Một vài công ty trên thế giới đang lên kế hoạch tung ra những chiếc ô tô bay đầu tiên đến người dùng, với thời điểm dự kiến cho việc này là năm 2017.
Terrafugia, AeroMobil, Moller International và PAL-V là những ví dụ điển hình về những doanh nghiệp mà đang có ý định sản xuất, bán và phân phối các sản phẩm ô tô bay trong vài năm tới.
Terrafugia, hãng công nghệ của Mỹ được thành lập bởi các sinh viên tốt nghiệp của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), được kỳ vọng sẽ bắt đầu quá trình sản xuất dòng ô tô bay Transition vào năm 2017. Công ty này đã chấp nhận tiền đặt cọc từ gần 100 khách hàng.
Công ty AeroMobil của Slovakia dự định sẽ hoàn thành bản thiết kế cho thế hệ xe hơi bay của hãng và chấp nhận tiền đặt cọc từ năm 2017.
Còn công ty PAL-V đến từ Hà Lan đã bắt đầu chấp nhận đơn đặt hàng, với dự kiến là những chiếc ô tô bay đầu tiên sẽ đến tay người dùng vào mùa xuân năm 2017.
Moller International, doanh nghiệp có trụ sở ở California, đã chấp nhận tiền đặt cọc từ khách hàng và có thể bắt đầu chào bán ô tô bay từ năm sau. Tuy nhiên điều này chỉ khả thi khi có sự cho phép của Cục Quản lý Hàng không Liên bang của Mỹ (FAA).
Những công ty kể trên đều có những tham vọng lớn trong tương lai. Mặc dù vậy, có nhiều trở ngại sẽ cản trở họ khỏi việc đạt được những ước mơ trên.
Lời hứa về việc những chiếc ô tô bay sẽ được chào bán công khai đã được các doanh nghiệp đưa ra rất nhiều lần. Và các nhà lập pháp là lý do chính khiến những sản phẩm này chưa thể có mặt trên thị trường.
Vấn đề ở đây đó là những chiếc ô tô bay phải trải qua hàng loạt những bài kiểm tra nghiêm ngặt. Và việc có các chứng nhận đầy đủ về vận tải, hàng không và đường bộ có thể mất một thời gian rất dài.
“Phát triển một thứ gì đó mà hoạt động tốt rất khác với việc phát triển một thứ gì đó mà cần giấy phép”, Giám đốc điều hành của PAL-V, Robert Dingemanse nói và còn tự tin cho biết thêm những thế hệ ô tô bay của công ty ông đã đạt hết các tiêu chuẩn về đường bộ và hàng không tại châu Âu và Mỹ.
Những quy định của Chính phủ dường như là một cản trở cho sự phát triển kinh doanh của ngành công nghiệp ô tô bay, tuy nhiên chính chúng đang giúp mọi người có một cuộc sống an toàn. Vào tháng 5 vừa rồi, một chiếc ô tô bay của AeroMobil đã gặp tai nạn trong quá trình bay thử nghiệm. Tuy rằng phi công không bị thương, vụ việc này một lần nữa nêu bật tầm quan trọng của những biện pháp và quy định về an toàn.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với CNN, AeroMobil khẳng định tai nạn kể trên không làm ảnh hưởng đến kế hoạch phân phối xe ô tô bay của hãng vào năm 2017. Công ty đang tích cực sửa chữa những lỗi kỹ thuật.
Ngoài những quy định về an toàn, thì việc thiếu nguồn vốn cũng có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của các hãng công nghệ. Gần đây AeroMobil đã chấp nhận nguồn vốn đầu tư 2,5 triệu Euro từ một công ty tài chính, sau khi hãng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Juraj Vaculik. Mặc cho vụ tai nạn xảy ra gần đây, công ty của Slovakia này vẫn mong đợi nhiều nguồn vốn đầu tư trong tương lai gần.
Paul Moller, nhà sáng lập của Moller International, cho hay ông đã chi 200 triệu đô la Mỹ từ những năm 1970 để phát triển ô tô bay. Ông nói rằng ông luôn muốn có nhiều tiền hơn thế. Ông khẳng định “Có rất nhiều tiền ở quốc gia này (ý nói Mỹ). Điều bạn cần làm đó là chứng minh cho mọi người thấy sản phẩm của bạn có một tương lai tốt đẹp”.
