Phân tích nhân vật để thấy sự thay đổi của nhân vật người đàn bà hàng chài trong Chiếc thuyền ngoài xa

Nhân vật người đàn bà khi bị chồng đánh thì cam chịu, không tìm cách chạy trốn nhưng khi lên toàn án thì:" Với con mắt như đang nhìn thấu suốt cả đời mình...". Phân tích nhân vật để thấy sự thay đổi của nhân vật

Hình tượng người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là tiêu biểu cho quan niệm nhân sinh của Nguyễn Minh Châu về con người và cuộc sống. Nhân vật người đàn bà khi bị chồng đánh thì cam chịu, không tìm cách chạy trốn nhưng khi lên toàn án thì “với con mắt như đang nhìn thấu suốt cả đời mình...". Hãy cùng chúng mình phân tích nhân vật để làm rõ sự thay đổi này nhé!

Văn học lấy con người với tất cả đời sống phong phú và phức tạp bên trong nó là đối tượng phản ánh trung tâm. Ở đó, không có ranh giới định phận rõ ràng giữa xấu và tốt, ác và thiện, rồng phượng và rắn rết. Văn học ngoài nhiệm vụ tìm những hạt ngọc ẩn giấu trong tâm hồn người để tôn vinh, ngợi ca còn đi sâu vào những phần tối của con người, những góc khuất của tâm hồn mà lâu nay chưa nói hay chưa nhìn ra. Nói với con người rằng thế giới này “lắm người” mà cũng nhiều mà, đôi khi ma quỷ lại nằm ở chính bên trong mỗi chúng ta. Nói với thế giới này, không phải điều gì nhìn bề ngoài cũng có thể thấu suốt được chân lí. Nhà văn chính là người mang thiên chức dùng con mắt trần của mình mong muốn nhìn thấu được cõi tâm hồn sâu thẳm bên trong sinh vật kỳ lạ kia. Và qua mỗi khía cạnh, mỗi trang văn ta lại thêm bất ngờ bởi những điều thú vị phía sau gương mặt và diện mạo bên ngoài kia. Cả cuộc đời Nguyễn Minh Châu cũng mang đau đáu về sứ mệnh ấy. Hình tượng người đàn bà hàng chài trong “Chiếc thuyền ngoài xa” chính là một trong những đóng góp của ông vào việc đổi mới cách nhìn con người. Nhân vật người đàn bà khi bị chồng đánh thì cam chịu, không tìm cách chạy trốn nhưng khi lên toàn án thì “với con mắt như đang nhìn thấu suốt cả đời mình...". Hôm nay, chúng ta cùng phân tích nhân vật qua tác phẩm để làm rõ sự thay đổi, vận động của hình tượng. Sau đây là bài viết tham khảo. Chúc các bạn học tập tốt!

nhan-vat-nguoi-dan-ba-hang-chai.jpg

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH SỰ THAY ĐỔI NHÂN VẬT NGƯỜI ĐÀN BÀ HÀNG CHÀI LỚP 12
Ai đó đã nói: trong những kho báu quý giá nhất, con người chính là kho báu vô tận. Thế giới tâm hồn con người với cả rồng – phượng, rắt –rết, cả bề sâu, bề sau bề xa mà ta dù có cố tìm cũng không bao giờ hiểu hết được. Như khi đọc “Chiếc thuyền ngoài xa” của Nguyễn Minh Châu, ta lại tự hỏi: Nhân vật người đàn bà khi bị chồng đánh thì cam chịu, không tìm cách chạy trốn nhưng khi lên toàn án lại trở thành người “với con mắt như đang nhìn thấu suốt cả đời mình..."?

Sự thay đổi về hoàn cảnh lịch sử đất nước: từ tình trạng chiến tranh chuyển sang thời bình nhờ đại thắng mùa xuân năm 1975 cùng với yêu cầu đổi mới toàn diện của Đảng khiến người cầm bút cũng cảm thấy “không thể viết như trước được nữa”. Nhận thức trước được điều đó, Nguyễn Minh Châu đã có những bước đi đầu tiên, táo bạo và thành thực để đổi mới cách nhìn hiện thực, con người cùng cách thể hiện. “Chiến thuyền ngoài xa” năm 1983 là một trong những bước đi khác của ông. Truyện chồng lấp hai câu chuyện, cuộc gặp gỡ của Phùng với cuộc sống thực bao trái ngang và câu chuyện bi kịch của người đàn bà Hàng Chài. Nhân vật người đàn bà hàng chài chính là nhân tố quan quan trọng đem đến cái nhìn mới cho người nghệ sĩ và người đọc.

Người đàn bà hàng chài không có được tên tuổi cụ thể, chỉ được gọi bằng những danh xưng như: “người đàn bà hàng chài”, “mụ”. Hình ảnh người đàn bà ấy chỉ là một trong vô số những người đàn bà vùng biển, không được nhắc đến, có thể là số phận của biết bao con người ngoài kia nữa. Hình ảnh người đàn bà xuất hiện đầu tiên qua cái nhìn của nghệ sĩ Phùng: Thân hình thô kệch, cao lớn, bó chặt trong tấm áo bạc phếch, rách rưới. Khuôn mặt thì đầy rẫy những nết rỗ mệt mỏi và tái ngắt sau một đêm kéo lưới. Ngay từ vẻ bề ngoài, ta đã thấy ở người đàn bà hàng chài những gánh nặng cơ cực của cuộc sống mưu sinh đang đè nặng lên số phận.

Nhân vật người đàn bà khi bị chồng đánh thì cam chịu, không tìm cách chạy trốn.

