Những vật mang theo lời nguyền



1. Chiếc nhẫn bị nguyền rủa và những cái chết đầy bí ẩn

Trong căn hầm bí mật của một nhà băng ở Los Angeles có một chiếc nhẫn bạc gắn một viên đá quý nhưng người ta nói rằng, sẽ không ai dám đeo nó vì nó mang trong mình một lời nguyền khủng khiếp.
Chiếc nhẫn này không chỉ là một chiếc nhẫn rất đẹp mà còn có giá trị đặc biệt. Người ta nói rằng sẽ chẳng bao giờ có ai dám đeo nó nữa. Chiếc nhẫn bị khóa chặt trong căn hầm kín, nó mang trong mình một trong những lời nguyền khủng khiếp nhất trong lịch sử trong thế giới thần bí.

Những chủ nhân liên tiếp của nó từng bị thương, gặp vận rủi hay thậm chí là bị chết. Và nhiều người vẫn còn tin rằng chính chiếc nhẫn này đã đưa Rudolph Valentino, diễn viên huyền thoại của thế kỷ XX, xuống mồ khi còn tuổi trẻ. Mặc dù vậy, những câu chuyện mang tính chất huyền bí xung quanh chiếc nhẫn này đã bị coi chỉ là những sự trùng hợp ngẫu nhiên thuần túy.

2. Bức tranh "Cậu bé khóc"

teensblazingcurse20.gif


Bức tranh do họa sĩ Tây Ban Nha Bruno Amadio vẽ được sản xuất hàng loạt và biết đến với cái tên "Cậu bé khóc". Nó trở nên rất phổ biến và được nhiều người mua ở Anh trong những năm 80.
Với người xem tranh, đây là một bức tranh khá bình thường, dù có gì đó phảng phất buồn và u ám. Tuy nhiên những người sở hữu bản copy của nó cho biết khi nhìn vào khuôn mặt của Cậu bé khóc, họ luôn có cảm giác sợ hãi và đau ốm.

Câu chuyện bắt đầu vào năm 1985 khi các tờ báo ở Anh đưa tin về hàng loạt các vụ cháy nhà bí ẩn. Điều mà những người lính cứu hỏa thấy lạ lùng và không thể giải thích nổi là trong tất cả các vụ cháy, mọi thứ trong nhà đều cháy rụi, chỉ có duy nhất bức tranh Cậu bé khóc vẫn không hề bị sứt mẻ tẹo nào.

Rất nhiều người đã gọi cho các tờ báo để khẳng định rằng hỏa hoạn xảy ra sau khi họ mua Cậu bé khóc về.

Sự thật về nguồn gốc của bức tranh vẫn còn là điều bí ẩn. Một số nguồn tin cho hay người họa sĩ đã ngược đãi cậu bé trong bức tranh - một em bé mồ côi.

Một số người khác lại nói rằng cha mẹ cậu bé chết trong một trận hỏa hoạn. Cậu bé trở thành kẻ mồ côi và giờ muốn gây ra các vụ hỏa hoạn để trả thù những người khác đã khiến cậu trở thành trẻ mồ côi.

Một số nhà tâm linh học lại lý giải rằng linh hồn của cậu bé bị mắc kẹt bên trong bức tranh, chính vì thế mà nó phải phóng hỏa để được tự do. Nhiều người lại nói rằng họa sĩ đã ký “hợp đồng tội lỗi” với Quỷ Xa tăng nhằm giúp bán các bức tranh của ông.


3. Viên kim cương xanh


hopediamond.jpg


Người chủ sở hữu đầu tiên của nó đã bị bầy chó hoang xé xác, trong khi số phận của vua Louis XVI và hoàng hậu Marie Antoinette cũng không hơn khi tham vọng chiếm giữ viên kim cương này.
Kim cương được biết đến với vẻ đẹp lộng lẫy và phi thường của nó. Viên kim cương nổi tiếng nhất thế giới với màu xanh huyền bí nặng 45,52 carat là the Hope. Nhưng điều nổi bật hơn tất cả những viên kim cương khác là bởi lời nguyền gắn liền với nó. Hiện đang được trưng bày tại bảo tàng Lịch sử tự nhiên Smithsonian tại Whasington, DC, viên kim cương The Hope nguyên thủy được tìm thấy tại mỏ kim cương Kollur tại Golconda và thuộc về bức tượng thần Sita tại Ấn độ. Từ khi bị đánh cắp tại một ngôi đền ở Ấn Độ, nó đã trôi dạt qua rất nhiều nơi và bắt đầu lời nguyền của mình.

