“Vợ nhặt” được coi là một trong những tác phẩm tiêu biểu của văn học kháng chiến cũng như văn học hiện đại Việt Nam. Và nhân vật người vợ nhặt cũng không thể thiếu để làm nên thành công của tác phẩm. Hôm nay, chúng ta cùng đi phân tích nhân vật người vợ nhặt trước và sau khi làm vợ Tràng để thấy rõ sự thay đổi.
Nhà văn Pháp Bơ – nuy – e cho rằng: “Khi một tác phẩm nâng tâm hồn ta lên và gợi trong ta những tình cảm can đảm và tốt đẹp, không còn nghi ngỡ gì nữa, đó là một tác phẩm hay và do một người nghệ sĩ viết ra”. Bằng cách định nghĩa ấy, “Vợ nhặt” chính là một truyện ngắn hay do người nghệ sĩ Kim Lân viết ra. Cái hay của tác phẩm chính là: “Viết về cái đói, người ta thường hướng đến sự khốn cùng bi thảm, về cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết, con người vẫn luôn hướng về sự sống và sống cho ra người. Đó cũng chính là điều làm nên giá trị sâu sắc của tác phẩm” (Kim Lân). Bằng cái nhìn đôn hậu và hóm hỉnh, những tính cách, số phận trong tác phẩm Kim Lân dẫu khổ, dẫu đáng thương nhưng không bao giờ xấu xí mà vẫn ngời sáng vẻ đẹp. Có thể thầy qua hình ảnh người vợ nhặt cả trước và sau khi làm vợ Tràng. Khi phân tích nhân vật, cần phân tích rõ trong hai thời điểm, thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động. Từ đó cho thấy sự giống, khác nhau và nêu nguyên nhân, ý nghĩa của sự giống, khác nhau đó. Sau đây là một số bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo trước khi làm bài. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NGƯỜI VỢ NHẶT TRƯỚC VÀ SAU KHI LÀM VỢ TRÀNG LỚP 12
Nếu Tô Hoài là nhà văn của những phong tục tập quán, Nguyễn Trung Thành là nhà văn của những tích cách phi thường, nhân vật anh hùng thi Kim Lân lại được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Người nông dân trong cái nhìn đôn hậu của ông hiện lên với một vẻ đẹp riêng. Có thể thấy qua hình ảnh người vợ nhặt từ trước đến sau khi làm vợ Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
Tác phẩm được Kim Lân viết văn 1962, tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Nguyễn Khải từng phải thốt lên rằng: “Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân có thể viết “Vợ nhặt”. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết”. Qua câu chuyện xoay quanh việc nhặt vợ của Tràng, câu chuyện đã cho thấy thân phận bi thảm của con người trong đói khát, nhưng lại không gợi lên bất cứ sự bi thương, tuyệt vọng nào. Ngược lại, đó còn là nơi để tình yêu thương và khát vọng sống nảy nở và thăng hoa.
Người vợ nhặt hiện lên đầu tiên qua cái nhìn của Tràng. Đó là một người phụ nữ không tên tuổi, không nguồn gốc, không hành trang. Nhà văn gọi đó là “thị”, “người đàn bà”. Điều đó tạo nên ấn tượng về những phận người vô danh bé mọn, hình ảnh của những con người khốn cùng bị đói khát đẩy ra đường, phải đi tha phương cầu thực.
Hình ảnh thị trước khi làm vợ Tràng là người phụ nữ với ngoại hình xơ xác, kiệt quệ, áo quần “tả tơi như thổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Lời nói thốt ra thì chao chát, chỏng lỏm, cong cờn: “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá! Ừ thì ăn, sợ gì”, “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Hành động thì sấn sổ, bất chấp: “lon ton” chạy lại đẩy xe cho Tràng, “liếc mắt cười tít”, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc, bám vào câu đùa vu vơ để theo không về làm vợ của một người đàn ông xa lạ mới gặp hai lần. Chân dung người vợ nhặt hiện lên là chân dung con người bị đói khát làm cho méo mó cả hình hài và nhân cách, sẵn sàng vứt bỏ nhân phẩm để đổi lấy miếng ăn. Nhưng trong cái nhìn đôn hậu của Kim Lân, chân dung người vợ nhặt còn là hình ảnh của người mang trong mình khát khao sống mãnh liệt: dù bị đẩy vào hoàn cảnh đói khát, cùng đường tuyệt lộ vẫn không từ bỏ sự sống. Cái chao chát, chỏng lỏm, vô duyên kia chỉ là hiện thân của cái đói chứ không phải cái xấu, là mặt khác của lòng khát sống. Trong cái nhìn cảm thông và chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Kim Lân, thị đáng thương hơn đáng ghét, đáng giận.
