Phân tích bài thơ “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”

Hướng dẫn đề bài phân tích “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” ngữ văn lớp 8. Để đổi lấy những ngày tháng hòa bình như hôm nay, đất nước ta đã phải trải qua biết bao đau thương và mất mát. Trong mỗi giai đoạn, thời kí khó khăn ấy, đất nước Việt nam mình đã không thiếu những người anh hùng dung cảm đứng lên lãnh đạo nhân dân, dẫn dắt đồng bào để tìm ra con đường hòa bình. Và trang lịch sử vàng son của dân tộc ta đã ghi dấu chân biết bao nhiêu người anh hùng dân tộc từ xưa đến nay: Đinh Bộ Lĩnh, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Phan Châu Trinh…và còn tiêu biểu là Phan Bội Châu. Một trong những tác phẩm nói lên ý chí anh dung, con người anh hùng đó chính là bài “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. Trong chương trình ngữ văn lớp 8 ta thường bắt gặp đề bài Phân tích “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác”. Sau đây là bài làm chi tiết mong có thể giúp các bạn có định hướng tốt nhất trong quá trình làm bài.

BÀI LÀM 1: PHÂN TÍCH “VÀO NHÀ NGỤC QUẢNG ĐÔNG CẢM TÁC”
Nền văn học dân tộc ta có biết bao bài thơ mang đậm ý chí kiên cường, bất khuất của các vị anh hùng lịch sử. trong đó tiêu biểu có bài “vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” của Phan Bội Châu. Nói về ý chí kiên cường. phong thái ung dung và hào hùng vượt lên cảnh ngục tù khốc liệt để an ủi giữ vững lí tưởng, niềm tin khát vọng cứu nước của tác giả.
Bài thơ được sáng tác trong những ngày cụ Phan Bội Châu bị chính quyền Trung Quốc bắt giam. Tuy nhiên với một niềm tin mãnh liệt, khát vọng cứu nước ta thấy hiện lên trong bài thơ là hình ảnh một vị anh hùng dân tộc dáng hình bất khuất phá vỡ mọi gông cùm của nhà lao.

Phần đầu của bài thơ là hai câu đề: giới thiệu vấn đề cần nói tới:
“vẫn là hào kiệt vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
Nhà thơ đặt vấn đề rất khéo léo, ở đây tác giả muốn nói tới hoàn cảnh bị bắt giam trong tù nhưng chính sự khéo léo đã làm vợi bớt phần nào cái nặng nề của hai chữ “nhà tù”. Ý hai câu thơ là: vào tù nhưng mình vẫn giữ được giữ tài trí và cách sống thanh cao của mình: là người có tài cao, chí lớn khác thường( hào kiệt), là người luôn giữ dáng vẻ lịch sự, trang nhã. Mình ở tù nhưng không do bị bắt mà vì do “mỏi chân”, tạm thời nghỉ ngơi lấy sức. Tác giả có nói đến việc bị bắt nhưng không nhấn mạnh cái rủi ro, đau khổ, âu lo mà ngược lại coi đó là việc không to tát. Dẫu cũng chỉ là phút giây nghỉ ngơi sau chuỗi ngày hoạt động sôi nổi vừa rồi. Cách dung điệp từ “vẫn” vang lên hào sảng thể hiện phẩm chất trước sau như một của con người cách mạng. nó trở thành cái cười tủm tỉm khi nhà thơ viết “hãy ở tù” biến sự bị động, mất tự do thành sự chủ động, mình muốn thế. Chính cái tinh thần hiên ngang ấy, khinh thường hoàn cảnh ấy khiến chúng ta càng thêm nể phục vị anh hùng không sợ chết, không sợ tù ải mà đầy ý chí tinh thần anh dung.

Hai câu luận trình bày sự việc do phần đề đặt ra:
“Đã khách không nhà trong bốn biển
Lại người có tội giữa năm châu”
Khác với giọng điệu cười cợt, vui đùa như hai câu đề. Đây như lời tâm sự không phải để than than mà để nói lên nỗi đau lớn trong tâm hồn người anh hùng. Tả người tù mà nói “khách không nhà, người có tội, năm châu” thì thật là cái cười nhạo bang với bọn sĩ quan nhà tù Quảng Đông. Chữ “đã” và “lại” mở đầy càng nhấn mạnh thêm tình cảnh tù đầy người chiến sĩ. Song, “khách không nhà” với “năm châu”, nhà thơ như muốn vẽ chân dung một người tù phong cách phóng khoảng. nghệ thuật tiểu đối không làm ý thơ đối lập mà lại càng tôn lên chân dung phi thương của người tù: một con người năm châu bốn biển, của toàn thế giới.

Đến với hai câu luận: bàn luận, mở rộng vấn đề:
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế
Mở miệng cười tan cuộc oán thù”
Tác giả khẳng định: chí lớn tài cao của người chiến sĩ cách mạng không gì có thể đè bẹp dẫu đó có là ở tù lao khổ ai. Lối nói khoa trương thể hiện sự lãng mạn nơi người anh hùng khiến chi con người không còn nhỏ bé nữa mà tầm vóc lớn lao như thần thánh. Tuy bị bắt nhưng vẫn dang tay, mở miệng thể hiện thái độ coi thương mọi khó khăn
Hai câu kết 7,8 :nâng cao vấn đề hoặc bày tỏ cảm xúc của tác giả
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu”
Câu thơ vang lên hào sảng như củng cố thêm niềm tin, tiếp thêm sức mạnh tinh thần cho chính bản than mình của tác giả. Khẳng định niềm tin vào tương lai, coi thường cảnh tù lao. Hai tiếng “còn” đứng cạnh nhau tạo âm điệu chắc nịch khẳng định mạnh mẽ ý chí đấu tranh cho sự nghiệp cứu nước.