Điều đặc biệt của lời nguyền này là nó mang đến cái chết hoặc sự bất hạnh đến cho người chủ sở hữu nó, bắt đầu từ nhà vận chuyển kim cương người Pháp Jean Baptiste Tavernier năm 1642. Ngay sau khi bán nó cho vua Louis XIV, Tavernier đã gặp thảm kịch khi tới Ấn Độ, khi ông bị một bầy chó hoang xé xác. Viên kim cương được nhận danh hiệu “Kim cương xanh của nhà vua” (Blue Diamond of the Crown) và bị cắt thành hình trái tim.

4. Bài hát tử thần

Bài hát tử Nhạc sĩ người Hungary Rezso Seress sáng tác bài Szomorú Vasárnap để diễn tả tâm trạng thất tình của mình. Seress không ngờ rằng, bài hát của ông bị “kết tội” là nguyên nhân làm cho hàng trăm người tự tử.

Một chiều buồn cuối năm 1932, bầu trời Paris thật ảm đạm, mưa nặng hạt và lạnh lẽo. Nhạc sĩ dương cầm Rezso Seress ngồi chơi đàn dương cầm bên cửa sổ. Một giai điệu chợt xuất hiện trong đầu ông và nửa tiếng đồng hồ sau, bài hát Szomorú Vasárnap (phiên bản tiếng Anh là Gloomy Sunday - Chủ nhật buồn) đã ra đời.

Bài hát của ông nói về tâm trạng đau khổ của một người thất tình “ngồi một mình, nghe hơi mưa”, với “đợi chờ không nguôi ngoai” và cuối cùng là “chủ nhật nào, tôi im hơi... đến với tôi thì muộn rồi”.

Bài hát ban đầu bị các hãng thu băng từ chối vì “nhạc và lời quá buồn thảm”. Phải mất vài tháng trời, Seress mới tìm được một hãng băng đĩa nhận lời mua nó và phát hành tại nhiều thành phố lớn trên thế giới.

Khi Szomorú Vasárnap được tung ra thị trường,những chuyện kỳ lạ bắt đầu xuất hiện. Tại Berlin (Đức), một thanh niên sau khi nghe bài hát đã phàn nàn với bạn bè rằng anh ta bị ám ảnh bởi nhạc và lời của nó, anh rơi vào trạng thái trầm cảm và không sao thoát ra được. Cuối cùng, anh ta đã dùng súng bắn vào đầu tự vẫn. Vài ngày sau, cũng tại Berlin, người ta lại phát hiện một cô gái treo cổ tự tử và dưới chân cô là bản nhạc Chủ nhật buồn.

Báo chí bắt đầu loan tin về hiện tượng này, và liên tiếp các vụ án tương tự xảy ra ở nhiều nơi trên thế giới như Hungary, Pháp, Mỹ. Bản thân Seress cũng rất kinh ngạc và không tin vào điều đó. Nhưng khi người ta thống kê được hàng trăm vụ tự tử trên khắp thế giới có liên quan đến bài hát của Seress thì ông bắt đầu hoảng sợ thực sự.

Lệnh cấm lưu hành bài hát đã được nhiều nước như Anh, Mỹ đưa ra. Nhưng càng cấm, bài hát càng nổi tiếng và danh sách những nạn nhân càng dài thêm, ở đủ mọi lứa tuổi, ngành nghề, màu da. Có tới 15 quốc gia đâm đơn kiện tác giả Seress, buộc tội ông có liên quan đến những cái chết đó.