Nhưng khi về làm dâu, làm vợ Tràng, thị như là một người khác. Trên đường về xóm ngụ cư, thị hiện lên trong “cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa khuôn mặt” cùng với “bước chân rón rén, e thẹn”. Ở đó, ta vừa có cảm giác cái xấu hổ của một cô dâu mới về nhà chồng lại có cái tủi hổ của người vợ nghèo theo không về. Bước vào nhà, thị “đảo mắt nhìn xung quanh” rồi “nén một tiếng thở dài”. Tiếng “thở dài” của nỗi thất vọng khi cái cọc mình cố níu để sống sót thì ra cũng không hơn hoàn cảnh của mình là mấy? Thị ngồi mớm xuống mép giường. Đằng sau những chi tiết thể hiện sự ý tứ và tế nhị của ngượi vợ nhặt, có nỗi rụt rè của nàng dâu mới mà cũng có cả nỗi bất an của người vợ theo không về tương lai của chính mình.
Sáng hôm sau, thị dậy sớm quét dọn nhà cửa, tiếng “vâng” ngoan ngoãn và những nhát chổi “sàn sạt” trên sân. Khung cảnh bỗng trở nên bình yên và đầm ấm đến lạ. Trong bữa cơm ngày đói, thị điềm nhiên và miếng cháo cám vào miệng. Thị đã tự nguyện gắn kết với gia đình mới, chấp nhận hoàn cảnh để vun đắpvà giữ gìn sự sống. Như vậy, sau khi về làm vợ Tràng, người vợ nhặt đã thay đổi hoàn toàn, đến chính Tràng cũng không nhận ra: “Trông thị hôm nay khác lắm”. Sự xuất hiện của thị đã tạo nên một luồng sinh khó mới mẻ: dường như sau mỗi bước chân nhân vật, niềm vui lại được sống lại, nảy nở và sinh sôi.
Người vợ nhặt từ một người xơ xác, kiệt quệ trở nên khỏe khoắn; từ những câu nói chao chát, hành động chỏng lỏm lại có những cử chỉ rất ân cần, hiền dịu và hiểu chuyện; từ một người không nhà, không cửa, không vị trí, cái tên giờ đã có nhà, có gia đình, có người thân. Từ nạn nhân thị trở thành chủ nhân, từ con người vứt bỏ danh dự vì miếng ăn thành người tế nhị, nữ tính và không chỉ có lo cho mình mà còn biết hòa mình và lo cho mọi người. Nhưng sau tất cả, ở thị vẫn nguyên vẹn một khát vọng sống mãnh liệt. Nghệ thuật miêu tả nhân vật chủ yếu là cái nhìn bên ngoài, qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và hành động để tái hiện nhân vật. Sự thay đổi ấy không phải vô lí, khó hiểu mà chỉ là những biểu hiện khác nhau của lòng ham sống, khát vọng được sống mà thôi: trong đói khát, họ là những nạn nhân nhưng khi gặp được yêu thương họ là những mầm xanh tràn đầy nhựa sống. Hình tượng người vợ nhặt chính là hình ảnh thân phận người phụ nữ Việt Nam nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung trong nạn đói: bi thảm có, bị rẻ rúng có, khổ đau nhưng vẫn tràn đầy sức sống và tình yêu thương. Trước khi làm vợ, thị là nạn nhân – là lời tố cáo đanh thép của tác giả với xã hội thực dân tàn ác. Sau khi làm vợ, thị là hình ảnh của sức sống, niềm yêu thương – đó cũng là niềm tin của Kim Lân vào con người, vào tương lai. Cái nhìn ấy chỉ có thể có được ở một tấm lòng đôn hậu, luôn thấu hiểu và tin tưởng tuyệt đối vào phẩm chất tốt đẹp của con người, vào cuộc đời của một con người “một lòng đi về với đất, với những thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Tác phẩm ấy chỉ có thể được viết lên bằng lối viết tài hoa mà hóm hỉnh, sử dụng sáng tạo ngôn ngữ nông thôn của nhà văn xứ Kinh Bắc.
