Hướng dẫn làm phân tích và cảm nhận bài ca dao : “Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” có dàn ý và bài viết tham khảo
Qua ca dao, giá trị truyền thống và tâm hồn người Việt Nam được thể hiện và lưu giữ một cách rõ nét nhất. Trong các chủ đề được ca dao đề cập đến thì tình yêu đôi lứa là một đề tài rất rộng và có nhiều hình thức diễn bày. Bởi có lẽ tình yêu nam nữ là tình cảm được thăng hoa đẹp nhất của con người. Ở đó có đủ các sắc thái, tiết tấu, cung bậc, thanh âm Bằng những tình yêu lành mạnh, tình cảm tự nhiên được miêu tả một cách sinh động, những câu ca dao nhẹ nhàng vang lên về tình cảm lưa đôi chân chất mộc mạc đậm sắc người dân lao động Việt Nam. Họ nói về tình yêu mộc mạc giản dị, chẳng cần trau chuốt, giàu sang. Đôi trai gái cứ tự nhiên mà đến với nhau dù khoảng cách có mấy xa xôi, dù hoàn cảnh có mấy khác biệt. Nhưng cần gì hơn là trái tim son sắt luôn hướng về nhau. Bài ca dao : “ Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” về ước mơ tình yêu đôi lưa không gì ngăn cách trở. Để hiểu được, ta phải phân tích được mô típ quen thuộc: Sông cầu, cách nói quá, hình ảnh độc đáo “ dải yếm” từ đó hiểu được cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dưới đây là hướng dẫn dàn ý và bài viết giúp bạn có được bài viết hay.
DÀN Ý PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO “ ƯỚC GÌ SÔNG RỘNG MỘT GANG/ BẮC CẦU DẢI YẾM ĐỂ CHÀNG SANG CHƠI”
I. MỞ BÀI:
Khái quát về ca dao
ảnh hưởng của ca dao tới đời sống người dân lao động
II. THÂN BÀI:
Ước gì- mô típ quen thuộc trong ca dao xưa
Sông rộng một gang: phi lí nhưng đáng yêu, chân thành
“ một gang” : rất nhỏ, bé, chẳng kể đến. Không có dòng sông nào lại rộng một gang, thật phi lý nhưng sự phi lý này để ẩn ý cho ước mong của cô gái về khoảng cách của chàng và nàng là không đáng kể.
Cầu bằng yếm: lại một sự phi lý nữa. Yếm mỏng manh sao thể thành cầu. Nhưng yếm đó là yếm đỏ, là minh chứng cho tình yêu lứa đôi, sự nồng nàn của cô gái. Bởi yếm mềm mại tượng trưng cho chính cô gái, cho tình cảm chân thành của cô gái
Sự chủ động “ bắc cầu dải yếm” của cô gái chứng tỏ sự bạo dạn, táo bạo vượt mọi khuôn khổ lễ giáo phong kiến
è Tình yêu của cô gái mãnh liệt, chân thành, người con gái thông minh và có tấm lòng thuỷ chung son sắt.
II. KẾT BÀI:
Khẳng định giá trị bài ca dao.
BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “ ƯỚC GÌ SÔNG RỘNG MỘT GANG/ BẮC CẦU DẢI YẾM ĐỂ CHÀNG SANG CHƠI”
Mỗi chúng ta lớn lên trong tiếng ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Đó là những câu ca dao được cất lên. Ấy là bởi, ca dao dân ca gắn liền với đời sống của người dân lao động không chỉ xưa mà ngày nay nó đi liền với cuộc sống hiện đại. Bài ca dao nói về tình yêu chân thành lãng mạn:
Ước sông rộng một gang để cô gái “Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi."
