Ngày nay, thị trường Android có lẽ là một trong những thị trường mang sự phân hóa mạnh mẽ nhất khi mà những thiết bị cao cấp như Samsung Galaxy S7 hay LG G5 tích hợp những công nghệ hiện đại nhất về phần cứng ẩn dưới bề mặt của nó từ bộ vi xử lí 8 nhân, hàng gigabytes dung lượng RAM, kết nối Wi-Fi băng tần kép chuẩn 802.11ac hay tới 16 nhân xử lí đồ họa, điều mà ngay cả những máy tính PC vốn là một thiết bị phát triển trong một thời gian dài trước đây cũng không được như vậy. Đó thật sự là một cuộc đua, một cuộc chơi lớn giữa những cái tên đình đám. Thế nhưng, đâu đó, chúng ta vẫn thấy những cái tên khác không quan tâm điều này khi chỉ mang đến sự cơ bản như lướt Facebook, và phần lớn vẫn tập trung vào phân khúc tầm trung. Đứng trên góc độ người dùng, họ chỉ quan tâm về một thiết bị có thể làm được tất cả mọi thứ với một mức giá phải chăng. Vậy thì tạo sao mà lại có cuộc đua này, và phần cứng ảnh hưởng thế nào đến một hệ thống như Android?
Từ những ngày đầu ra mắt, Android mang cho mình một mục tiêu về một nền tảng đồng nhất giữa tất cả các thiết bị, nhưng theo thời gian, mục tiêu này chưa bao giờ được thực hiện. Đương nhiên, thì sự phân mảnh là một vấn đề không thể nào không nói đến, nhưng đó chỉ mới là một lí do cơ bản của vấn đề này. Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến những nguyên nhân sâu bên trong về nền tảng khi mà Android được xem như là một bản phân phối mang nhiều nét tương đồng của Linux, một hệ thống mã nguồn mở, nhưng tại sao ngay cả bản hệ điều hành trên LG lại không giống với các thiết bị của Blu HTC, Motorola dù nó có cùng một nguồn gốc? Thay vào đó, Android mang định nghĩa đúng đắn hơn khi đây chỉ là một mã nguồn mở chứ không phải là một thứ gì đó từ Linux. Không ai tạo ra Android và đưa chúng đến những hãng sản xuất thiết bị như Windows cả, thay vào đó là trách nhiệm cung cấp mã nguồn để họ tự sản xuất một nền tảng riêng nhưng mang tên của mã nguồn mà chúng được viết.
Kể từ khi mã nguồn của Android được cung cấp mở hoàn toàn, điều đó đồng nghĩa về việc các hãng có thể tự xây dựng nên nó, cũng như điều chỉnh những gì có thể được cài đặt trên các thiết bị là như thế nào để điều khiển toàn bộ hệ thống mà nó được tích hợp theo chiều hướng mang đến khả năng sử dụng tối đa cho người dùng của họ, đồng thời loại bỏ những gì không cần đụng đến một cách tự do, và những sự thay đổi trên tất cả những gì mà người dùng mong muốn ở một chiếc điện thoại hoặc các tính năng mới lạ và hấp dẫn mà hãng sản xuất muốn mang lại. Và nếu như các thiết bị có cùng tính năng như nhau, cũng như thiết kế mang tính tương đồng, các hãng sản xuất sẽ làm thế nào để mang lại một mức giá phù hợp tới những người dùng của họ. Điều đó cũng lí giải cho việc những hãng hàng đầu như Samsung lại có sự đa dạng khiến Android đạt được thành công như ngày hôm nay, trong khi những tên tuổi ít nổi bật hơn lại chú trọng đến chi phí để vừa tiết kiệm và giá thành bán ra vẫn rẻ hơn, nên mặc dù cũng là Android nhưng giữa Samsung Galaxy Note 5 và Micromax Canvas A1 vẫn có khác biệt, nhưng suy cho cùng tất cả đều hướng tới việc mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng
Có một vấn đề sâu xa hơn trong hai phiên bản Android kể trên khi mà Samsung Galaxy Note 5 hoàn toàn sử dụng nền tảng mà Micromax mang lại, nhưng thiết bị đến từ hãng này lại không thể làm được điều ngược lại khi hiệu năng là thứ sẽ bị phá vỡ. Và điều đó lại xuất phát từ thứ mà nhiều người thường xuyên nhắc tới khi lựa chọn một thiết bị Android – đó chính là phần cứng.
