Phân tích cuộc đối thoại giữa hồn Trương Ba và người thân lớp 12

Văn học là tấm gương phản chiếu đời sống. Mỗi một tác phẩm là một bức thông điệp mà nhà văn chiêm nghiệm về cuộc đơi và con người.


Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ đa tài của nền văn nghệ Việt Nam, không chỉ viết văn, làm thơ mà ông đặc biệt thành công trong lĩnh vực kịch nói. “Hồn Trương Ba- Da hàng thịt” là một trong những vở kịch nổi tiếng, gây được nhiều tiếng vang nhất của nhà viết kịch Lưu Quang Vũ. Vở kịch không chỉ mang đến một câu chuyện, một số phận mà qua đó còn gửi gắm bao thông điệp, triết lí về cuộc đời và những giá trị nhân sinh của cuộc đời.Vở kịch “Hồn Trương ba- da hàng thịt” được sáng tác năm 1981, đây là giai đoạn khá đặc biệt đối với nền văn học của Việt Nam. Hòa bình lập lại năm 1975, cuộc sống con người hoàn toàn bước sang một trang mới với những cơ hội và thách thức mới. Cùng với sự thay đổi của tình hình kinh tế, chính trị và trong chính cuộc sống con người đã kéo theo nhu cầu đổi mới của nền văn học trong giai đoạn mới bởi xét cho cùng văn học là tấm gương phản chiếu của đời sống xã hội.Nhận thức được nhu cầu đổi mới và bằng những cảm nhận tinh tế của người nghệ sĩ, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã hướng ngòi bút của mình vào những vấn đề thế sự, những câu chuyện đời thường nhưng lại có ý nghĩa lớn lao. Vở kịch “Hồn Trương Ba-da hàng thịt” được sáng tác năm 1981 nhưng đến năm 1984 mới được ra mắt công chúng. Vở kịch được sáng tác trong không khí đổi mới tư duy văn học, nhà viết kịch Lưu Quang Vũ đã đi sâu khám phá để phát hiện bi kịch trong con người hiện đại, đó là sự mâu thuẫn giữa phần hồn và phần xác, giữa nhu cầu vật chất chính đáng và nhu cầu tinh thần cao đẹp. Dưới đây là bài văn mẫu hy vọng giúp đỡ các bạn trong quá trình học tập. Chúc các bạn thành công!

truong-ba-va-nguoi-than.jpg


BÀI VĂN MẪU SỐ 1: PHÂN TÍCH CUỘC ĐỐI THOẠI GIỮA HỒN TRƯƠNG BA VÀ NGƯỜI THÂN
Lưu Quang Vũ là một trong những nghệ sĩ đa tài bậc nhất của nền nghệ thuật Việt Nam hiện đại, từ âm nhạc, hội họa, điện ảnh… Trong đó, tên tuổi ông gắn bó sâu sắc với những vở kịch đặc sắc, làm nức lòng biết bao thế hệ bạn đọc, mà tiêu biểu là vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt”. Qua cuộc đối thoại độc đáo giữa hồn và xác,nhà soạn kịch đã phác họa nên bi kịch bị tha hóa của Trương ba, hay cũng là tấn bi kịch của những con người bình thường trong cuộc sống bình thường.


Vở “Hồn Trương Ba da hàng thịt” được chắp bút từ năm 1981, nhưng mãi đến 1984 mới được công chiếu. Đây được coi là vở kịch làm nên tên tuổi của Lưu Quang Vũ vang dội khắp các diễn đàn trong và ngoài nước. Đoạn trích trong sách nằm ở phần kết của vở kịch, cũng là lúc xung đột trung tâm được đẩy lên đỉnh điểm. Và chính những xung đột trong cuộc đối thoại giữa hồn và xác đã góp phần tái hiện trước mắt bạn đọc bi kịch bị tha hóa của hồn Trương Ba.


Bi kịch của Trương Ba xuất phát từ sự tắc trách của Nam Tào- khi gạch nhầm tên khiến Trương ba phải chết oan. Để sửa chữa cho lỗi lầm của mình, Nam Tào đã để Trương Ba hồi sinh trong thân xác anh hàng thịt mới chết ở gần nhà, từ đó khởi nguồn cho bao rắc rối và sự tha hóa về nhân lương của nhân vật. Trước đây, trương Ba là một người đàn ông điềm đạm, nho nhã, có thú vui đánh cờ, yêu thương gia đình và rất mực được mọi người yêu quý, kính trọng. Nhưng kể từ khi nhập vào xác anh hàng thịt, mọi bản tính tốt đẹp dần bị xóa nhòa đi mất. Ông dần bị xác hàng thịt chi phối, trở nên thô tục, lỗ mãng. Trương Ba thích bán thịt, ham uống rượu, những nước cờ không còn phóng khoáng mà tủn mủn, vô hồn… Bao thói hư tật xấu bị nhiễm độc đã bị xác hàng thịt vạch trần: cái đêm ông đứng cạnh vợ anh hàng thịt với “tay chân run rẩy”, “hơi thở nóng rực”, “cổ nghẹn lại”; đó là cảm giác xao xuyến tước những món ăn mà trước đây hồn luôn cho là “phàm”; đó còn là lần ông tát thằng con “tóe máu mồm máu mũi”… Hoàn toàn không thấy một Trương Ba hiền lành, hiểu chuyện như trước mà chỉ còn đó một con người với tính cách thô lỗ, hung bạo, phàm tục. Nếu Chí Phèo tha hóa mà không biết mình tha hóa, thì Trương Ba lại nhận thấy rất rõ tình trạng khốn khổ của mình. Cho dù không muốn thừa nhận, cho dù muốn bám víu vào trò chơi tâm hồn thì Trương Ba vẫn không thể phủ nhận sự thật là ông đang đánh mất mình “Mày đã thắng thế rồi đấy, cái thân xác không phải của ta à, mày đã tìm đủ mọi cách để lấn át ta”. Dù luôn tỏ ra khinh bỉ nhưng thói dung tục phàm thượng của xác hàng thit, nhưng hồn Trương Ba giờ đây chẳng thể nào phủ nhận hay bao biện cho thói xấu của mình nữa. Ông hoàn toàn đuối lý trước lời buộc tội đanh thép của hàng thịt. Sự tha hóa của Trương Ba là do hòa nhập thiếu kiên định giữa hồn và xác. Ông dù thanh cao nhưng không thể tránh được những dung tục đời thường, sảy chân sa vào bi kịch mà không thể rút ra được. Trương Ba dần bị mọi người xung quanh xa lánh, hắt hủi, kể cả những người ông từng rất tin yêu. Đó là cái giá phải trả cho sự tha hóa nhân tính.


Sau sự tắc trách của Nam Tào, Trương Ba dù được trả lại cuộc sống nhưng đó là một cuộc sống đáng hổ thẹn vì phải sống chung với sự dung tục và bị dung tục đồng hóa. Chỉ qua đoạn đối thoại ngắn gọn giữa hồn và xác, Lưu Quang Vũ đã tái hiện được sự bi kịch bị tha hóa đánh mất nhân lương của con người giữa đời thường: dù thanh cao thế nào mà sống không có chính kiến thì cũng mau chóng bị nhiễm độc mà hoen ố nhân lương.
_TN_
 
  • Chủ đề
    hồn trương ba da hàng thịt lưu quang vũ trương ba
  • Top