Một trở ngại khác, mà cũng là một nhiệm vụ trong kinh doanh, đó là tìm kiếm khách hàng. Ý định từ các nhà sản xuất thì chưa rõ ràng, với một số nói rằng họ sẽ nhắm tới các cơ quan quân đội và thực thi pháp luật, một số khác lại cho hay đối tượng khách hàng tiềm năng của họ là những người giàu có và chủ doanh nghiệp. AeroMobil cụ thể cho biết hãng sẽ nhắm tới thị trường sản phẩm sang trọng, trong đó những người giàu là trọng tâm của các chiến dịch truyền thông.
Giám đốc điều hành của AeroMobil, Juraj Vaculik nói với CNN “Đó sẽ là những khách hàng đầu tiên, những người mà thích tìm kiếm những công nghệ mới, những niềm vui mới và mong muốn sở hữu một giải pháp giao thông thông minh”.
Giá bán của những chiếc ô tô bay sẽ dao động quanh mức 300 nghìn đô la Mỹ (khoảng 6,7 tỷ đồng), tuy nhiên có thể rất đa dạng. Giám đốc điều hành của PAL-V Robert Dingemanse, cho biết ông dự định ra mắt sản phẩm của mình ở mức giá 300 nghìn Euro mỗi chiếc (khoảng 7,6 tỷ đồng), tuy nhiên công ty ông cũng sẽ giới thiệu một phiên bản đặc biệt “limited edition” với mức giá khủng 500 nghìn Euro mỗi chiếc (xấp xỉ 12,7 tỷ đồng).
Đối với những ai có ý định sở hữu một chiếc xe ô tô bay, thì họ phải nhận thức được rằng lái những phương tiện này sẽ không giống như trong các bộ phim, nơi mà họ có thể bay bất cứ lúc nào và ở đâu.
Rất nhiều trong những chiếc ô tô bay này sẽ cần đường băng để cất cánh. Điều này đặc biệt đúng với những chiếc xe mà không thể bay thẳng lên trời khi khởi động.
Được biết kể cả với một số phiên bản ô tô bay mà có thể bay thẳng lên trời khi cất cánh, thì một đường băng cũng vẫn cần thiết, bởi lẽ nó tạo ra quá nhiều sức gió cho những khu dân cư liền kề.
Terrafugia, AeroMobil, Moller International và PAL-V là những ví dụ điển hình về những doanh nghiệp mà đang có ý định sản xuất, bán và phân phối các sản phẩm ô tô bay trong vài năm tới.
Terrafugia, hãng công nghệ của Mỹ được thành lập bởi các sinh viên tốt nghiệp của Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), được kỳ vọng sẽ bắt đầu quá trình sản xuất dòng ô tô bay Transition vào năm 2017. Công ty này đã chấp nhận tiền đặt cọc từ gần 100 khách hàng.
Công ty AeroMobil của Slovakia dự định sẽ hoàn thành bản thiết kế cho thế hệ xe hơi bay của hãng và chấp nhận tiền đặt cọc từ năm 2017.
Còn công ty PAL-V đến từ Hà Lan đã bắt đầu chấp nhận đơn đặt hàng, với dự kiến là những chiếc ô tô bay đầu tiên sẽ đến tay người dùng vào mùa xuân năm 2017.
Moller International, doanh nghiệp có trụ sở ở California, đã chấp nhận tiền đặt cọc từ khách hàng và có thể bắt đầu chào bán ô tô bay từ năm sau. Tuy nhiên điều này chỉ khả thi khi có sự cho phép của Cục Quản lý Hàng không Liên bang của Mỹ (FAA).
Những công ty kể trên đều có những tham vọng lớn trong tương lai. Mặc dù vậy, có nhiều trở ngại sẽ cản trở họ khỏi việc đạt được những ước mơ trên.
Lời hứa về việc những chiếc ô tô bay sẽ được chào bán công khai đã được các doanh nghiệp đưa ra rất nhiều lần. Và các nhà lập pháp là lý do chính khiến những sản phẩm này chưa thể có mặt trên thị trường.
Vấn đề ở đây đó là những chiếc ô tô bay phải trải qua hàng loạt những bài kiểm tra nghiêm ngặt. Và việc có các chứng nhận đầy đủ về vận tải, hàng không và đường bộ có thể mất một thời gian rất dài.
“Phát triển một thứ gì đó mà hoạt động tốt rất khác với việc phát triển một thứ gì đó mà cần giấy phép”, Giám đốc điều hành của PAL-V, Robert Dingemanse nói và còn tự tin cho biết thêm những thế hệ ô tô bay của công ty ông đã đạt hết các tiêu chuẩn về đường bộ và hàng không tại châu Âu và Mỹ.
