Nỗi đau của bạn, niềm vui của tôi

[size=medium]
Tham khảo
Your Pain, My Gain
Your brain's pleasure center lights up when your rival suffers.
Published on April 23, 2010 by Joshua Gowin, Ph.D. in You, Illuminated

Nghiên cứu khoa học thần kinh cho thấy chúng ta vui mừng nhất khi thấy tai họa xảy đến với người chúng ta ghen tỵ.

Là những sinh vật xã hội, con người dành thời gian và năng lượng đáng kể để đánh giá vị trí của chúng ta trong thứ bậc xã hội. Chúng ta đánh giá bản thân và người khác trên những phẩm chất cá nhân, những thành tựu hoặc những thứ sở hữu. Dù sự đánh giá xã hội có thể là 1 công cụ thúc đẩy mạnh mẽ để cải thiện bản thân chúng ta thì nó thường đi cùng với sự ghen tỵ. Bertrand Russell gọi nó là “1 mặt đáng buồn” của bản chất con người. Là 1 cảm xúc đau khổ và khó chịu hiện thân của những cảm giác thấp kém, trải nghiệm ghen tỵ có thể làm giảm sự thỏa mãn đối với cuộc sống của chúng ta.

Khi chúng ta ghen tỵ với 1 ai đó, chúng ta ước mình cũng có bất kì lợi thế nào mà họ có, hoặc ước rằng họ đánh mất nó. Hệ quả là, dù chúng ta có thể cảm thấy thương hại khi rủi ro rơi vào người chúng ta ghen tỵ thì chúng ta cũng có thể vui mừng trước đau khổ của người khác. Vì so sánh xã hội vốn đã có liên quan hơn là dựa vào giá trị nội tại nên sự mất mát của 1 ai đó có thể đem lại sự thỏa mãn giống như thành công cá nhân của chúng ta: cả 2 cách, chúng ta tiến lên trong hệ thống thứ bậc.

Vậy, khoa học thần kinh nói với chúng ta điều gì về ghen tỵ và niềm vui trước nỗi đau của người khác (schadenfreude)?

Sử dụng MRI, các nhà khoa học thần kinh ở Nhật đã quan sát hoạt động não bộ trong nghiên cứu những người tham gia trong khi đang mô tả những kịch bản được thiết kế để gây ra sự ghen tỵ. Những người tham gia là những sinh viên đại học đang chuẩn bị bước vào thị trường việc làm. Kịch bản mô tả 3 nhân vật: 1 người đang nộp đơn cho công việc giống người tham gia và cùng giới tính nhưng có bằng cấp tốt hơn, người thứ 2 nộp đơn cho 1 công việc khác, có giới tính khác và bằng cấp tốt hơn, và 1 người thứ 3 nộp đơn cho 1 công việc khác với giới tính khác và bằng cấp xoàng.

Những người tham gia có nhiều khả năng thông báo rằng họ ghen tỵ với người giống họ nhưng được miêu tả là có khả năng cao hơn. Họ càng thông báo cảm thấy ghen tỵ, họ càng có nhiều hoạt động não bộ trong 1 vùng được gọi là dorsal anterior cingulate cortex (1 phần của thùy trán của não), 1 khu vực bao gồm việc xử lý cơn đau. Điều này đem lại nền tảng cho trải nghiệm đau đớn có thể liên kết với sự ghen tỵ.

Trong 1 thực nghiệp tiếp theo, các nhà nghiên cứu yêu cầu người tham gia tưởng tượng về 1 sự tái hợp với 3 nhân vật đó sau 1 năm đã trôi qua. Lần này, mỗi nhân vật trong kịch bản trải qua 1 tình huống khó chịu, ví dụ như bị ngộ độc thức ăn ở 1 nhà hàng hoặc phát hiện thấy bạn gái ngoại tình với người đàn ông khác. Sau đó những người tham gia phải đánh giá trên thang điểm 1-6, họ cảm thấy vui như thế nào khi họ biết được những rủi ro của nhân vật. Giống nghiên cứu đầu tiên, những người đã thông báo cảm thấy vui hơn trước đau khổ của nhân vật giống họ nhưng có khả năng cao hơn. Niềm vui của họ trước nỗi khổ của nhân vật tương quan với hoạt động trong 1 vùng não được gọi là vùng nhân não, trung tâm phần thưởng của não. Vùng não đó cũng bật sáng khi chúng ta ăn đồ ngọt hoặc trải nghiệm niềm vui. Theo quan điểm hoạt hóa não, biết được 1 người nào đó đang đau khổ cũng vui như quan hệ tình dục – nếu đó là người bạn ghen tỵ.

Cuối cùng, các nhà nghiên cứu so sánh mức độ hoạt động não bộ của những người tham gia trong suốt kịch bản ghen tỵ với mức độ của hoạt động vui trước nỗi khổ của người khác, và phát hiện thấy cả 2 có quan hệ ở mức độ cao. 1 người càng trải nghiệm sự ghen tỵ, anh ta càng cảm thấy vui khi đối tượng của sự ghen tỵ của anh ta gặp tai họa.

1 nghiên cứu bởi 1 nhóm nghiên cứu ở Israel kiểm tra sự ghen tỵ và niềm vui trước nỗi khổ của người khác bằng cách sử dụng hoc mon oxytocin. Các nghiên cứu từng chỉ ra rằng oxytocin là 1 “hóc mon tình yêu” vì nó tạo ra sự gắn bó, cảm giác tin tưởng, làm tăng sự hào phóng, rộng lượng và làm giảm lo lắng. Trong nghiên cứu này, các nhà nghiên cứu đã cho những người tham gia hoặc là oxytocin hoặc 1 viên thuốc giả trong khi họ tham gia vào 1 trò chơi kiếm tiền với người khác. Những người tham gia có thể biết họ kiếm được bao nhiêu tiền so với người khác và sau đó được yêu cầu đánh giá họ cảm thấy ghen tỵ như thế nào trước những chiến thắng của người khác và vui mừng như thế nào khi họ chiến thắng nhiều hơn người khác. Thật ngạc nhiên, thay vì xoa dịu cảm xúc tức giận hoặc hả hê trước những số tiền kiếm được khác nhau, những người tham gia đã ghen tỵ nhiều hơn khi họ nhận được oxytocin hơn là thuốc giả, và họ thông báo mức độ niềm vui trước nỗi khổ của người khác cao hơn. Dù hầu hết các nghiên cứu nêu bật vai trò của oxytocin trong những hành vi giúp đỡ xã hội, thì nó có thể bao gồm 1 loạt những cảm xúc xã hội, ngay cả những cảm xúc tiêu cực như ghen tỵ.

Chúng ta so sánh bản thân mình với những người có quan hệ về mặt xã hội với chúng ta. Chúng ta không ghen tỵ với 1 tỷ phú mà chúng ta chưa bao giờ gặp nhiều như anh chàng đồng nghiệp kiếm được nhiều tiền hơn chúng ta và được cấp trên khen nhiều hơn. Tương tự, chúng ta có được niềm vui lớn nhất trước tai họa của 1 ai đó có quan hệ gần gũi với chúng ta, như 1 ai đó cùng giới tính, tuổi tác hoặc cùng thuộc về 1 nhóm nào đó.


*Nguồn: PsychologyToday
 
Top