Bài thơ đã thổi hồn vào chúng ta một niềm tự hào về truyền thống bất khuất, hiên ngang người anh hùng cách mạng.
Tinh thần bài thơ thể hiện thái độ ung dung, bất khất, tràn đầy lạc quan cách mạng/ đồng thời khơi dậy nói chúng ta một tấm lòng yêu nước, ý chí phấn đấu, nhất là đối với thanh niên đương thời- một tấm lòng yêu nước, thương nòi.

Bài làm 2 Phân tích Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác
Phan Bội Châu là một chí sĩ yêu nước, một lòng vì dân vì nước. Không chỉ vậy, ông còn là nhà thơ lớn của dân tộc với nhiều tác phẩm đồ sộ. Trong nhiều sáng tác của mình, người đọc ghi nhớ đến bài thơ : “Vào nhà ngục Quảng Đông cảm tác” được sáng tác vào đầu năm 1914 khi Phan Bội Châu bị bắt giam ở Trung Quốc, bằng thể thơ quen thuộc Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật.
Hai câu đề :
“Vẫn là hào kiệt, vẫn phong lưu
Chạy mỏi chân thì hãy ở tù”
Thể hiện phong thái ung dung, tự chủ, khí phách hiên ngang trước cảnh tù ngục. “Hào kiệt” chỉ những người có tài năng, chí khí hơn người. Tác giả tự nhận mình là đấng anh hùng hào kiệt , “phong lưu” đường hoàng, không sợ khó khăn thử thách. Với tác giả việc ở tù chỉ là một cuộc nghỉ chân trên hành trình dài. “Chạy mỏi chân” trên con đường chiến đấu vất vả, chông gai nên giây phút ở tù là giây phút thảnh thơi, được nghỉ ngơi. Bởi vậy giọng điệu của Phan Bội Châu như điệu cười nhạt không hề một tiếng than khổ.

Nhưng vừa ngạo nghễ, vừa cười với xiềng xích, gông cùm thì Phan Bội Châu lại cay đắng nhận ra sự thật chua xót :
“Đã khách không nhà trong bốn biển,
Lại người có tội giữa năm châu.”
Ra đi tìm đường cứu nước hơn 10 năm trời trôi lưu lạc nơi đất khách quê người, không một mái ấm gia đình, bao nhiêu sự cực khổ về vật chất, cay đắng về tinh thần. Tình cảnh cô đơn, lưu lạc bị giặc truy đuổi trên đất khách của Phan Bội Châu khiến người đọc thương cảm, xót xa. Nhưng đằng sau bi kịch riêng của cá nhân là bi kịch của cả một dân tộc, một đất nước. Nước đã mất thì nhà đâu còn. Nỗi đau của Phan Bội Châu trở thành nỗi đau lớn lao của bậc anh hùng, là nỗi đau thương của cả một đất nước. Từ đó ta thấy khí phách anh hùng của Phan Bội Châu. Trong hoàn cảnh khắc nghiệt khách không nhà, người có tội, ông vẫn giữ vững chí khí hào kiệt.

Trong hoàn cảnh đáng thương ấy, người chí sĩ vẫn vẹn nguyên ý chí, nguyện vọng lớn lao.
“Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,
Mở miệng cười tan cuộc oán thù.”
Bằng phép đối và lối nói khoa trương thể hiện hoài bão trị nưuớc cứu đời, cưuời ngạo nghễ truước mối thù thực dân đế quốc, thể hiện đưuợc hoài bão trị nước cứu đời, ý chí kiên định con đưuờng cách mạng trong bất kì hoàn cảnh nào. Hoài bão “kinh bang tế thế” đã đưa người chiến sĩ cách mạng Phan Bội Châu từ một người tù nhỏ bé vụt lớn lên trở thành một hình ảnh lớn lao đến mức phi thường thần thánh.

Tinh thần cách mạng lạc quan đã tạo nên sức mạnh dể ông chiến thắng hoàn cảnh, giữ vững ý chí chiến đấu sắt son của mình:
“Thân ấy vẫn còn, còn sự nghiệp
Bao nhiêu nguy hiểm sợ gì đâu.”
Điệp từ “còn” cùng cụm từ nghi vấn “còn gì đâu” thể hiện thái độ như một lời thách thức những gian lao, khó khăn. Một lần nữa ta cảm nhận được tư thế hiên ngang của con người đứng cao hơn cái chết. Lời thơ dõng dạc, dứt khoát như chính ý chí gang thép của người tù cách mạng.Kẻ thù có thể giam cầm, tàn phá, huỷ hoại thân thể, có thể khiến họ hi sinh, bỏ mạng nhưng không bao giờ giam cầm được tâm hồn người chiến sĩ. Họ vẫn một lòng yêu nước, khao khát nguyện vọng lớn lao dành cho đất nước, một ước vọng cao cả, trân trọng. Đối với những người cách mạng như Phan Bội Châu, còn sống là còn chiến đấu.

Bài thơ khép lại mà âm hưởng hào hùng của nó như còn ngân vang mãi trong lòng độc giả. Người đọc cảm nhận được tinh thần anh dũng, quả cảm và lòng yêu nước mãnh liệt của nhà cách mạng dân tộc Phan Bội Châu.
 
  • Chủ đề
    vào nhà ngục quảng đông cảm tác
  • Top