Kim Lân là một nhà văn “viết rất ít nhưng ngày càng được khâm phục rất nhiều” bởi những “áng văn giản dị và trung thực về con người” (Hemingway). Hình ảnh người vợ nhặt cũng như các tác phẩm của ông là không chỉ là hình ảnh của một thời, một giai đoạn mà là ở mọi thời. Họ đã cất lên cho ta nghe “bài ca sự sống”.
-Hương Đoànn-vfo.vn
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 SO SÁNH NGƯỜI VỢ NHẶT TRWOS VÀ SAU KHI VỀ LÀM VỢ TRÀNG
Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Vợ nhặt là truyện ngắn điển hình cho phong cách sáng tác của Kim Lân, cũng là một nhân vật gây ấn tượng sâu sắc,
Ngay từ nhan đề của câu chuyện, từ sự “nhặt” đầy rẻ rúng đã gợi nên sự bèo bọt, thấp kém của thân phận con người, đặc biệt là số phận của những người “vợ” được nhặt về, những người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trong câu chuyện này, người phụ nữ ấy chính là người vợ nhặt – người phụ nữ không tên không tuổi, vô danh vô nghĩa. Thị bị cái đói dồn đuổi, đẩy ra ngoài đường, “ngồi vêu ra” ở cửa kho thóc để nhặt những hạt rơi hạt vãi, hòa vào dòng người đói kém “không áo cơm cù bấc cù bơ”. Cái đói tàn phá, dày vò hình hài thị một cách thảm hại, làm thị trở nên tiều tụy, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi với khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, khiến chỉ sau một tuần mà Tràng đã không nhận ra. Hơn thế, Thị mới chỉ gặp Tràng mà đã bám lấy chằng chặc, lầy là gạ ăn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc (Muốn ăn cơm trắng mấy giò này / Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì), thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
Người ta thậm chí có thể hiểu lầm thị là người đàn bà trơ trẽn, chỏng lỏn khi lớn tiếng mắng Tràng vì nuốt lời, khi vô tư ăn liền một chặp hết bốn bát bánh đúc, khi Tràng chỉ đùa mấy câu mà đã sẵn sàng theo về làm vợ một cách dễ dãi. Nhưng không. Sẵn sàng theo không Tràng về làm vợ chẳng qua là vì niềm ham sống cùng khát khao hạnh phúc quá lớn. Khi đã đứng trước cái chết, rõ ràng là người phụ nữ cần xoay sở mọi cách để được sống trước đã. Trên con đuờng trở về nhà của Tràng, thị thay đổi hẳn. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn đầy ám ảnh “ thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn” . Tưởng chừng Thị là một người phụ nữ táo bạo vô duyên nhưng thực chất cũng vô cùng e lệ và suy nghĩ như một người phụ nữ. Về nhà của Tràng, thị càng khác hơn. Khi thấy gia cảnh tuềnh toàng, thị nén một tiếng thở dài nhưng vẫn ở lại. Lúc đầu thị theo Tràng vì miếng ăn, nhưng giờ lại sẵn sàng đồng cam cộng khổ, rõ ràng là vì tình yêu thương, khát vọng sống nâng cao thành khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Khi người mẹ xuất hiện, thị chủ động đứng dậy chào bà cụ Tứ bằng “u”, vượt qua tất cả những ngại ngùng ban đầu, những tủi thân, tủi phận.