Cơn sốt bài hát Chủ nhật buồn lên đến đỉnh điểm vào năm 1936. Bất chấp lệnh cấm, bản copy bài hát được bày bán khắp nơi ngay trên hè phố Paris. Những lời đồn đại làm cho nhiều ban nhạc và ca sĩ không dám hát bài “chết chóc” này. Nhạc sĩ Seress sau đó đã cố gắng thu hồi bài hát của mình nhưng không thành công. Sau này, chính Seress cũng tự tử vào năm 1968.

Giải mã điều bí mật

Các nhà nghiên cứu cho biết, âm nhạc, điện ảnh... có thể tác động tới tâm lý của con người, nhưng không phải là quyết định. Thời kỳ đó, Mỹ và châu Âu đang trong giai đoạn phát triển công nghiệp. Xã hội bị khủng hoảng sau Thế chiến thứ nhất, nạn thất nghiệp gia tăng, cùng với nỗi buồn tang tóc thời hậu chiến. Sự khủng hoảng xã hội sâu rộng này được thể hiện rõ nét với sự lên ngôi của học thuyết Hiện sinh. Điều này tác động mạnh lên tâm lý của dân chúng và đẩy nhiều người trong số họ rơi vào trạng thái mất phương hướng, trầm cảm, thất vọng trong cuộc sống.

Trong bối cảnh đó, chỉ cần thêm một tác động nhỏ từ bên ngoài như âm nhạc, ca từ, phim ảnh có nội dung buồn thảm là cũng có thể đẩy con người đến quyết định tiêu cực.

Bài hát Chủ nhật buồn rất ảm đạm chính là “giọt nước làm tràn ly”. Thêm nữa, sự cộng hưởng thêu dệt của dư luận đã tạo nên cái “mốt tự tử” vào thời kỳ đó.

Thời gian sau, không còn hiện tượng tự tử vì bài hát Chủ nhật buồn nữa. Lệnh cấm bài hát này cũng được bãi bỏ từ lâu ở châu Âu, Mỹ...


5. Chiếc xe kì dị


porshcedie010401.jpg



Một chiếc Porsche mang lời nguyền chết chóc!

Sau cái chết của nam diễn viên nổi tiếng người Mỹ James Dean năm 1955, chiếc Porsche 550 Spyder của ông như bắt đầu thực hiện một lời nguyền khủng khiếp!
Khi tham gia đóng bộ phim Rebel Without A Cause (tạm dịch Nổi loạn không cần lý do), James Dean nâng cấp chiếc Porsche 356 của mình lên 550 Spyder và muốn biến nó thành chiếc xe độc nhất vô nhị. Ông cho thêm những ô vuông vào ghế ngồi, hai dải đỏ dọc bánh sau và thêm con số 130 trên cửa xe, mui và nắp máy. Chiếc xe còn được đặt tên Little Bastard và sau được sơn lên xe.

Chiếc xe của ông đã thật sự nổi bật. Nhưng khi diễn viên Alec Guinness nhìn thấy chiếc xe, ông đã đưa ra lời cảnh báo cho Dean rằng chiếc xe mang trên mình vẻ chết chóc thật đáng sợ và khuyên Dean đừng lái nó nếu không muốn chết trong tuần tới. Và đáng sợ làm sao, đúng bảy ngày sau, James Dean đã chết trong một tai nạn ô tô thảm khốc trên chính chiếc xe Little Bastard yêu quý của mình.

5h30 chiều ngày 30 tháng 9 năm 1955, Dean cùng người bạn Rorf Wütherich cỡi Porsche 550 vi vu với tốc độ 160km/h trên đại lộ 466 và 41 phía tây thị trấn Cholame, California - khu vực được coi là ‘điểm đen’ vì số tai nạn xảy ra.
Dean vượt một chiếc xe nhưng bất ngờ một chiếc Ford Tudor 1950 rẽ trái và cắt đường của Dean. Không kịp trở tay, mặc dù cả hai đều nhìn thấy nhau, xe của Dean lao vào chiếc Ford Tudor tạo thành một tai nạn thảm khốc. Chiếc Porsche bắn tung lên cao 15m, người bạn của Dean bị văng ra khỏi xe, vỡ xương hàm và xương đùi, nhưng vẫn sống.