Hình ảnh người đàn bà hiện lên qua cái nhìn của Phùng: ba ngày phải chịu một trận nhẹ, năm ngày một trận nặng, bị lão chồng vũ phu trút cơn giận như lửa cháy: “Mày chết đi cho ông nhờ. Chúng mày chết hết đi cho ông nhờ”. Đó là một nạn nhân của bạo lực gia đình. Người đàn bà, đối với Phùng, Đẩu và cả người đọc, là một người đáng thương, đôi khi còn là người cù lì, không hiểu chuyện và không biết cách giải quyết vấn đề của mình: Khi bị chồng đánh, bà còn không tìm cách chống trả hay ít nhất là chạy trốn. Nhưng phía sau đó, là hình ảnh của một người phụ nữ giàu tình yêu thương và đức hi sinh. Trong hành động, bà luôn một mình chịu đựng những đau đớn để tránh cho con sự tổn thương nên con lớn và biết nhận thức, bà đã xin chồng đưa bà lên bờ để đánh. Và bởi, chỉ có những người phụ nữ như bà mới hiểu, con thuyền nơi biển cả luôn cần một người đàn ông chèo chống những khi sóng gió. Ta có thể không hiểu và giờ đã nhận ra ý nghĩa của nghịch lí khi người đàn bà - người mẹ lại phải lạy đứa con của mình mà khóc. Nếu đó là lạy xin đứa con đừng đánh bố, Phác trở thành một tội đồ. Nếu đó là lạy ơn vì con đã cứu mẹ, Phác trở thành một ân nhân. Nếu đó là lạy tạ lỗi vì đã để con phải trở nên như thế này, Phác trở thành nạn nhân. Tôi bỗng hiểu, đứa con như viên đạn bắn qua người đàn ông, xuyên thấu trái tim người đàn bà, rỏ máu xuống tâm hồn mụ mà thành những giọt nước mắt lấp đầy những vết rỗ.

Việc tự nguyện gành chịu đòn roi, không chạy trốn lại chính là hình ảnh của một tình yêu, đức hi sinh vô bờ.

Nhưng khi lên toàn án, người phụ nữ ấy bỗng trở thành người “với con mắt như đang nhìn thấu suốt cả đời mình...”

Nếu đẩu và Phùng, Phác nhìn người đàn ông hàng chài với cái nhìn vũ phu, tàn bạo thì người đàn bà hàng chài nhìn hắn như một nạn nhân: nạn nhân của đói khổ. Trong sâu thẳm còn là một ân nhân, không một chút oán trách mà là thấu hieur, cảm động, thậm chí xót thương khi hoàn cảnh cùng quẫn đã khiến một gã trai hiền lành cục tính thành hung dữ, tàn bạo. Với bản tính nhân hậu, bà vị tha, bao dung với cả cái ác của chồng. Lựa chọn sáng suốt: bà từ chối li dị gã chồng vũ phu vì con thuyền gia đình bà vẫn cần bàn tay chèo chống của người chồng để đi qua phong ba bão táp. Chính người đàn bà đã giúp Phùng và Đẩu ngộ ra chân lí đời sống: cuộc đời vốn không đơn giản ngay trong cuộc sống đời thường vẫn luôn xuất hiện những nghịch lí phức tạp và con người nên biết chấp nhận những nghịch lí ấy. Cái rốt cuộc tưởng đẹp lại là cái không đẹp. Cái đẹp lại ẩn sau sau gương mặt đầy vết rỗ, sau những hành động tưởng như thiếu hiểu biết, những lời nói đơn sơ kia. Đạo đức hay sự phi đạo đức, là chân lí hay chỉ là sự ngụy lí, giác ngộ hay chỉ là ngộ nhận.

Đó chính là một người phụ nữ sắc sảo, từng trải và thấu hiểu lẽ đời.

Nhà văn đã hoàn thành xuất sắc sứ mệnh đi tìm hạt ngọc ẩn giấu sâu trong tâm hồn con người. Nhìn thật gần, thật sâu để thấy bên trong dáng vẻ thô kệch kia là vẻ đẹp giản dị, thầm lặng, sâu xa như chính đời sống của người phụ nữ nhân hậu và thấu hiểu. Để làm điều đó, nhà văn đã đặt nhân vật vào tình huống nghịch lí đời thường, qua đó vừa khắc họa số phận bi kịch con người trong cuộc sống thường nhật vừa khẳng định vẻ đẹp khuất lấp bí ẩn phía sao của con người. Nguyễn Minh Châu đã theo quy luật hội tụ ánh sáng để miêu tả nhân vật bằng cái nhìn đa chiều. Nhà văn không chú trọng xây dựng và khắc họa tính cách mà chú trọng ở phương diện nhân cách. Qua đó mà thể hiện những quan điểm, quan hoài thường trực về số phận của những con người xung quanh mình. Với Nguyễn Minh Châu, sứ mệnh của người cầm bút chưa bao giờ là dễ dàng. “Nhà văn phải là người dẫn đường đến xứ sở cái đẹp”, đặc biệt là cái đẹp còn đang khuất lập, chưa lộ diện. Đó chính là những đổi mới mang tính tiên phong của Nguyễn Minh Châu để thoát ra khỏi bức tường thời đại cũ mà đến với thế giới.

Bằng những trang văn như thế, nghệ thuật giúp con người ta trưởng thành hơn, sống sâu hơn và đẹp hơn...

-Bỉ Ngạn-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    chiếc thuyền ngoài xa người đàn bà hàng chài nguyễn minh châu
  • Top