Đặc biệt, chỉ qua một đêm về làm dâu, ở người con gái này đã có sự thay đổi rất nhanh. Thị dậy sớm cùng mẹ chồng thu vén nhà cửa, đem lại sinh khí cho gia đình, gây dựng nên sự sống. Nếu như trong buổi chiều gặp Tràng ở phố huyện, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” thì buổi sáng hôm sau, trong mâm cơm ngày đói, ta không còn thấy một người đàn bà vô duyên, vô ý nữa mà mọi hành động và thái độ đều rất từ tốn, đúng mực, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. Hoá ra cái đanh đá, trở trẽn trước kia ở người đàn bà Tràng lấy làm vợ chẳng qua là do đói khát mà ra. Khi được sống trong tình thương, trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống với bản chất tốt đẹp của mình, của một người phụ nữ Việt Nam. Thị còn là người đã dấy lên niềm tin mới về cách mạng, tạo niềm tin hi vọng cho chồng khi kể chuyện ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không còn đóng thuế nữa và Việt Minh đi phá kho thóc Nhật chia cho người đói. Rõ ràng, càng khốn khổ vì đói kém bao nhiêu, ý thức xã hội của con người càng mạnh mẽ bấy nhiêu.
Với niềm tin tưởng vào phẩm chất của người nông dân và cái nhìn theo hướng vận động tích cực, Kim Lân đã xây dựng hình ảnh người vợ nhặt tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945. Nhà văn không tập trung miêu tả tâm lý nhân vật để giữ vẻ xa lạ, phù hợp với hoàn cảnh của thị, một người vợ nhặt, nhưng đằng sau giọng văn có vẻ khách quan ấy lại chính là một tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn, một trái tim ấm nóng sẵn sàng bao bọc và vỗ về những thân kiếp bé nhỏ bị số phận dồn đuổi. Nhân đạo nhất ở một nhà văn, không phải là thương hại loài người, ban phát tình thương, mà là dẫn đường chỉ lối, chỉ cho họ ánh sáng cuối đường hầm!
-tranggskyy-vfo.vn
Nhà văn Pháp Bơ – nuy – e cho rằng: “Khi một tác phẩm nâng tâm hồn ta lên và gợi trong ta những tình cảm can đảm và tốt đẹp, không còn nghi ngỡ gì nữa, đó là một tác phẩm hay và do một người nghệ sĩ viết ra”. Bằng cách định nghĩa ấy, “Vợ nhặt” chính là một truyện ngắn hay do người nghệ sĩ Kim Lân viết ra. Cái hay của tác phẩm chính là: “Viết về cái đói, người ta thường hướng đến sự khốn cùng bi thảm, về cái chết. Tôi muốn viết một truyện ngắn khác. Trong hoàn cảnh khốn cùng, cận kề cái chết, con người vẫn luôn hướng về sự sống và sống cho ra người. Đó cũng chính là điều làm nên giá trị sâu sắc của tác phẩm” (Kim Lân). Bằng cái nhìn đôn hậu và hóm hỉnh, những tính cách, số phận trong tác phẩm Kim Lân dẫu khổ, dẫu đáng thương nhưng không bao giờ xấu xí mà vẫn ngời sáng vẻ đẹp. Có thể thầy qua hình ảnh người vợ nhặt cả trước và sau khi làm vợ Tràng. Khi phân tích nhân vật, cần phân tích rõ trong hai thời điểm, thể hiện qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói, hành động. Từ đó cho thấy sự giống, khác nhau và nêu nguyên nhân, ý nghĩa của sự giống, khác nhau đó. Sau đây là một số bài văn mẫu các bạn có thể tham khảo trước khi làm bài. Chúc mọi người học tập tốt!