James bị nặng hơn. Chiếc Spyder đè lên và chôn anh trong đống kim loại nát vụn với vết thương lớn trên đầu. James Dean chết một giờ sau trên đường đi bệnh viện. Lúc đó anh mới 24 tuổi.
Thật ngạc nhiên là tài xế của chiếc Ford kia lại sống, nhưng anh cũng không bao giờ thoát khỏi dư âm của vụ tai nạn thảm khốc ấy, anh từ chối bình luận bất kỳ lời nào về buổi chiều khủng khiếp đó.

Thảm kịch bắt đầu.
Bạn đồng hành với James, Rolf Wütherich không bao giờ hồi phục hoàn toàn và chết 26 năm sau, cũng trong một vụ tai nạn ô tô ở Đức.
George Barris, người sửa sang chiếc xe ban đầu cho James Dean, đã mua lại phần còn lại của chiếc xe với giá 2500 USD. Ông bán động cơ và hệ thống truyền động cho Troy và William Eschrid. Khi cả hai người đang đua trên chiếc xe có gắn bộ phận của chiếc Little Bastard, McHenry mất điều khiển và đâm vào cây, chết ngay tại chỗ còn Eschrid bị thương nghiêm trong khi chiếc xe của anh bất ngờ bị kẹt chặt bánh và lộn vòng trong đường đua.

Hai chiếc lốp xe không bị hư hại trong tai nạn cũng được bán đi và cũng gây ra một vụ nổ hất tung chủ nhân mới của chúng ra khỏi đường.
Những gì không bán được của chiếc xe được để trong nhà của Barris và gây ra tai nạn cho hai kẻ trộm. Một tên bị rách cả cánh tay khi cố tháo vô lăng còn tên kia bị thương khi tháo chiếc ghế ngồi kẻ ô vuông, phần mà James Dean đã đề nghị thay đổi cho chiếc xe.

Phần còn lại của chiếc xe được để trong gara Fresno và năm 1959, gara này bốc cháy mà không rõ nguyên nhân. Vậy mà chiếc xe không hề hấn gì.
Vài tuần sau, một tai nạn nữa xảy ra khi chiếc xe được chuyển đến một trường trung học địa phương như một minh chứng của việc lái xe quá tốc độ cho phép. Nhưng rồi họ đã phải hối tiếc vì quyết định đó.

Chiếc xe tải chở chiếc Porsche gặp phải một tai nạn nghiêm trọng đến nỗi người lái xe bị văng vào khoang chở hàng và bị chiếc Porsche đè chết!
Mặc dù vậy, cuộc triển lãm vẫn thu hút được rất nhiều người xem; hay phải nói là nhờ vậy, ban tổ chức đã có thể mở rộng triển lãm sang các bang khác!
Triển lãm tiếp tục vào đúng dịp kỷ niệm ngày mất của James, khi một cậu bé mười lăm tuổi đang đứng nhìn chiếc xe với khoảng cách 4m, ba chiếc bu lông giữ bất ngờ bị bật ra như có bàn tay của bóng ma, chiếc Porsche trôi về phía cậu bé. Mặc dù đã cố hết sức chạy, nhưng không thoát, cậu bé mất đi đôi chân.
Một vài tuần sau, cũng đang trên đường vận chuyển, chiếc xe gãy ra làm đôi và làm chết một người.

Đến năm 1960, chủ nhân của chiếc xe, dường như đã nhận ra được sự chết chóc mà chiếc xe mang lại, quyết định đưa nó về California để ‘nghỉ ngơi’ mãi mãi. Chiếc xe được đưa vào một chiếc thùng, hàn kín, đưa đến Florida, nhưng khi tàu hỏa đến Los Angeles, dấu niêm phong trên thùng không hề suy suyển, còn chiếc xe đã không cánh mà bay.

