Phần Lan hỗ trợ quy trình chuyển đổi rác thải thành năng lượng tại Việt Nam

Vào ngày 08/11/2017 vừa qua, Trở về Helsinki sau hội chợ triển lãm Vietwater 2017, phái đoàn doanh nghiệp Phần Lan càng vững tin rằng những nỗ lực đang triển khai sẽ càng giúp thắt chặt hơn nữa mối quan hệ giữa hai quốc gia. Theo đó, các doanh nghiệp đến từ quốc gia vùng Scandinavia này vẫn sẽ tiếp tục đóng góp cho sự tăng trưởng Việt Nam, quốc gia được đánh giá là có tốc độ phát triển nhanh của Đông Nam Á.

4_M8_A8888.jpg

Được dẫn dắt bởi Finpro - Cơ quan Xúc tiến và Phát triển đầu tư Phần Lan, 16 doanh nghiệp Phần Lan tham dự hội chợ triển lãm Vietwater năm nay, nhận xét về những thành tựu và hiệu quả đáng kể mà các doanh nghiệp Phần Lan đã thực hiện, đặc biệt là các chương trình hỗ trợ vấn đề năng lượng và rác thải tại Việt Nam.

"Phần Lan là quốc gia dẫn đầu về công nghệ tái tạo năng lượng từ chất thải (W2E) và đây cũng là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu tại Việt Nam”, ÔngSaku Liuksia, Giám đốc chương trình Rác thải trở thành Năng lượng và Năng lượng Sinh học của Finpro cho biết. “Từ lâu, Việt Nam đã luôn gặp thách thức về vấn đề quản lý rác thải. Số liệu gần đây cho thấy chỉ riêng TPHCM đã thải ra 8.300 tấn rác thải mỗi ngày, trong đó khoảng 76% lượng rác thải được xử lý bằng cách chôn lấp tại các bãi rác. Bên cạnh đó, tình trạng thiếu điện, mất điện vẫn diễn ra khá thường xuyên trong thành phố; và một số công ty hàng đầu Phần Lan hiện đang tiên phong giải quyết cả hai vấn đề trên."

Kể từ lần tham dự triển lãm Vietwater gần đây nhất của Finpro, các công ty Phần Lan hoạt động trong lĩnh vực năng lượng sạch ở Việt Nam đã có thêm những bước đi xa hơn, đặc biệt ở lĩnh vực biến rác thải thành một giải pháp giúp khắc phục vấn đề thiếu hụt năng lượng của Việt Nam. Đây là một sự tiến bộ mà ở đó Việt Nam là phía được hưởng lợi lớn từ kinh nghiệm và bí quyết của các chuyên gia hàng đầu thế giới đến từ Phần Lan.

“Phần Lan hiện đang chuyển đổi 90% chất thải rắn thành năng lượng hoặc tái chế để phục vụ cho nhiều mục đích”, ông Saku Liuksia tiếp tục.“Trong vài năm tới, chúng tôi đang hướng đến mục tiêu ngưng hoạt động các bãi rác còn lại tại Phần Lan. Và tôi cũng mong muốn thực hiện điều tương tự tại Việt Nam trong tương lai”.

Ông đã nhấn mạnh những nỗ lực của các doanh nghiệp, như: Doranova - doanh nghiệp chuyên cung cấp các giải pháp nâng cao nhằm khắc phục và cải tiến tình trạng ô nhiễm môi trường, đồng thời xử lý chất thải thành nguồn năng lượng tái tạo; Watrec - doanh nghiệp ưu tiên phát triển công nghệ khí sinh học tại Việt Nam; và Valmet – doanh nghiệp tạo ra năng lượng hiệu quả từ sinh khối và chất thải.

