Phân tích những đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua "Một người Hà Nội" của Nguyễn Khải lớp 12

Nguyễn Khải được coi là cây bút khá nổi tiếng của văn xuôi nước ta từ sau rách mạng tháng Tám. Những sáng tác văn chương của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thật quá trình vận động của cả nền văn học từ thời chiến tranh sang thời hòa hình. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích những đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua “một người Hà Nội” của Nguyễn Khải.

Truyện ngắn Một người Hà Nội thể hiện rõ những biến đổi quan trọng trong tư tưởng và nghệ thuật của Nguyễn Khải ở thời kì đổi mới. Từ sự quan tâm đến những vấn đề của đời sống cách mạng, tư tưởng chính trị chuyển sang những vấn đề nhân sinh, thế sự, từ phong cách chính luận với nhiệt tình khẳng định, ngợi ca lí tưởng chuyển sang triết luận với nhiều trải nghiệm suy tư – ngòi bút Nguyễn Khải đã dần đến được với những giá trị bền vững và đích thực của văn chương, nghệ thuật. Từ sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Nguyễn Khải đặc biệt quan tâm đến những chuyển biến mạnh mẽ của cuộc sống, của tư tưởng, tình cảm con người trước những biến động phức tạp của xã hội hiện đại. Nhà văn nhìn nhận và đánh giá con người trong mối quan hệ đa chiểu phức tạp : để thông qua đó khẳng định và ca ngợi những giá trị cao đẹp của con người và cuộc sống. Và trong chương trình ngữ văn lớp 12, ta bắt gặp đề bài phân tích những đổi mới của văn xuôi sau 1975 qua “một người Hà Nội”. Ở đề bài này, trước hết các bạn cần đảm bảo cấu trúc của một bài văn gồm mở bài, thân bài, kết bài và bên cạnh đó các bạn cần vận dụng các thao tác như so sánh, phân tích, liện hệ… Và sau đây là bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

su-doi-moi-cua-van-hoc.jpg

BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH NHỮNG ĐỔI MỚI CỦA VĂN XUÔI SAU 1975 QUA "MỘT NGƯỜI HÀ NỘI"
Nguyễn Khải là một trong những cây bút hàng đầu của văn xuôi Việt Nam hiện đại. Ngòi bút của Nguyễn Khải phản ánh sinh động và khá chân thực quá trình vận động của văn học Việt Nam trước và sau 1975. "Một người Hà Nội" là truyện ngắn rất tiêu biểu cho sáng tác của Nguyễn Khải, thể hiện những đổi mới của văn xuôi sau 1975.

Sau năm 1975, đất nước khép lại cuộc chiến tranh vệ quốc, đời sống từ thời chiến chuyển sang thời bình. Bởi vậy mà văn hóa được giao lưu và mở rộng. Văn học phản ánh hiện thực đời sống, vì thế mà cũng có sự vận động đầy mạnh mẽ. "Một người Hà Nội" thể hiện cái nhìn riêng độc đáo của Nguyễn Khải về đất kinh kì, mảnh đất nghìn năm văn hiến, nơi nhà văn đã từng sống trong một khoảng thời gian dài. Cái nhìn ấy chứa đựng tình yêu sâu nặng với Hà Nội đồng thời thể hiện những hiểu biết sâu sắc và tinh tế về nét đẹp của thủ đồ. Viết về đề tàu văn hóa- đề tài có tính chất muôn thuở vĩnh hằng, Nguyễn Khải đã đem đến luồng gió mới cho văn học sau 1975. Truyện ngắn thể hiện sâu đậm cảm hứng triết luận khi nhà văn hướng sự quan tâm đến số phận cá nhân và những vấn đề của cuộc sống đời tư thế sự, cách đánh giá con người được mở rộng sang các bình diện văn hóa, lịch sử, xã hội. Nhà văn viết bằng kinh nghiệm cá nhân, mang tính đối thoại nên tạo sự dân chủ cho trang văn.

Nếu văn học trước 1975 thường nhìn con người một cách nguyên phiến, giản đơn thì sau 1975, Nguyễn Khải đã mang đến một cái nhìn mới mẻ, đa chiều, con người là sự kết tinh những giá trị văn hóa. Trong hai dòng thời gian: cả cuộc đời bà và thời gian dàu của lịch sử kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ, nhân vật luôn được khắc họa sinh động vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa của người Hà Nội. Nơi ở của cô là một tòa nhà tọa lạc ngay một đường phố lớn hướng nhà nhìn ra hồ. Đó là một nơi rộng rãi, sang trọng và đối lập với đời sống của số đông quần chúng.