Những quy định của Chính phủ dường như là một cản trở cho sự phát triển kinh doanh của ngành công nghiệp ô tô bay, tuy nhiên chính chúng đang giúp mọi người có một cuộc sống an toàn. Vào tháng 5 vừa rồi, một chiếc ô tô bay của AeroMobil đã gặp tai nạn trong quá trình bay thử nghiệm. Tuy rằng phi công không bị thương, vụ việc này một lần nữa nêu bật tầm quan trọng của những biện pháp và quy định về an toàn.
Tuy nhiên, trả lời phỏng vấn với CNN, AeroMobil khẳng định tai nạn kể trên không làm ảnh hưởng đến kế hoạch phân phối xe ô tô bay của hãng vào năm 2017. Công ty đang tích cực sửa chữa những lỗi kỹ thuật.
Ngoài những quy định về an toàn, thì việc thiếu nguồn vốn cũng có thể làm đảo lộn kế hoạch kinh doanh của các hãng công nghệ. Gần đây AeroMobil đã chấp nhận nguồn vốn đầu tư 2,5 triệu Euro từ một công ty tài chính, sau khi hãng bị phụ thuộc hoàn toàn vào tiền của Giám đốc điều hành kiêm nhà sáng lập Juraj Vaculik. Mặc cho vụ tai nạn xảy ra gần đây, công ty của Slovakia này vẫn mong đợi nhiều nguồn vốn đầu tư trong tương lai gần.
Paul Moller, nhà sáng lập của Moller International, cho hay ông đã chi 200 triệu đô la Mỹ từ những năm 1970 để phát triển ô tô bay. Ông nói rằng ông luôn muốn có nhiều tiền hơn thế. Ông khẳng định “Có rất nhiều tiền ở quốc gia này (ý nói Mỹ). Điều bạn cần làm đó là chứng minh cho mọi người thấy sản phẩm của bạn có một tương lai tốt đẹp”.
Một trở ngại khác, mà cũng là một nhiệm vụ trong kinh doanh, đó là tìm kiếm khách hàng. Ý định từ các nhà sản xuất thì chưa rõ ràng, với một số nói rằng họ sẽ nhắm tới các cơ quan quân đội và thực thi pháp luật, một số khác lại cho hay đối tượng khách hàng tiềm năng của họ là những người giàu có và chủ doanh nghiệp. AeroMobil cụ thể cho biết hãng sẽ nhắm tới thị trường sản phẩm sang trọng, trong đó những người giàu là trọng tâm của các chiến dịch truyền thông.
Giám đốc điều hành của AeroMobil, Juraj Vaculik nói với CNN “Đó sẽ là những khách hàng đầu tiên, những người mà thích tìm kiếm những công nghệ mới, những niềm vui mới và mong muốn sở hữu một giải pháp giao thông thông minh”.
Giá bán của những chiếc ô tô bay sẽ dao động quanh mức 300 nghìn đô la Mỹ (khoảng 6,7 tỷ đồng), tuy nhiên có thể rất đa dạng. Giám đốc điều hành của PAL-V Robert Dingemanse, cho biết ông dự định ra mắt sản phẩm của mình ở mức giá 300 nghìn Euro mỗi chiếc (khoảng 7,6 tỷ đồng), tuy nhiên công ty ông cũng sẽ giới thiệu một phiên bản đặc biệt “limited edition” với mức giá khủng 500 nghìn Euro mỗi chiếc (xấp xỉ 12,7 tỷ đồng).
Đối với những ai có ý định sở hữu một chiếc xe ô tô bay, thì họ phải nhận thức được rằng lái những phương tiện này sẽ không giống như trong các bộ phim, nơi mà họ có thể bay bất cứ lúc nào và ở đâu.
Rất nhiều trong những chiếc ô tô bay này sẽ cần đường băng để cất cánh. Điều này đặc biệt đúng với những chiếc xe mà không thể bay thẳng lên trời khi khởi động.
Được biết kể cả với một số phiên bản ô tô bay mà có thể bay thẳng lên trời khi cất cánh, thì một đường băng cũng vẫn cần thiết, bởi lẽ nó tạo ra quá nhiều sức gió cho những khu dân cư liền kề.
Nguyễn Mai Đức (theo CNN)