Một vài người còn cho rằng lời nguyền không chỉ bị ếm lên chiếc xe mà còn cả những người gần gũi với James. Tất cả ba diễn viên chính trong bộ phim cuối cùng của anh, "Rebel without a Cause", cũng chết rất trẻ. Sal Mineo bị đâm chết tại phía đông Hollywood Alley năm 1975 khi anh mới 37 tuổi. Natalie Wood cũng chỉ mới 43 tuổi khi chết đuối trong một vụ đắm tàu. Người còn lại là Nick Adams thì chết vì sử dụng thuốc quá liều năm 36 tuổi.
Có tin đồn rằng bảo tàng Điều hấp dẫn về những chiếc ô tô trong lịch sử tại bang Illinois, Mỹ, đang giữ những gì còn lại của chiếc xe; và không ai biết chính xác nó đã được mang về như thế nào.

6.Chiếc gương tử thần

120126kpguong02.jpg



Trong suốt hơn 200 năm, nó đã khiến gần 40 người Pháp đột tử vì chứng tràn máu não.

Chân dung kẻ sát nhân

Chiếc gương này được nghệ nhân Louis Alvarez chế tác và xuất xưởng vào năm 1743 ở Pháp. Chỉ 2 ngày sau khi hoàn thành chiếc gương, người thợ vốn đang khỏe mạnh bình thường bỗng đột ngột qua đời trong nhà xưởng vì chứng tràn máu não. Không ai liên tưởng về sự ra đi bất ngờ của ông tới chiếc gương soi kia. Nó đã được đưa ra bày bán tại cửa hàng tạp hóa và bắt đầu chuỗi hành trình gieo rắc cái chết.

Nạn nhân thứ hai sau Alvarez là Tesemer, ông chủ cửa hàng bột mì tại thành phố cảng Marseille. Tới cửa hàng mua sắm quà sinh nhật cho người vợ, ông cảm thấy thích chiếc gương và móc hầu bao mua luôn. Tối hôm đó, trong căn biệt thự lộng lẫy của mình, buổi lễ sinh nhật hoành tráng đã được diễn ra. Sau khi lấy chiếc gương ra khỏi hộp quà tặng vợ, thuận tay, ông đưa chiếc gương chạm khắc tinh xảo lên soi. Bỗng nhiên, Tesemer cảm thấy ớn lạnh toàn thân, rùng mình, đầu óc nặng trĩu, cảnh vật trước mắt chông chênh, chao đảo. Bà vợ thấy vậy vội đỡ ông, dìu vào phòng nhưng đáng tiếc, ông đã ra đi. Cũng như Louis, ông được chẩn đoán tử vong vì chứng tràn máu não. Người vợ trẻ quá đau buồn đã bán và đem cho mọi đồ vật riêng tư của ông để không gợi lại kí ức cũ. Chiếc gương "quỷ ám" thất lạc từ đó.

Chiếc gương sát nhân này tiếp tục “tác quái” vào 22 năm sau đó, tức năm 1765. Nạn nhân thứ ba của nó là Arnold, biên tập viên trẻ tuổi của một nhà xuất bản. Anh ta mua được chiếc gương này tại một cửa hàng trên vỉa hè thủ đô Paris và mang nó về treo ngay đầu giường của mình trong phòng ngủ. Ngay sau đó, Arnold mất tích và khi tới căn chung cư của anh để tìm, mọi người sững sờ khi thấy anh đã qua đời nhiều ngày trong chính căn hộ đó. Thật đáng sợ, nguyên nhân chính vẫn là do tràn máu não.

Nạn nhân thứ tư là Henry, một ông chủ cửa hàng đồ cổ. Trong khi đi dạo tại khu chợ mua bán đồ cũ, ông đã bắt gặp chiếc gương được chạm khắc tinh xảo này nên đã mua lại và mang về cửa hàng với hy vọng bán được chiếc gương rẻ mạt này với giá cao. Thật không may, ba ngày sau đó, Henry đã đột tử tại cửa hàng trong khi đang thưởng thức ly cà phê sữa sau bữa ăn trưa. Đặc biệt thay, nguyên nhân tử vong của ông là do chứng… tràn máu não.