Những hãng dẫn đầu về Android làm rất nhiều thứ cùng một lúc và cố gắng làm nhiều thứ ở cùng một thời điểm khi một mặt mang đến những tính năng ngày càng hấp dẫn hơn cho những khách hàng của họ, điều mà người dùng thật sự muốn, nhưng cũng phải đảm bảo sự phát triển về phần cứng để có thể làm được những điều trên. Và phiên bản Galaxy S7 là một ví dụ điển hình và rõ nét nhất trong vấn đề này. Dòng vi xử lí mới nhất từ Samsung hay Qualcomm, và một dung lượng RAM đến mức giới hạn trên Samsung Galaxy S7 thỏa mãn khả năng hoạt động được tất cả những gì mà Samsung muốn, và cũng như là người dùng muốn ở một mức độ hoàn toàn cao cấp. Có thể cả Samsung Galaxy S7 hay Nexus 6P mang cùng một Android có mã tương tự nhau (Android Marshmallow 6.0.1), nhưng đó cũng là một sự khác biệt. Nếu như bạn thử mang bản Android của Samsung lên một thiết bị như Nexus 6P với thế hệ vi xử lí thấp hơn, RAM ít hơn, mọi thứ sẽ không còn như mong đơi, thậm chí Nexus 6P có phần ngộp thở để mang đến những gì mà Samsung tích hợp trên Samsung Galaxy S7, thậm chí cả những ứng dụng hàng đầu của Google Play Store vốn phát triển cho nhiều dòng thiết bị cũng đủ để tái hiện sự khác biệt lớn đến mức như thế nào
Điều đó có là tiêu chí để đánh giá rằng một cái tên trên thị trường tốt hơn những đối thủ khác? Không hẳn khi mà các nhà sản xuất của nó đã tinh chỉnh sao cho thiết bị đó có thể hoạt động một cách tốt nhất ở khoảng của nó, như Samsung Galaxy S7 hay Nexus 6P có thể làm được điều gì, nhưng đó là một ví dụ hấp dẫn về những gì mà phần cứng mang lại ở Android
Với Moto G, một thiết bị có phần cứng thuộc dạng cơ bản nếu so với những thiết bị cao cấp khác, nhưng với thiết kế mỏng và những sự tinh chỉnh, không ai phủ nhận được hiệu năng mà thiết bị này mang lại ở phân khúc của nó. Thậm chí Moto G còn có thời được xem như là một trong những thiết bị đáng mua nhất trong tầm giá. Tuy nhiên Moto G cũng có những vấn đề, hay thậm chí cả Samsung Galaxy S7 cũng sẽ có những vấn đề nếu bạn bắt nó làm hàng tá công việc trong cùng một lúc, chạy cùng lúc cả chục ứng dụng cao cấp trên Google Play Store. Nhiều tính năng hơn cùng hoạt động đồng nghĩa với phần cứng yêu cầu nhiều hơn, và vì thế mà các nhà sản xuất thiết bị trong phân khúc tầm trung thường khuyến cáo người dùng hạn chế quá nhiều tác vụ trong cùng lúc, trong khi những cái tên cao cấp hơn thường ít gặp điều này
Một điều ảnh hưởng khác đến từ phần cứng trên các thiết bị Android chính là ở vấn đề bảo mật trên thiết bị. Một cách lý tưởng, các thiết bị Android sử dụng mã hóa trên nền tảng phần cứng. Nhưng trên thực tế, những thiết bị giá thành rẻ không hề hỗ trợ điều này. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kì sự bảo mật nào, đồng thời việc mã hóa dữ liệu sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Trên phiên bản Andoid N, nền tảng này cuối cùng cũng cho phép mã hóa theo cấp độ tập tin người dùng, nhưng phần cứng cũng giữ vai trò quan trọng khi nó lưu trữ chìa khóa cho công việc trên giống như vi xử lí ARM với công nghệ TrustZone cho hiệu quả tốt hơn tất cả các giải pháp từ một phía phần mềm. Sự bảo mật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi bạn là một người sử dụng cá nhân, sẽ rất ít trường hợp bạn bị xâm nhập một cách trái phép một cách ngẫu nhiên để đánh cắp thông tin nếu không có mã hóa, ngoại trừ chính việc bạn làm điều gì đó khiến dữ liệu bị lộ ra, nhưng đó cũng là vấn đề bạn lưu ý nếu không muốn trường hợp đáng tiếc nào đó xảy ra.