Ông Mikko Saalasti, đại diện công ty Doranova, chủ chương trình tái tạo năng lượng từ chất thải được dự kiến đi vào hoạt động trong tháng sau, cho biết: “Việt Nam là nơi thực hiện một trong những chương trình lớn nhất của Doranova với nhà máy xử lý khí bãi rác trị giá 6 triệu Euro đang được xây dựng ở ngoại thành TP.HCM với mục tiêu chuyển hóa 35.000 tấn chất thải thành năng lượng. Chương trình được kỳ vọng giúp giảm bớt lượng rác thải của thành phố, cũng như cung cấp thêm nhiều giải pháp năng lượng từ việc tái tạo năng lượng từ các chất thải do người dân và doanh nghiệp tại đô thị lớn ở Việt Nam thải ra. Ngoài ra, nhà máy khí bãi rác của chúng tôi sẽ hỗ trợ Việt Nam trong việc giảm phát khí thải nhà kính".

Đồng nghiệp của ông tại Watrec nhấn mạnh rằng, công ty đã thường xuyên viếng thăm Việt Nam trước đây, bao gồm việc tham gia triển lãm Vietwater, đồng hành cùng với các cấp lãnh đạo Phần Lan đến Việt Nam để thảo luận về các giải pháp xử lý rác thải mà công ty có thể cung cấp, nhằm hỗ trợ Việt Nam phát triển thành một đất nước có đường xá, nguồn nước sạch, xanh hơn, cũng như tạo ra nguồn năng lượng mới cho Việt Nam.

“Việt Nam là một trong những quốc gia mà chúng tôi đang ưu tiên phát triển”, ông Kimmo Tuppurainen, Giám đốc Kinh doanh khu vực Đông Nam Á, Watrec cho biết. “Hiện nay, chương trình biến đổi năng lượng từ rác thải đang được thực hiện tại Hà Nội. Chương trình được xem là giải pháp tổng thể nhằm thu gom chất thải rắn đô thị tại Hà Nội, sau đó phân loại và chuyển hóa thành khí sinh học cũng như các loại vật liệu đốt khác. Những chương trình này sẽ không chỉ giúp phát triển đời sống người dân Việt Nam bằng việc sản xuất năng lượng từ chất thải hữu cơ, bao gồm bùn và chất thải trong ngành công nghiệp thực phẩm, mà còn tạo nên nhiều cơ hội việc làm ổn định cho người dân”.

Phản hồi sau 4 ngày tham dự Vietwater, đại diện Valmet, ông Matti Miinalainen, Giám đốc khu vực Châu Á Thái Bình Dương và Trung Quốc, chia sẻ: “Việt Nam là quốc gia đang chú trọng phát triển nguồn năng lượng tái tạo, đặc biệt là lĩnh vực W2E. Valmet hiện đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực này để mang lại lợi ích cho Việt Nam. Đồng thời, chúng tôi cũng đang hoạt động tích cực trong lĩnh vực nước thải, đây là lĩnh vực Việt Nam vẫn đang gặp khó khăn để giải quyết trên phạm vi toàn quốc. Trong quá trình tham gia Vietwater cũng như gặp gỡ các khách hàng tại triễn lãm này, chúng tôi đã nhận ra nhu cầu thiết yếu về kinh nghiệm chuyên môn mà các công ty tại Phần Lan có thể cung cấp và mong muốn sẽ có cơ hội hợp tác với Việt Nam trong lĩnh vực này vào thời gian tới”.

*** Lưu ý: Vì cơ chế bảo mật, diễn đàn đưa từ "dự-án" thành từ cấm, buộc phải thay thế thành chữ "chương trình", mong anh chị em và quý độc giả thông cảm cho sự bất tiện này.

Bài viết: BinhDa (Tuấn Hà) - Tham khảo: TCBC
 
  • Chủ đề
    chuyển đổi rác thải năng lượng
  • Thống kê

    Chủ đề
    101,748
    Bài viết
    469,063
    Thành viên
    340,213
    Thành viên mới nhất
    bconshomesvn
    Top