BÀI VĂN MẪU SỐ 1 PHÂN TÍCH VÀ SO SÁNH NGƯỜI VỢ NHẶT TRƯỚC VÀ SAU KHI LÀM VỢ TRÀNG LỚP 12
Nếu Tô Hoài là nhà văn của những phong tục tập quán, Nguyễn Trung Thành là nhà văn của những tích cách phi thường, nhân vật anh hùng thi Kim Lân lại được mệnh danh là nhà văn của nông thôn, “người một lòng đi về với đất, với người, với thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn” (Nguyên Hồng). Người nông dân trong cái nhìn đôn hậu của ông hiện lên với một vẻ đẹp riêng. Có thể thấy qua hình ảnh người vợ nhặt từ trước đến sau khi làm vợ Tràng trong tác phẩm “Vợ nhặt”.
Tác phẩm được Kim Lân viết văn 1962, tiền thân là tiểu thuyết “Xóm ngụ cư”. Nguyễn Khải từng phải thốt lên rằng: “Tôi không tin Nguyễn Tuân có thể viết “Chữ người tử tù” cũng như Kim Lân có thể viết “Vợ nhặt”. Đó là thần viết, thần mượn tay người để viết”. Qua câu chuyện xoay quanh việc nhặt vợ của Tràng, câu chuyện đã cho thấy thân phận bi thảm của con người trong đói khát, nhưng lại không gợi lên bất cứ sự bi thương, tuyệt vọng nào. Ngược lại, đó còn là nơi để tình yêu thương và khát vọng sống nảy nở và thăng hoa.
Người vợ nhặt hiện lên đầu tiên qua cái nhìn của Tràng. Đó là một người phụ nữ không tên tuổi, không nguồn gốc, không hành trang. Nhà văn gọi đó là “thị”, “người đàn bà”. Điều đó tạo nên ấn tượng về những phận người vô danh bé mọn, hình ảnh của những con người khốn cùng bị đói khát đẩy ra đường, phải đi tha phương cầu thực.
Hình ảnh thị trước khi làm vợ Tràng là người phụ nữ với ngoại hình xơ xác, kiệt quệ, áo quần “tả tơi như thổ đỉa”, “khuôn mặt lưỡi cày xám xịt chỉ còn thấy hai con mắt”. Lời nói thốt ra thì chao chát, chỏng lỏm, cong cờn: “Điêu! Người thế mà điêu!”, “Ăn thật nhá! Ừ thì ăn, sợ gì”, “Hà, ngon! Về chị ấy thấy hụt tiền thì bỏ bố”. Hành động thì sấn sổ, bất chấp: “lon ton” chạy lại đẩy xe cho Tràng, “liếc mắt cười tít”, cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc, bám vào câu đùa vu vơ để theo không về làm vợ của một người đàn ông xa lạ mới gặp hai lần. Chân dung người vợ nhặt hiện lên là chân dung con người bị đói khát làm cho méo mó cả hình hài và nhân cách, sẵn sàng vứt bỏ nhân phẩm để đổi lấy miếng ăn. Nhưng trong cái nhìn đôn hậu của Kim Lân, chân dung người vợ nhặt còn là hình ảnh của người mang trong mình khát khao sống mãnh liệt: dù bị đẩy vào hoàn cảnh đói khát, cùng đường tuyệt lộ vẫn không từ bỏ sự sống. Cái chao chát, chỏng lỏm, vô duyên kia chỉ là hiện thân của cái đói chứ không phải cái xấu, là mặt khác của lòng khát sống. Trong cái nhìn cảm thông và chiều sâu nhân đạo của ngòi bút Kim Lân, thị đáng thương hơn đáng ghét, đáng giận.
Nhưng khi về làm dâu, làm vợ Tràng, thị như là một người khác. Trên đường về xóm ngụ cư, thị hiện lên trong “cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa khuôn mặt” cùng với “bước chân rón rén, e thẹn”. Ở đó, ta vừa có cảm giác cái xấu hổ của một cô dâu mới về nhà chồng lại có cái tủi hổ của người vợ nghèo theo không về. Bước vào nhà, thị “đảo mắt nhìn xung quanh” rồi “nén một tiếng thở dài”. Tiếng “thở dài” của nỗi thất vọng khi cái cọc mình cố níu để sống sót thì ra cũng không hơn hoàn cảnh của mình là mấy? Thị ngồi mớm xuống mép giường. Đằng sau những chi tiết thể hiện sự ý tứ và tế nhị của ngượi vợ nhặt, có nỗi rụt rè của nàng dâu mới mà cũng có cả nỗi bất an của người vợ theo không về tương lai của chính mình.