Những tin đồn về chiếc gương ma này bắt đầu lan truyền khắp nước Pháp kể từ khi một người bạn thân của Henry tới dự đám tang và bất giác, giật thót người khi thấy chiếc gương “Alvarez 1743”. Ông cũng là bạn thân của Arnold - nạn nhân thứ ba của chiếc gương sát nhân. Mấy năm trước, khi tham dự đám tang của Arnold, ông cũng đã từng bắt gặp nó. Ông liên hệ cái chết của hai người bạn cùng chiếc gương quỷ quái này và họ cùng chết do chứng tràn máu não. Liệu có mối quan hệ nhân - quả gì ở đây không? Quá lo sợ nên dù chưa có chứng cứ xác thực, ông vẫn khuyên gia đình Henry mang chiếc gương này đi vứt bỏ.

Sự việc càng ngày càng quái dị hơn khi chiếc gương tiếp tục gây ra cái chết oan nghiệt cho hai nạn nhân tiếp theo là ông Hanmer và vợ ông (bà Jura) sau 70 năm lưu lạc. Bà Jura đã mua được chiếc gương cổ này trong một lần đi dạo và mang về đặt trên chiếc bàn viết ở nhà. Không ngờ được rằng việc làm vô tình đó đã gây ra cái chết oan uổng cho cả hai người ngay sau đó. Cả hai đã lần lượt qua đời trên đường tới bệnh viện cấp cứu bởi nguyên nhân vẫn là chứng bệnh tràn máu não.

Đã có thêm hơn 20 người nữa chết “bất đắc kì tử” trong vòng hơn 100 năm sau đó. Hầu hết trước khi đột tử, họ đều rất khỏe mạnh, không nghiện ngập hay mắc bất cứ chứng bệnh gì. Họ chỉ qua đời trong vòng ba ngày sau khi tiếp xúc với chiếc gương quỷ ám và nguyên nhân dẫn họ tới cái chết đều giống nhau. Trong số họ, có những người không biết tới chiếc gương này và chỉ tình cờ sử dụng nó; nhưng cũng có những người biết, tò mò, cố tình sử dụng. Dù thế nào nhưng tất cả họ đều phải nhận lấy cái chết.

Nạn nhân thứ 38 của chiếc gương là tiến sĩ Smith. Là nhà khoa học nên ông không hề tin chuyện chiếc gương này có... yêu ma hại người. Ông quyết định vén bức màn của bí ẩn này. Thế nhưng chỉ sau khi tiếp cận được chiếc gương không lâu, ông đã cảm thấy hoa mắt, chóng mặt, nhức đầu rồi tử vong ngay sau khi dặn dò người nhà hãy cất kĩ chiếc gương hại người này. Tất nhiên, nguyên nhân dẫn đến cái chết của ông vẫn giống 37 người trước.

Những giả thuyết ban đầu

Cái chết bí ẩn của tiến sĩ Smith đã thôi thúc Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp khẩn cấp công bố trước báo chí về sự nguy hại của việc tiếp cận chiếc gương. Nhiều nhà khoa học có sự quan tâm đặc biệt xung quanh bí ẩn này; nhưng không ai dám giữ nó lại bên mình để nghiên cứu chỉ vì “chiến tích” của nó. Họ đua nhau đưa ra những phán đoán của bản thân nhưng đều không thể chứng minh chúng.

Từ thời Trung cổ, có nhiều học giả cho rằng gương soi như một tấm sắt tự hấp thụ chất độc xung quanh và bốc hơi lên dần, ảnh hưởng tới sức khỏe của người tiếp xúc. Tuy nhiên, giả thuyết này không đứng vững bởi nếu đúng là mặt gương có khả năng hấp thụ hơi độc thì chỉ cần rửa bằng nước lạnh là có thể hòa tan, làm sạch chúng. Ngoài ra, không thể giải thích về nguyên nhân của sức mạnh sát thương lớn đến như vậy của chiếc gương.

