Phân tích tình huống truyện trong “Chiếc thuyền ngoài xa” hay nhất lớp 12

Tình huống truyện xưa nay luôn là một điểm nhấn mà nhiều người thích, yêu và say mê văn chương đặc biệt quan tâm mỗi khi cảm nhận một tác phẩm nghệ thuật. Tình huống truyện luôn là một yếu tố đặc biệt quan trọng trong truyện ngắn, tình huống mà nhà văn Nguyễn Minh Châu tâm huyết xây dựng trong truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” đậm sâu tính nghệ thuật và ẩn chứa nhiều ý nghĩa. Dưới đây là bài văn mẫu phân tích tình huống truyện của tác phẩm này các bạn có thể tham khảo. Chúc các bạn thành công!

Bàn về tình huống truyện trong văn học, mỗi người đều có những quan điểm riêng. Nếu định nghĩa về nó, ta có thể coi đó là bối cảnh chứa đựng sự kiện đặc biệt để qua đó giúp cuộc sống con người hiện lên sắc nét, chủ đề tư tưởng của tác phẩm được thể hiện tập trung hơn. Với nhà phê bình văn học Chu Văn Sơn, “tình huống truyện là hạt nhân của truyện ngắn”. Nhà văn Nguyễn Minh Châu lại có một cái nhìn rất hình ảnh khi liên tưởng tình huống truyện giống “lát cắt thân cây để thông qua những vân gỗ người ta có thể thấy trăm năm của đời thảo mộc”. Và, tình huống truyện, dưới đôi mắt của nhà văn Nguyễn Đăng Mạnh, lại được so sánh với thứ “nước rửa ảnh làm nổi hình nổi sắc nhân vật”. Để phân loại tình huống truyện, có nhiều tiêu chí, một trong số đó, ta có thể chia thành tình huống hành động, tình huống tâm trạng và tình huống nhận thức. Người ta nói, tình huống hành động là “vở kịch mang y phục văn xuôi”, tình huống tâm trạng là “áng thơ viết bằng văn xuôi” còn tình huống nhận thức lại đậm sâu tính triết lí. Đến với truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” – Nguyễn Minh Châu, tình huống truyện cũng có thể coi là một nét đặc sắc để lại nhiều dấu ấn trong lòng người đọc. Chúng ta hãy cùng đến với bài văn mẫu phân tích chi tiết đầy đủ tình huống truyện của “Chiếc thuyền ngoài xa” nhé!


tinh-huong-truyen-chiec-thuyen-ngoai-xa.jpg

BÀI VĂN MẪU PHÂN TÍCH TÌNH HUỐNG TRUYỆN CỦA “CHIẾC THUYỀN NGOÀI XA” – NGUYỄN MINH CHÂU
Đứng trước một truyện ngắn, người bâng khuâng vì nét tính cách, phẩm chất của nhân vật, người trăn trở vì những bài học, câu chuyện mà nhà văn khéo léo gửi qua từng trang viết, và, cũng có nhiều người suy tư về ý nghĩa của tình huống truyện. “Chiếc thuyền ngoài xa” là một truyện ngắn ấn tượng, sâu sắc của nhà văn Nguyễn Minh Châu, tình huống truyện trong tác phẩm này cũng là một trong những khía cạnh được rất nhiều người quan tâm khi cảm nhận, suy ngẫm về tác phẩm.

Nguyễn Minh Châu sinh ra và lớn lên tại một làng chài ven biển vùng Quỳnh Lưu, Nghệ An. Có người đã tinh tế nhận xét rằng nhà văn đã “tưới đến cạn kiệt cả máu và mồ hôi của mình cho mảnh đất quê hương”. Tác giả đến với văn chương khá muộn, dẫu vậy, với tài năng và cái nhìn tinh tế của mình, nhà văn đã từng bước khẳng định được vị trí của mình trong nền văn học kháng chiến chống Mĩ cứu nước cũng như văn học thời kì đổi mới. Trước năm 1980, hình tượng người lính và đề tài chiến tranh cách mạng đã thu hút cả bút lực và tâm lực Nguyễn Minh Châu nhưng từ năm 1980 trở về sau, nhà văn lại trở thành người “mở đường tinh anh và tài hoa của nền văn học mới” khi chuyển từ cảm hứng lãng mạn sử thi sang cảm hứng thế sự đời tư. Truyện ngắn “Chiếc thuyền ngoài xa” được nhà văn viết năm 1983, thời điểm đất nước vừa bước ra khỏi cuộc chiến, con người phải trực tiếp đối diện mình với bộn bề những phức tạp của cuộc sống đời thường.

