Ổ vi khuẩn độc trong quán karaoke

Tình trạng thiếu vệ sinh ở micro ở các quán karaoke khiến nó trở thành 'ổ vi khuẩn' có thể gây bệnh cho những người đi hát.
[h=2][/h]
__vi_khu_n___c_trong-868257b412be91b51c385da629a5a2ae
Các loại vi khuẩn thường có trong micro. Ảnh: Kienthuc
[h=2]Vệ sinh sơ qua bên ngoài[/h]Anh Trần Minh, nhân viên quán karaoke trên đường Lê Đức Thọ, thuộc quận Gò Vấp, TP HCM cho biết, hằng đêm khách tới ca hát đến tận khuya. Những ngày lễ, cuối tuần thường hết phòng, cứ tốp khách này vừa ra thì tốp khác vào hát, do đó việc vệ sinh thiết bị phục vụ karaoke ngay sau mỗi đợt khách tới hát là không thể. Việc vệ sinh micro cũng chỉ thỉnh thoảng lau chùi sơ bên ngoài.
Ở một trung tâm karaoke khác nằm trên đường Hà Huy Giáp, quận 12, vì muốn nhanh chóng thu dọn sạch sẽ phòng hát rộng khoảng 10m2 để đón khách mới, các nhân viên ở đây dùng loại nước hoa xịt phòng tạo cảm giác giác sạch sẽ nhưng không thể khử được mùi đặc trưng của phòng karaoke.
Anh Phạm Văn Ninh, phụ trách bộ phận âm nhạc tại quán nói rằng, nhân viên ở quán thường không chú ý tới vệ sinh micro, nếu vệ sinh cũng chỉ dùng khăn khô lau sơ mà thôi.
Đại diện của nhiều quán karaoke khác đều nói rằng, họ thường chỉ quét dọn và lau bàn ghế, chứ ít quan tâm tới vệ sinh thiết bị micro.
__vi_khu_n___c_trong-3a657e0063a601f1a3bcf17f9a001278
Kết quả xét nghiệm phát hiện vi khuẩn từ micro karaoke. Ảnh: Kienthuc.
Ổ vi khuẩn
Viện Pasteur TP HCM đã phân tích 3 mẫu micro từ 2 cơ sở dịch vụ giải trí karaoke gia đình. Kết quả xét nghiệm phát hiện một mẫu micro nhiễm nấm men lên tới 41.000 con, hai mẫu còn lại có sự hiện diện của khuẩn Staphylococcus aureus - dòng khuẩn độc tính.
Ba Phẩm Minh Thu, Trưởng phòng Kiểm nghiệm Hóa lý Vi sinh, Viện Pasteur, TP HCM lưu ý, khuẩn staphylococcus aureus là vi khuẩn gây nhiễm trùng cơ hội lây bệnh nguy hiểm, dễ lây lan khi sức đề kháng cơ thể yếu. Cơ chế gây bệnh của khuẩn là có khả năng làm ngưng kết huyết tương kết cụm lại thành mụn mủ, khi gặp da bị xước khuẩn này làm mủ gây nhiễm trùng trên da, qua đường miệng gây viêm loét miệng, loét họng.
Chúng hiện diện cả trong thức ăn nhiễm khuẩn, khi người ăn nhiễm khuẩn này, nó tồn tại trong khoang miệng qua tuyến nước bọt, văng ra micro, đây là nơi lý tưởng cho chúng phát triển và truyền nhiễm từ người sang người qua đường hô hấp. Những người mang dòng vi khuẩn độc này mặc dù bản thân họ không có những biểu hiện lâm sàng, nhưng ủ bệnh cho tới khi có điều kiện bùng phát thành dịch. Nấm men cũng là tác nhân gây bệnh nhiễm trùng cơ hội.
Theo đánh giá cảm quan của các nhà chuyên môn, với cấu trúc phòng dịch vụ karaoke như hiện nay, lượng vi khuẩn nấm mốc hiện diện trong không khí là rất nhiều. Vì thế, khả năng gây bệnh đường hô hấp là không thể tránh khỏi đối với những người có sức đề kháng yếu.
Cũng theo bà Thu, mới sơ bộ chỉ với một mẫu thí nghiệm đã phát hiện dấu hiệu nguy cơ lây bệnh từ vi khuẩn nguy hại, nếu có khảo sát về thiết bị, phòng ốc karaoke trong toàn thành phố chắc chắn phát hiện nhiều loại vi khuẩn gây bệnh khác nữa.
Tiến sĩ Nguyễn Ngọc Lâm, nguyên Phân Viện trưởng Viện Nghiên cứu Điện tử Tin học Tự động hóa cho biết, trên thị trường hiện không có loại micro có màng khử khuẩn. Còn các micro loại cầm tay có phần thu âm được che chắn bên ngoài bằng lưới kim loại hoặc nhựa tổng hợp. Lưới này có những lỗ nhỏ sắp xếp cách đều nhau để cho âm thanh truyền qua.
Ngoài ra, micro còn có các lớp mút mỏng bao bọc giúp cho sóng âm tác động đồng đều vào bao vỏ và làm giảm nhiễu hơi gió. Với cấu tạo như vậy, khi người sử dụng micrô phát âm thanh, nước bọt bắn ra sẽ bám vào lưới và lớp mút. Nếu như không được vệ sinh thường xuyên vô tình lớp mút và lưới kim loại kia trở thành ổ vi khuẩn gây bệnh.
Theo tiến sĩ Lâm, có thể dùng nước cồn y tế 70 - 90 độ để lau chùi bụi, bẩn bám trên micro.
Kiến thức
 

Lê Minh

✩✩✩✩
Ðề: Ổ vi khuẩn độc trong quán karaoke

May là mình ca dở, nên cũng ít đi ca ;))
 
Ðề: Ổ vi khuẩn độc trong quán karaoke

hjx hjx nhìn sợ quá mỗi lần nhậu là đi ca giờ nhậu xong đi đâu đây? :?
 
Top