Cây cầu là một trong những mô-típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình dân Việt Nam. Mô-típ này xuất phát từ cuộc sống dân dã của người bình dân. Làng quê Việt Nam nơi nào cũng có sông rạch, có một chiếc cầu con con.vừa là phương tiện giao thông , cũng vừa là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hò hẹn của trai gái. Cây cầu đi vào ca dao, trở thành biểu tượng của tình yêu, ước mơ của tình yêu. Người bình dân thổ lộ tình yêu của mình trong hình ảnh những chiếc cầu bắc qua sông. Khi thì đó là:
Còn trong bài ca dao, cô gái lại “dải yếm” bắc cầu. Yếm đào là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. Khi bước vào tuổi dậy thì, các cô gái bắt đầu chú ý đến bản thân và biết làm đẹp cho mình. Đó cũng là khi họ e ấp mặc chiếc yếm đào với vẻ kín đáo, đằm thắm và dịu dàng. Vậy mà cô gái muốn dùng thứ trang phục đẹp đẽ đó để dải lên chiếc cầu nhằm mời gọi chàng đến với mình. Đó quả là một sự táo bạo, mãnh liệt, vượt lên mọi phép tắc, khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Cây cầu- dải yểm mới thật chân tình, táo bạo, và trở thành cái cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao. Cái dải yếm bình thường đi vào bài ca bỗng trở thành đầy chất thơ của tình yêu. Nó chứng tỏ cho một tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung, son sắt của cô gái với chàng trai.
Bài ca thay lời người dân lao động xưa thổ lộ ước mơ tha thiết và mãnh liệt của người con gái trong tình yêu, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình yêu của người lao động: bình dị, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng. Và bởi thế mà giá trị của ca dao còn xanh mãi với thời gian.
Qua ca dao, giá trị truyền thống và tâm hồn người Việt Nam được thể hiện và lưu giữ một cách rõ nét nhất. Trong các chủ đề được ca dao đề cập đến thì tình yêu đôi lứa là một đề tài rất rộng và có nhiều hình thức diễn bày. Bởi có lẽ tình yêu nam nữ là tình cảm được thăng hoa đẹp nhất của con người. Ở đó có đủ các sắc thái, tiết tấu, cung bậc, thanh âm Bằng những tình yêu lành mạnh, tình cảm tự nhiên được miêu tả một cách sinh động, những câu ca dao nhẹ nhàng vang lên về tình cảm lưa đôi chân chất mộc mạc đậm sắc người dân lao động Việt Nam. Họ nói về tình yêu mộc mạc giản dị, chẳng cần trau chuốt, giàu sang. Đôi trai gái cứ tự nhiên mà đến với nhau dù khoảng cách có mấy xa xôi, dù hoàn cảnh có mấy khác biệt. Nhưng cần gì hơn là trái tim son sắt luôn hướng về nhau. Bài ca dao : “ Ước gì sông rộng một gang/ Bắc cầu dải yếm để chàng sang chơi” về ước mơ tình yêu đôi lưa không gì ngăn cách trở. Để hiểu được, ta phải phân tích được mô típ quen thuộc: Sông cầu, cách nói quá, hình ảnh độc đáo “ dải yếm” từ đó hiểu được cảm xúc của nhân vật trữ tình. Dưới đây là hướng dẫn dàn ý và bài viết giúp bạn có được bài viết hay.
DÀN Ý PHÂN TÍCH CẢM NHẬN BÀI CA DAO “ ƯỚC GÌ SÔNG RỘNG MỘT GANG/ BẮC CẦU DẢI YẾM ĐỂ CHÀNG SANG CHƠI”
I. MỞ BÀI:
Khái quát về ca dao
ảnh hưởng của ca dao tới đời sống người dân lao động
II. THÂN BÀI:
Ước gì- mô típ quen thuộc trong ca dao xưa
Sông rộng một gang: phi lí nhưng đáng yêu, chân thành
“ một gang” : rất nhỏ, bé, chẳng kể đến. Không có dòng sông nào lại rộng một gang, thật phi lý nhưng sự phi lý này để ẩn ý cho ước mong của cô gái về khoảng cách của chàng và nàng là không đáng kể.
Cầu bằng yếm: lại một sự phi lý nữa. Yếm mỏng manh sao thể thành cầu. Nhưng yếm đó là yếm đỏ, là minh chứng cho tình yêu lứa đôi, sự nồng nàn của cô gái. Bởi yếm mềm mại tượng trưng cho chính cô gái, cho tình cảm chân thành của cô gái
Sự chủ động “ bắc cầu dải yếm” của cô gái chứng tỏ sự bạo dạn, táo bạo vượt mọi khuôn khổ lễ giáo phong kiến
è Tình yêu của cô gái mãnh liệt, chân thành, người con gái thông minh và có tấm lòng thuỷ chung son sắt.