Sáng hôm sau, thị dậy sớm quét dọn nhà cửa, tiếng “vâng” ngoan ngoãn và những nhát chổi “sàn sạt” trên sân. Khung cảnh bỗng trở nên bình yên và đầm ấm đến lạ. Trong bữa cơm ngày đói, thị điềm nhiên và miếng cháo cám vào miệng. Thị đã tự nguyện gắn kết với gia đình mới, chấp nhận hoàn cảnh để vun đắpvà giữ gìn sự sống. Như vậy, sau khi về làm vợ Tràng, người vợ nhặt đã thay đổi hoàn toàn, đến chính Tràng cũng không nhận ra: “Trông thị hôm nay khác lắm”. Sự xuất hiện của thị đã tạo nên một luồng sinh khó mới mẻ: dường như sau mỗi bước chân nhân vật, niềm vui lại được sống lại, nảy nở và sinh sôi.
Người vợ nhặt từ một người xơ xác, kiệt quệ trở nên khỏe khoắn; từ những câu nói chao chát, hành động chỏng lỏm lại có những cử chỉ rất ân cần, hiền dịu và hiểu chuyện; từ một người không nhà, không cửa, không vị trí, cái tên giờ đã có nhà, có gia đình, có người thân. Từ nạn nhân thị trở thành chủ nhân, từ con người vứt bỏ danh dự vì miếng ăn thành người tế nhị, nữ tính và không chỉ có lo cho mình mà còn biết hòa mình và lo cho mọi người. Nhưng sau tất cả, ở thị vẫn nguyên vẹn một khát vọng sống mãnh liệt. Nghệ thuật miêu tả nhân vật chủ yếu là cái nhìn bên ngoài, qua ngoại hình, cử chỉ, lời nói và hành động để tái hiện nhân vật. Sự thay đổi ấy không phải vô lí, khó hiểu mà chỉ là những biểu hiện khác nhau của lòng ham sống, khát vọng được sống mà thôi: trong đói khát, họ là những nạn nhân nhưng khi gặp được yêu thương họ là những mầm xanh tràn đầy nhựa sống. Hình tượng người vợ nhặt chính là hình ảnh thân phận người phụ nữ Việt Nam nói riêng và người nông dân Việt Nam nói chung trong nạn đói: bi thảm có, bị rẻ rúng có, khổ đau nhưng vẫn tràn đầy sức sống và tình yêu thương. Trước khi làm vợ, thị là nạn nhân – là lời tố cáo đanh thép của tác giả với xã hội thực dân tàn ác. Sau khi làm vợ, thị là hình ảnh của sức sống, niềm yêu thương – đó cũng là niềm tin của Kim Lân vào con người, vào tương lai. Cái nhìn ấy chỉ có thể có được ở một tấm lòng đôn hậu, luôn thấu hiểu và tin tưởng tuyệt đối vào phẩm chất tốt đẹp của con người, vào cuộc đời của một con người “một lòng đi về với đất, với những thuần hậu nguyên thủy của cuộc sống nông thôn”. Tác phẩm ấy chỉ có thể được viết lên bằng lối viết tài hoa mà hóm hỉnh, sử dụng sáng tạo ngôn ngữ nông thôn của nhà văn xứ Kinh Bắc.
Kim Lân là một nhà văn “viết rất ít nhưng ngày càng được khâm phục rất nhiều” bởi những “áng văn giản dị và trung thực về con người” (Hemingway). Hình ảnh người vợ nhặt cũng như các tác phẩm của ông là không chỉ là hình ảnh của một thời, một giai đoạn mà là ở mọi thời. Họ đã cất lên cho ta nghe “bài ca sự sống”.