Cuối cùng, phần cứng là thứ ảnh hưởng khá nhiều tới một thiết bị Android khi nó quyết định tới tất cả mọi thứ mà bạn làm, nhưng một quy chuẩn chung về vấn đề này lại không có khi tất cả phụ thuộc vào chính hoạt động của người dùng. Nếu bạn chỉ sử dụng điện thoại cho các nhu cầu cơ bản như nghe điện thoại, nhắn tin, lướt web, mạng xã hội hay chơi một số trò chơi nhỏ, thì các thiết bị cơ bản với phần cứng vừa phải và không quá mắc tiền là thứ mà bạn nên hướng đến. Trong khi đó, nếu bạn thực sự quan tâm đến hiệu năng, bảo mật cao, đáp ứng tất cả các nhu cầu, đừng ngại ngần lựa chọn một thiết bị cao cấp để mang đến những trải nghiệm tốt nhất đối với Android.
Theo Android Central
Từ những ngày đầu ra mắt, Android mang cho mình một mục tiêu về một nền tảng đồng nhất giữa tất cả các thiết bị, nhưng theo thời gian, mục tiêu này chưa bao giờ được thực hiện. Đương nhiên, thì sự phân mảnh là một vấn đề không thể nào không nói đến, nhưng đó chỉ mới là một lí do cơ bản của vấn đề này. Bên cạnh đó chúng ta phải kể đến những nguyên nhân sâu bên trong về nền tảng khi mà Android được xem như là một bản phân phối mang nhiều nét tương đồng của Linux, một hệ thống mã nguồn mở, nhưng tại sao ngay cả bản hệ điều hành trên LG lại không giống với các thiết bị của Blu HTC, Motorola dù nó có cùng một nguồn gốc? Thay vào đó, Android mang định nghĩa đúng đắn hơn khi đây chỉ là một mã nguồn mở chứ không phải là một thứ gì đó từ Linux. Không ai tạo ra Android và đưa chúng đến những hãng sản xuất thiết bị như Windows cả, thay vào đó là trách nhiệm cung cấp mã nguồn để họ tự sản xuất một nền tảng riêng nhưng mang tên của mã nguồn mà chúng được viết.
Kể từ khi mã nguồn của Android được cung cấp mở hoàn toàn, điều đó đồng nghĩa về việc các hãng có thể tự xây dựng nên nó, cũng như điều chỉnh những gì có thể được cài đặt trên các thiết bị là như thế nào để điều khiển toàn bộ hệ thống mà nó được tích hợp theo chiều hướng mang đến khả năng sử dụng tối đa cho người dùng của họ, đồng thời loại bỏ những gì không cần đụng đến một cách tự do, và những sự thay đổi trên tất cả những gì mà người dùng mong muốn ở một chiếc điện thoại hoặc các tính năng mới lạ và hấp dẫn mà hãng sản xuất muốn mang lại. Và nếu như các thiết bị có cùng tính năng như nhau, cũng như thiết kế mang tính tương đồng, các hãng sản xuất sẽ làm thế nào để mang lại một mức giá phù hợp tới những người dùng của họ. Điều đó cũng lí giải cho việc những hãng hàng đầu như Samsung lại có sự đa dạng khiến Android đạt được thành công như ngày hôm nay, trong khi những tên tuổi ít nổi bật hơn lại chú trọng đến chi phí để vừa tiết kiệm và giá thành bán ra vẫn rẻ hơn, nên mặc dù cũng là Android nhưng giữa Samsung Galaxy Note 5 và Micromax Canvas A1 vẫn có khác biệt, nhưng suy cho cùng tất cả đều hướng tới việc mang lại lợi ích tối đa cho người tiêu dùng
Có một vấn đề sâu xa hơn trong hai phiên bản Android kể trên khi mà Samsung Galaxy Note 5 hoàn toàn sử dụng nền tảng mà Micromax mang lại, nhưng thiết bị đến từ hãng này lại không thể làm được điều ngược lại khi hiệu năng là thứ sẽ bị phá vỡ. Và điều đó lại xuất phát từ thứ mà nhiều người thường xuyên nhắc tới khi lựa chọn một thiết bị Android – đó chính là phần cứng.