Nhà văn Nguyễn Minh Châu với đôi mắt nghệ sĩ và bút lực tài hoa của mình, đã khéo léo xây dựng nên một bối cảnh: nghệ sĩ nhiếp ảnh Phùng quay trở lại vùng biển miền Trung nhiều nắng gió, nơi anh từng nhiều ngày chiến đấu cùng đồng đội, để chụp bức ảnh bổ sung cho chủ đề thuyền và biển chuẩn bị cho bộ lịch năm sau. Tình huống truyện xoay quanh những phát hiện của nghệ sĩ Phùng trong chuyến đi săn ảnh gắn với bức ảnh chiếc thuyền ngoài xa và câu chuyện về cuộc đời, về số phận con người phía sau bức ảnh ấy. Phát hiện đầu tiên của Phùng đó chính là hai bức tranh đời sống từ hai góc nhìn khác nhau. Từ phía xa, cuộc sống hiện ra trong ống kính máy ảnh là một bức tranh nghệ thuật đẹp đẽ, thi vị giống như “bức tranh mực tàu của danh họa thời cổ”. Chiếc thuyền ngoài xa hiện ra trong một buổi sáng mờ sương, “mũi thuyền in một nét mơ hồ lòe nhòe vào bầu sương mù trắng như sữa có pha đôi chút màu hồng hồng do ánh mặt trời chiếu vào”. Trong bức ảnh chứa cảnh “đắt trời” ấy, còn có hình ảnh “vài bóng người lớn lẫn trẻ con ngồi im phăng phắc như tượng trên chiếc mui khum khum, đang hướng mặt vào bờ”. Tất cả những hình ảnh ấy được nhìn qua những cái mắt lưới và tấm lưới nằm giữa hai chiếc gọng vó hiện ra dưới một hình thù y hệt cánh con dơi. Khoảnh khắc được chiêm ngưỡng và bắt trọn vẻ đẹp đó, nghệ sĩ Phùng cảm nhận thấy tất cả ánh sáng và đường nét đều hài hòa và thật đẹp, nó đẹp đến ngưỡng đơn giản và toàn bích. Vẻ đẹp tuyệt mĩ ấy của thiên nhiên đất trời cơ hồ đã làm cho tâm hồn người nghệ sĩ nhiếp ảnh ấy xúc động đến bối rối, một niềm hạnh phúc vô bờ đang vỡ òa, dâng lên tràn ngập trong tâm hồn, trong “trái tim như có cái gì bóp thắt vào”. Cảnh phía xa là vậy, đẹp, thơ mộng là vậy, còn đến gần, chẳng phải một cảnh đẹp khác mà hiện ra trước mắt Phùng lại là cảnh bạo lực gia đình. Ở đó, người chồng đánh vợ dã man, đứa con liều mình đánh bố để có thể bảo vệ được mẹ còn người mẹ thì đau đớn vừa khóc vừa vái lấy vái để đứa con của mình. Nhà văn Nguyễn Minh Châu đã phác họa ra hai bức tranh với hai khung cảnh đối lập. Bức tranh nghệ thuật được bắt trọn từ xa mang một vẻ đẹp thơ mộng, huyền ảo, toàn bích nhưng tiếc thay, bức tranh đời được nhìn ở cự li gần lại nhuốm màu tăm tối, đượm màu u buồn, đớn đau, cùng khổ. vfo.vnDường như, Nguyễn Minh Châu muốn người đọc chia sẻ với ông suy nghĩ rằng đằng sau sự hiện diện của một cuộc đời tận độ, tận mỹ luôn có sự hiện diện đầy quái gở của cái xấu, cái ác. Đứng trước hai bức tranh ấy, cảm xúc nhân vật Phùng cũng có nhiều chuyển biến: từ ngỡ ngàng trước vẻ đẹp hài hòa, thơ mộng chuyển sang kinh hoàng trước cảnh bạo tàn của một gia đình hàng chài, từ niềm sung sướng, xúc động vì khám phá ra vẻ đẹp trong ngần của tâm hồn đến ngạc nhiên tột độ, “cứ đứng há mồm ra mà nhìn”. Từ hai bức tranh, nhà văn cũng giúp người đọc nhận thức được mối liên hệ giữa nghệ thuật và đời sống rằng: giả như người nghệ sĩ chỉ đứng ngoài và quan sát cuộc sống bằng cái nhìn từ xa thì tác phẩm nghệ thuật chỉ là bức ảnh về lớp vỏ bề ngoài của đời sống, chỉ khi người nghệ sĩ đến gần, lặn vào đáy sâu của sự sống, nhìn thấy những góc khuất tăm tối của cuộc đời thì mới có thể tiếp nhận và nắm bắt được bản chất của cuộc sống.