II. KẾT BÀI:
Khẳng định giá trị bài ca dao.
BÀI LÀM PHÂN TÍCH BÀI CA DAO “ ƯỚC GÌ SÔNG RỘNG MỘT GANG/ BẮC CẦU DẢI YẾM ĐỂ CHÀNG SANG CHƠI”
Mỗi chúng ta lớn lên trong tiếng ru ầu ơ ngọt ngào của bà của mẹ. Đó là những câu ca dao được cất lên. Ấy là bởi, ca dao dân ca gắn liền với đời sống của người dân lao động không chỉ xưa mà ngày nay nó đi liền với cuộc sống hiện đại. Bài ca dao nói về tình yêu chân thành lãng mạn:
Mở đầu bài ca dao là mô típ quen thuộc: “ Ước gì”. Chủ thể trữ tính cất lên lời mong ước : "Ước gì sông rộng một gang,”. Con sông cách trở lứa đôi nên em và chàng khó gặp gỡ. Bởi vậy cô gái ước rằng sông ấy chỉ rộng “một gang” Sông mà rộng chỉ một gang, cách nói cường điệu tạo nên một sự vô lí thú vị. Vô lí cho nên mới phải “ước”. Sự vô lí trong điều mơ ước diễn tả điều có lí của tình yêu. Cô gái ước sông ấy nhỏ hay ước rằng khoảng cách đôi lứa không còn nữa, chàng và ta có thể gần bên nhau mà thoả nỗi nhớ nhung."Ước gì sông rộng một gang,
Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi."
Ước sông rộng một gang để cô gái “Bắc cầu dải yếm cho chàng sang chơi."
Cây cầu là một trong những mô-típ nghệ thuật quen thuộc và đặc sắc của ca dao, gắn chặt với đời sống tình cảm phong phú, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng của người bình dân Việt Nam. Mô-típ này xuất phát từ cuộc sống dân dã của người bình dân. Làng quê Việt Nam nơi nào cũng có sông rạch, có một chiếc cầu con con.vừa là phương tiện giao thông , cũng vừa là không gian trữ tình, là nơi gặp gỡ, hò hẹn của trai gái. Cây cầu đi vào ca dao, trở thành biểu tượng của tình yêu, ước mơ của tình yêu. Người bình dân thổ lộ tình yêu của mình trong hình ảnh những chiếc cầu bắc qua sông. Khi thì đó là:
“Hai ta cách một con sông,
Muốn sang anh ngả cành hồng cho sang.”
Hay lại là cây cầu mồng tơi:
“Lạ hơn nữa là cái cầu - mồng tơi:
Gần đây mà chẳng sang chơi,
Để em ngắt ngọn mồng tơi bắc cầu.”
Còn trong bài ca dao, cô gái lại “dải yếm” bắc cầu. Yếm đào là một phần trang phục không thể thiếu của người con gái thời xưa. Khi bước vào tuổi dậy thì, các cô gái bắt đầu chú ý đến bản thân và biết làm đẹp cho mình. Đó cũng là khi họ e ấp mặc chiếc yếm đào với vẻ kín đáo, đằm thắm và dịu dàng. Vậy mà cô gái muốn dùng thứ trang phục đẹp đẽ đó để dải lên chiếc cầu nhằm mời gọi chàng đến với mình. Đó quả là một sự táo bạo, mãnh liệt, vượt lên mọi phép tắc, khuôn khổ lễ giáo phong kiến. Cây cầu- dải yểm mới thật chân tình, táo bạo, và trở thành cái cầu tình yêu đẹp nhất trong ca dao. Cái dải yếm bình thường đi vào bài ca bỗng trở thành đầy chất thơ của tình yêu. Nó chứng tỏ cho một tình yêu mãnh liệt, thuỷ chung, son sắt của cô gái với chàng trai.
Bài ca thay lời người dân lao động xưa thổ lộ ước mơ tha thiết và mãnh liệt của người con gái trong tình yêu, qua đó thể hiện vẻ đẹp tình yêu của người lao động: bình dị, mãnh liệt nhưng cũng hết sức tế nhị, duyên dáng. Và bởi thế mà giá trị của ca dao còn xanh mãi với thời gian.