Những hãng dẫn đầu về Android làm rất nhiều thứ cùng một lúc và cố gắng làm nhiều thứ ở cùng một thời điểm khi một mặt mang đến những tính năng ngày càng hấp dẫn hơn cho những khách hàng của họ, điều mà người dùng thật sự muốn, nhưng cũng phải đảm bảo sự phát triển về phần cứng để có thể làm được những điều trên. Và phiên bản Galaxy S7 là một ví dụ điển hình và rõ nét nhất trong vấn đề này. Dòng vi xử lí mới nhất từ Samsung hay Qualcomm, và một dung lượng RAM đến mức giới hạn trên Samsung Galaxy S7 thỏa mãn khả năng hoạt động được tất cả những gì mà Samsung muốn, và cũng như là người dùng muốn ở một mức độ hoàn toàn cao cấp. Có thể cả Samsung Galaxy S7 hay Nexus 6P mang cùng một Android có mã tương tự nhau (Android Marshmallow 6.0.1), nhưng đó cũng là một sự khác biệt. Nếu như bạn thử mang bản Android của Samsung lên một thiết bị như Nexus 6P với thế hệ vi xử lí thấp hơn, RAM ít hơn, mọi thứ sẽ không còn như mong đơi, thậm chí Nexus 6P có phần ngộp thở để mang đến những gì mà Samsung tích hợp trên Samsung Galaxy S7, thậm chí cả những ứng dụng hàng đầu của Google Play Store vốn phát triển cho nhiều dòng thiết bị cũng đủ để tái hiện sự khác biệt lớn đến mức như thế nào
Điều đó có là tiêu chí để đánh giá rằng một cái tên trên thị trường tốt hơn những đối thủ khác? Không hẳn khi mà các nhà sản xuất của nó đã tinh chỉnh sao cho thiết bị đó có thể hoạt động một cách tốt nhất ở khoảng của nó, như Samsung Galaxy S7 hay Nexus 6P có thể làm được điều gì, nhưng đó là một ví dụ hấp dẫn về những gì mà phần cứng mang lại ở Android
Với Moto G, một thiết bị có phần cứng thuộc dạng cơ bản nếu so với những thiết bị cao cấp khác, nhưng với thiết kế mỏng và những sự tinh chỉnh, không ai phủ nhận được hiệu năng mà thiết bị này mang lại ở phân khúc của nó. Thậm chí Moto G còn có thời được xem như là một trong những thiết bị đáng mua nhất trong tầm giá. Tuy nhiên Moto G cũng có những vấn đề, hay thậm chí cả Samsung Galaxy S7 cũng sẽ có những vấn đề nếu bạn bắt nó làm hàng tá công việc trong cùng một lúc, chạy cùng lúc cả chục ứng dụng cao cấp trên Google Play Store. Nhiều tính năng hơn cùng hoạt động đồng nghĩa với phần cứng yêu cầu nhiều hơn, và vì thế mà các nhà sản xuất thiết bị trong phân khúc tầm trung thường khuyến cáo người dùng hạn chế quá nhiều tác vụ trong cùng lúc, trong khi những cái tên cao cấp hơn thường ít gặp điều này
Một điều ảnh hưởng khác đến từ phần cứng trên các thiết bị Android chính là ở vấn đề bảo mật trên thiết bị. Một cách lý tưởng, các thiết bị Android sử dụng mã hóa trên nền tảng phần cứng. Nhưng trên thực tế, những thiết bị giá thành rẻ không hề hỗ trợ điều này. Điều đó đồng nghĩa với việc sẽ không có bất kì sự bảo mật nào, đồng thời việc mã hóa dữ liệu sẽ tốn nhiều thời gian hơn. Trên phiên bản Andoid N, nền tảng này cuối cùng cũng cho phép mã hóa theo cấp độ tập tin người dùng, nhưng phần cứng cũng giữ vai trò quan trọng khi nó lưu trữ chìa khóa cho công việc trên giống như vi xử lí ARM với công nghệ TrustZone cho hiệu quả tốt hơn tất cả các giải pháp từ một phía phần mềm. Sự bảo mật còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khi bạn là một người sử dụng cá nhân, sẽ rất ít trường hợp bạn bị xâm nhập một cách trái phép một cách ngẫu nhiên để đánh cắp thông tin nếu không có mã hóa, ngoại trừ chính việc bạn làm điều gì đó khiến dữ liệu bị lộ ra, nhưng đó cũng là vấn đề bạn lưu ý nếu không muốn trường hợp đáng tiếc nào đó xảy ra.
Cuối cùng, phần cứng là thứ ảnh hưởng khá nhiều tới một thiết bị Android khi nó quyết định tới tất cả mọi thứ mà bạn làm, nhưng một quy chuẩn chung về vấn đề này lại không có khi tất cả phụ thuộc vào chính hoạt động của người dùng. Nếu bạn chỉ sử dụng điện thoại cho các nhu cầu cơ bản như nghe điện thoại, nhắn tin, lướt web, mạng xã hội hay chơi một số trò chơi nhỏ, thì các thiết bị cơ bản với phần cứng vừa phải và không quá mắc tiền là thứ mà bạn nên hướng đến. Trong khi đó, nếu bạn thực sự quan tâm đến hiệu năng, bảo mật cao, đáp ứng tất cả các nhu cầu, đừng ngại ngần lựa chọn một thiết bị cao cấp để mang đến những trải nghiệm tốt nhất đối với Android.
Theo Android Central