Bên cạnh phát hiện thứ nhất về hai bức tranh được nhìn dưới hai góc nhìn khác nhau, phát hiện thứ hai về hai bức chân dung người đàn bà hàng chài cũng góp phần làm cho tình huống truyện của truyện ngắn này thêm phần sâu sắc và ý nghĩa. Nhìn từ bên ngoài, người đàn bà hàng chài mang một dáng vẻ xấu xí, thô kệch với mặt rỗ, thân hình cao lớn với những nét thô kệch, “khuôn mặt mệt mỏi sau một đêm thức trắng kéo lưới, tái ngắt và dường như đang buồn ngủ. Đó là người đàn bà camnhư một cách chia sẻ với những khốn khổ mà chồng phải trải qua. Với con, mụ chấp nhận hy sinh để chắt chiu cho con những niềm hạnh phúc nhỏ bé đời th
hịu, nhẫn nhục, tăm tối, thất học. Mặc dù bị chồng hành hạ tàn bạo nhưng vẫn không hề phản kháng. Mặc dù được giúp đỡ nhưng vẫn nhất quyết không chịu ly hôn với gã chồng mình. Nhìn từ bên ngoài là vậy, nhưng nếu nhìn từ bên trong, người đàn bà hàng chài ấy là người vợ, người mẹ nhiều tâm sự, nhiều nỗi lòng. Với chồng, mụ chấp nhận chịu những trận đòn dã man ường. Những lý lẽ của người đàn bà hàng chài khi nói chuyện với Phùng và Đẩu trên tòa án huyện đã giúp hai người nhận ra một cách chua xót rằng mình là những trí thức hời hợt, nông cạn khi bấy lâu nay chỉ quen nhìn cuộc sống đơn giản, phiếm diện, không đủ tinh tế bắt kịp những điều phức tạp của cuộc sống ngoài kia. Hơn thế nữa, việc phát hiện ra hai chân dung của người đàn bà hàng chài còn là cơ hội giúp Phùng và Đẩu nhận ra một chân lý, đó là cuộc sống thì đa diện muôn màu, con người trong đó thì đa đoan. Vì vậy, không thể nhìn nhận cuộc đời cũng như con người một cách đơn giản, xuôi chiều, lẽ đương nhiên là cần có cái nhìn đa chiều để nắm bắt cuộc sống con người trong tính toàn vẹn, sâu xa của nó.

Những phát hiện của nghệ sĩ Phùng chính là những phát hiện về nguyên lí tồn tại trong cuộc sống. Từ nguyên lí ấy, nhà văn đã dẫn dắt để đưa nhân vật đến với cách nhìn, cách cảm về con người và cuộc sống. Có thể coi nhà văn Nguyễn Minh Châu đã tạo ra một tình huống nhận thức vô cùng ấn tượng và ý nghĩa, từ đó giúp cho câu chuyện mang đậm tính triết lý, sâu xa.

-Nem-vfo.vn
 
  • Chủ đề
    chiếc thuyền ngoài xa tình huống truyện
  • Top