Các nhà khoa học Nga thì mở rộng vấn đề hơn. Họ nhận định rằng chiếc gương không chỉ có khả năng hấp thụ chất hóa học hữu hình mà còn có thể hấp thụ các “năng lượng thông tin vô hình”. Vật chất hữu hình có thể gột rửa, nhưng với năng lượng vô hình, điều đó không thể thực hiện được. Tuy nhiên, họ chưa thể lí giải trọn vẹn tại sao trong khi những chiếc gương khác hoàn toàn bình thường thì chiếc gương kì quái này lại có thứ năng lượng vô hình đó. Ngoài ra, một số người cũng hoài nghi chiếc gương được tráng thêm những chất phụ gia độc hại nhưng không ai dám lại gần chiếc gương để… làm thí nghiệm kiểm chứng. Thời gian càng trôi đi, bức màn bí mật bao phủ quanh chiếc gương “quỷ ám” này ngày càng dày thêm, khiến mọi người nhìn nó không còn dưới “con mắt khoa học” nữa mà tin rằng bên trong nó có một “sức mạnh siêu nhiên” bí ẩn. Thậm chí, đã có bộ phim kinh dị được dựng lên từ câu chuyện kì bí này, càng tô vẽ thêm tính li kì, đáng sợ cho câu chuyện.

Liều mình vén bức màn bí ẩn

Tháng 4/2005, Waine (tiến sĩ khảo cổ người Mỹ) thực hiện chuyến bay tới Paris xin phép Hiệp hội Sưu tầm Đồ cổ Pháp tiến hành điều tra chiếc gương “ma” này thêm một lần nữa. Chuyện tiến sĩ Waine liệu có trở thành nạn nhân thứ 39 của chiếc gương sát nhân hay không bỗng trở thành tiêu điểm của giới truyền thông và dân chúng. Tuy nhiên, đề nghị này của ông không được chấp thuận bởi họ không muốn chứng kiến thêm một bi kịch nữa gây ra bởi chiếc gương.

Không nản lòng, ông đã tới gặp cháu nội của tiến sĩ Smith. Trước nỗ lực và tấm lòng chân thành của Waine, người cháu này đã giúp mang chiếc tráp gỗ có đựng chiếc gương được niêm phong kĩ giao cho ông. Sau khi có được chiếc gương, ông đã nhanh chóng đáp máy bay về Mỹ nghiên cứu.

Bỏ mặc mọi lời ngăn cản của người vợ, ông vẫn quyết tâm thực hiện hành động “điên rồ” là tìm hiểu chân tướng sự việc. Sau bao nhiên năm ngủ trong bóng tối, phủ đầy bụi bặm, cuối cùng chiếc gương ma quái cũng được nhìn thấy ánh mặt trời. Ông đã tiến hành một số nghiên cứu giám định và nhận ra tuổi của mặt gương chưa tới 100 năm. Vậy rất có thể là mặt gương đã bị ai đó thay mới vào và như vậy thì chiếc khung gỗ xinh xắn được chạm khắc tinh xảo kia chính là hung thủ giết người hàng loạt.


Sau khi rời thư viện trường đại học quay trở về nhà, bước vào phòng thí nghiệm, ông thất thần khi thấy hai con chuột bạch làm thí nghiệm nhốt trong chiếc ***g sắt đặt trước gương đã chết cứng từ bao giờ. Chiếc gương ma lại một lần nữa “tác yêu tác quái”. Khi giải phẫu, ông sững sờ khi thấy trong não chúng chứa đầy máu đọng. Chúng đã “ra đi” vì chứng tràn máu não.

Để kiểm chứng dự đoán của mình, ông đã gọt lấy một vài mẩu dăm trên khung gỗ chiếc gương để làm mẫu hóa nghiệm. Theo kết quả nhận được, chiếc khung gỗ của gương “ma” được chế tạo bằng gỗ cây coura - một loại cây gỗ rất hiếm gặp đã tuyệt chủng hơn 100 năm nay.