Sau ngày hòa bình lặp lại 1954, gia đình bà Hiền vẫn bình thản duy trì những nếp sinh hoạt có thể nhất thời không tìm được sự hòa nhập với mọi người xung quanh, chỉ cần bà tin rằng cách sống ấy không sai trái, hơn thế nữa, nó có thể đem lại cho gia đình bà cảm giác bình ổn, dễ chịu bởi sự thanh lịch, tao nhã. Đó là cách mặc sang trọng rất khác với mọi người xung quanh: "mùa đông ông mặc áo ba đơ xuy, đi giày da, bà mặc áo măng tô cổ lông, đi giày nhung đính hạt cườm". Đó là cách ăn cũng không giống số đông: "bàn ăn trải khăn trắng, giữa bàn có một lọ hoa nhỏ, bát úp trên đĩa, đũa bọc trong giấy bản và từng người ngồi đúng chỗ đã quy định. Như vậy, bà Hiền là người thuộc tầng lớp thượng lưu, có điều kiện sống, có ý thức về giá trị sống, một lối sống rất phong lưu, đẹp và sang.

Trong những năm đầu Hà Nội giải phóng, khi đa số mọt người cảm thấy vui thì cô Hiền lại cảm thấy không vui. Bởi lẽ, cô không thích ứng được với cách sống, cách làm việc, nói năng của người thân. Với con thì bà cau mày, không hài lòng với cách xưng hô xa lạ, lố bịch, là sự thay thế một cách khiên cưỡng, trắng trợn những giá trị vĩnh hằng. Với chồng thì cô thở dài và quay mặt đi. Cô Hiền là người ý nhị trong ứng xử, biết cương biết nhu, biết tiến biết thoái, biết nhượng bộ. Hơn nữa cô còn là người tỉnh táo, thiết thực, không dễ bị cám dỗ, mua chuộc bởi hào quang khi cô cho rằng mọi người đã "vui hơi nhiều, nói hơi nhiều, phải lo mà làm ăn chứ". Khi nhận thức được việc chính phủ can thiệp vào nhiều việc của dân đồng nghĩa với việc cô có lòng tự trọng, bản lĩnh, không muốn bị sai khiến, can thiệp để mình trở thành con rối của bất kì ai. Câu chuyện về chị vú đã làm sáng lên vẻ đẹp của một con người sống gắn bó, tình cảm, thân thiết, thủy chung và ngầm đối thoại với cái nhìn định kiến rằng cứ chủ thì bóc lột người ở, cứ tư sản là xấu xa. Như vậy, cách mạng được đặt dưới nhiều góc nhìn và hệ quy chiếu nên biên độ hiện thực được mở rộng, tăng tính dân chủ trong việc tiếp cận hiện thực, phản ánh đời sống, tăng tính đối thoại. Trong những năm cải tạo công thương, cô Hiền mưu sinh bằng nghề bán hoa giấy. Một công việc lao động chân chính nhưng vẫn có cái đẹp nhẹ nhàng, ung dung, tài hoa, khéo léo và khôn ngoan, sắc sảo. Cỗ có hai dinh cơ nhưng với sự khôn ngoan và thức thời, cô đã bán một ngôi nhà ở hàng Bún. Khi người chồng muốn làm chủ máy in, cô can không làm ông chủ mà trở về cuộc sống lao động bình thường. Cô Hiền luôn nhìn vào bản chất và bề sâu cuộc sống.

