịu trách nhiệm cho mọi sự việc mình gây ra.
- Lòng dũng cảm trước hết phải đối diện với những hiểm nguy của bản thân thật vững vàng mạnh mẽ,sau đó mới dẫn đến những hành động xả thân vì người khác,vì lẽ phải,chính nghĩa.
Trên đây là bài viết về những tấm gương về lòng dũng cảm hiện nay và trong lịch sử.Mong rằng sẽ đem đến thật nhiều những tấm gương,những cách sống của những con người dũng cảm của dân tộc Việt Nam dành đến cho các bạn!
Xem Thêm:những dẫn chứng, tấm gương về nghị lực sống, bản lĩnh sống