Theo tài liệu nghiên cứu, gỗ cây coura chứa một loại chất cực độc, khi hứng luồng ánh sáng tự nhiên càng mạnh rọi vào thì chất độc từ gỗ bay hơi tạo thành luồng khí độc càng nhiều. Khí này khiến mạch máu của não người hít phải ngay lập tức bị tắc nghẽn, nứt vỡ rồi nhanh chóng tràn máu lên não và qua đời. Tiến sĩ Waine đã thoát khỏi lưỡi hái tử thần do có thói quen đóng kín rèm cửa sổ khi vào phòng thí nghiệm và thể trạng tốt. Khi ông rời khỏi phòng, để thoáng khí, bà vợ đã mở cửa sổ ra, ánh sáng mặt trời ùa vào phòng khiến chất độc bay hơi mạnh, gây nên cái chết cho hai con chuột bạch kia.

Thế nhưng, khi rất đỗi vui mừng và chuẩn bị công bố kết quả nghiên cứu tới giới khoa học và các phương tiện truyền thông thì ông tá hỏa khi chiếc gương đã “không cánh mà bay”. Bởi không có hiện vật gốc nên ông không thể chứng minh được rằng những mẩu dăm gỗ kia được gọt từ khung của chiếc gương sát nhân ấy. Bí ẩn tưởng chừng như đã có thể hé lộ ra giờ lại đang có nguy cơ bị chôn vùi…


7.Bức tranh tử thần


crazyr.jpg



Chuyện kể rằng 1 người họa sỹ ở Pakistan bị vợ phát hiện ngoại tình, bà ta quá buồn bã và tự tử. Sau khi vợ chết, ông ta vô cùng hối hận và ngày nào cũng ngồi vẽ hình bà ta trong phòng một mình. Sau hơn 1 tháng tự giam mình trong phòng, cuối cùng ông ta cũng đã hoàn thành xong bức tranh người vợ của mình, đồng thời lúc đó ông cũng ra đi mãi mãi vì kiệt sức...

Bức tranh người vợ của ông ta mang một vẻ đẹp huyền bí, huyền bí nhất chính là đôi mắt bà ta, nó như long long ánh lệ, thể hiện một nỗi buồn sầu thảm của cuộc tình đau khổ giữa 2 vợ chồng. Ánh mắt ấy chính là ánh mắt của vợ người họa sỹ khi bắt gặp chồng mình ngoại tình.Và đây là "Bức tranh gây chết người" (hay còn có những tên gọi khác như bức tranh tử thần, bức tranh sát thủ, bức tranh nữ thần chết)
Chính sự kỳ bí đó, bức tranh đã được 1 người phụ nữ giàu có mua về. Bà ta rất thích bức tranh, luôn ngắm nhìn nó. Bỗng 1 ngày kia người ta thấy bà ta la hét kinh khủng, đập phá đồ đạc trong nhà và hét lên: "Bà ta đã về rồi, bà ta đã về rồi..."... Ngay sau đó, người ta đã đưa bà vào nhà thương điên. 1 ngày sau thì bà ta chết.

Và rồi bức tranh tiếp tục được lưu truyền qua nhiều người: 1 họa sỹ , 1 người thợ may, 1 tỷ phú, 1 nhân viên lập trình,... và tất cả họ đều có tình trạng chung như người đầu tiên, đó là đều phát cuồng sau khi xem tranh và chỉ sau đó vài ngày là chết.

Kể từ đó bức tranh đã được người ta vứt đi một nơi nào đó không biết đến. Cách đây 5 năm, khi xuất hiện trên mạng internet, bức tranh đã làm hơn 2.000 người chết mà trên desktop, trong tay có hình bức tranh này. Thế rồi, cơ quan bảo Nhưng thời gian gần đây, bức tranh ấy lại xuất hiện trên mạng và tình trạng trên lại diễn ra. Bức tranh này sau khi xuất hiện đã cướp đi mất hơn 999 bloggers chỉ sau 1 tháng...
Phương pháp: Nhìn tập trung vào đôi mắt của người phụ nữ
Khuyến cáo: Không nên 1 mình xem bức ảnh quá lâu
 
Ðề: Những vật mang theo lời nguyền

e có nghe nói nhìu về câu chuyện bức tranh này..chả bit ........

crazyr.jpg
 
Ðề: Những vật mang theo lời nguyền

Có lời khuyến cáo ở trên đó. :D
 
Top