Những năm kháng chiến chống Mĩ, gần ba chục tuổi cô mới đi lấy chồng. Cô không lấy một ông quan cũng không hứa hẹn với đám văn nhân, nghệ sĩ . cô tỉnh táo, thiết thực, không màng danh nghĩa cũng không lãng mạn, viển vông. Cô chọn bạn đời là một ông giáo tiểu học hiền lành, bình dị nhưng rất mẫu mực, quy chuẩn, đó cũng là điều kiện tuyệt vời để đảm bảo những giá trị gia đình. Cô chỉ sinh đến đứa con thứ năm thì chấm dứt. Việc cô chủ động dừng lại cho thấy cô không tin vào định kiến, thành trì hủ tục lạc hậu rằng đông cội ấm cành, một con một của ai từ. Bởi lẽ bà suy tính "nếu tôi và ông sống đến sáu chục thì con út đã hai mươi có thể tự lập được, khỏi phải sống bám bào các anh chị". Người mẹ nào cũng yêu thương con nhưng tình yêu thương của bà Hiền không dừng lại ở tình cảm tự nhiên mà còn rất lí trí và đầy trách nhiệm. Khi các con còn nhỏ, bà dạy con từng đường ăn ý ở, từ "cách ngồi, cách cầm bát cần đũa, cách múc canh và cả cách nói chuyện trong bữa ăn". Bà luôn nhắc con cháu "là người Hà Nội thì cách đi đứng nói năng phải có chuẩn, không được sống tùy tiện, buông tuồng. Như vậy, với bà Hiền, làm người Hà Nội cũng là tự xác định cho mình một trách nhiệm phải giữ gìn những chuẩn mực văn hóa đẹp đẽ của người Hà Nội. Khi các con lớn, bà dạy con mình "biết tự trọng, biết xấu hổ" trong cách sống, cách ứng xử cũng là cách làm người. Cái chuẩn trong suy nghĩ của bà khi dạy con là lòng tự trọng. Vì muốn dạy con biết tự trọng nên bà Hiền "đau đớn mà bằng lòng" cho con trai đi bộ đội bởi "không muốn nó sống bám vào sự hi sinh của bạn bè. Nó dám đi cũng là biết tự trọng". Khi không có tin tức gì của đứa con lớn, mấy năm sau, đứa con thứ hai lại xin đi tòng quân, bà Hiền "không khuyến khích, cũng không ngăn cản" vì nghĩ rằng "ngăn cản nó cũng tức là bảo nó tìm con đường sống để các bạn của nó phải chết, cũng là một cách giết chết nó". Trong tư cách là một người mẹ, một công dân, trong mối quan hệ gia đình xã hội thì bà Hiền luôn lấy tự trọng làm thước đo giá trị. Sau ngày Hà Nội giải phóng, trong bữa tiệc thường niên gồm những công dân Hà Nội đã thành danh ở đất kinh kì với trang phục sang trọng. Họ đến không phải để cải thiện đời sống sinh hoạt hay hoài nhớ một thời vàng son và để nhắc nhay đừng quên mình là ai, nhắc nhau giữ nếp sống, nếp người có thể bị xâm chiếm, tàn phá bởi cái mùi lính tráng.

Những năm tháng đất nước đổi mới, khi chú đã mất, các con đã lớn còn cô Hiền yếu , già nhưng cô vẫn là người của Hà Nội hôm nay, thuần túy không pha trộn. Suốt mấy chục năm, phòng khách của gia đình vẫn không hề đổi thay, những đồ đạc trong nhà từ "bộ xa lông gụ, cái sập gụ chân quì chạm rất đẹp nhưng không khảm, cái tủ chùa bày bộ men Thúy hồng, cái lư hương đời Hán..." vẫn toát lên vẻ đẹp cổ kính, sang trọng mà trang nhã của linh hồn Hà Nội. Ngày Tết, cô Hiền cũng chơi thủy tiên để đón tết. Đó là những nếp sinh hoạt mà bà Hiền đã duy trì cho gia đình mình trước tất cả những biến động của thời cuộc. Nghe những lời "nhận xét không mấy vui vẻ" của người cháu về cách ứng xử thiếu lễ độ, thiếu văn hóa của một số người Hà Nội và cho rằng Hà Nội bây giờ giàu hơn, vui hơn nhưng chỉ là "phần xác thôi, còn phần hồn thì chưa". Cô Hiền "không bình luận một lời nào" nhưng sau đó lại kể cho cháu nghe chuyện cây si cổ thụ bên đền Ngọc Sơn bị bật rễ, đổ nghiêng sau một trận bão và sau nhiều nỗ lực thì sau một tháng "lại sống, lại trổ lá non". Mượn chuyện cây si đền Ngọc Sơn- nơi tụ kinh khí của Thăng Long ngàn năm văn hiến là cô Hiền đã nhìn sâu vào phần hồn, thể hiện sự khiêm tốn, rộng lượng, tin tưởng bởi thế nà cô luôn trẻ trong trong sự đồng hành cùng thời thế. Cách sống, cách nghĩ, nếp sinh hoạt và văn hóa ứng xử của cô Hiền đã thể hiện bản lĩnh của một con người từng trải, trung thực, dũng cảm, thể hiện vẻ đẹp và chiều sâu văn hóa trong cốt cách của một người Hà Nội thông minh và sâu sắc, lịch lãm và tinh tế. Trong cảm nhận của nhân vật tối, cô Hiền thực sự là "hạt bụi vàng lấp lánh đâu đó ở mỗi góc phố Hà Nội...".

Cùng với những đổi mới trong quan niệm về hiện thực và con người thì "một người Hà Nội" còn thể hiện những cách tân trong hình thức nghệ thuật. Ngôn ngữ giản dị, đời thường và sử dụng nhiều khẩu ngữ. Không chỉ đơn giọng mà đa giọng điệu để tạo tính tranh biện cho tác phẩm.

Truyện ngắn là một thành công của văn xuôi sau 1975. Nhà văn không chỉ thể hiện tài năng nghệ thuật trong miêu tả,kể chuyện, trong phong cách triết luận sắc sảo mà còn bộc lộ những đổi mới trong quan niệm nghệ thuật về con người để ánh văn luôn sống mãi với thời gian.

-V.A-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    một người hà nội nguyễn khải văn học
  • Top