-Hương Đoànn-vfo.vn
BÀI VĂN MẪU SỐ 2 SO SÁNH NGƯỜI VỢ NHẶT TRWOS VÀ SAU KHI VỀ LÀM VỢ TRÀNG
Kim Lân là một trong những nhà văn tiêu biểu của nền văn học hiện thực Việt Nam, ông thường viết về nông thôn và người nông dân. Văn của Kim Lân đi sâu vào lòng người đọc bởi tình cảm bình dị, rất đời thường nhưng chan chứa nghĩa tình. Vợ nhặt là truyện ngắn điển hình cho phong cách sáng tác của Kim Lân, cũng là một nhân vật gây ấn tượng sâu sắc,
Ngay từ nhan đề của câu chuyện, từ sự “nhặt” đầy rẻ rúng đã gợi nên sự bèo bọt, thấp kém của thân phận con người, đặc biệt là số phận của những người “vợ” được nhặt về, những người phụ nữ trong văn học Việt Nam từ xưa đến nay. Trong câu chuyện này, người phụ nữ ấy chính là người vợ nhặt – người phụ nữ không tên không tuổi, vô danh vô nghĩa. Thị bị cái đói dồn đuổi, đẩy ra ngoài đường, “ngồi vêu ra” ở cửa kho thóc để nhặt những hạt rơi hạt vãi, hòa vào dòng người đói kém “không áo cơm cù bấc cù bơ”. Cái đói tàn phá, dày vò hình hài thị một cách thảm hại, làm thị trở nên tiều tụy, áo quần tả tơi như tổ đỉa, gầy sọp hẳn đi với khuôn mặt lưỡi cày xám xịt, khiến chỉ sau một tuần mà Tràng đã không nhận ra. Hơn thế, Thị mới chỉ gặp Tràng mà đã bám lấy chằng chặc, lầy là gạ ăn. Nghe anh chàng phu xe hò một câu cho đỡ nhọc (Muốn ăn cơm trắng mấy giò này / Lại đây mà đẩy xe bò với anh nì), thị đã cong cớn bám lấy rồi vùng đứng dậy, ton ton chạy lại đẩy xe cho Tràng.
Người ta thậm chí có thể hiểu lầm thị là người đàn bà trơ trẽn, chỏng lỏn khi lớn tiếng mắng Tràng vì nuốt lời, khi vô tư ăn liền một chặp hết bốn bát bánh đúc, khi Tràng chỉ đùa mấy câu mà đã sẵn sàng theo về làm vợ một cách dễ dãi. Nhưng không. Sẵn sàng theo không Tràng về làm vợ chẳng qua là vì niềm ham sống cùng khát khao hạnh phúc quá lớn. Khi đã đứng trước cái chết, rõ ràng là người phụ nữ cần xoay sở mọi cách để được sống trước đã. Trên con đuờng trở về nhà của Tràng, thị thay đổi hẳn. Dưới ngòi bút miêu tả của nhà văn đầy ám ảnh “ thị cắp cái thúng con, đầu hơi cúi xuống, cái nón rách tàng nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt. Thị có vẻ rón rén, e thẹn” . Tưởng chừng Thị là một người phụ nữ táo bạo vô duyên nhưng thực chất cũng vô cùng e lệ và suy nghĩ như một người phụ nữ. Về nhà của Tràng, thị càng khác hơn. Khi thấy gia cảnh tuềnh toàng, thị nén một tiếng thở dài nhưng vẫn ở lại. Lúc đầu thị theo Tràng vì miếng ăn, nhưng giờ lại sẵn sàng đồng cam cộng khổ, rõ ràng là vì tình yêu thương, khát vọng sống nâng cao thành khát vọng hạnh phúc lứa đôi, hạnh phúc gia đình. Khi người mẹ xuất hiện, thị chủ động đứng dậy chào bà cụ Tứ bằng “u”, vượt qua tất cả những ngại ngùng ban đầu, những tủi thân, tủi phận.
Đặc biệt, chỉ qua một đêm về làm dâu, ở người con gái này đã có sự thay đổi rất nhanh. Thị dậy sớm cùng mẹ chồng thu vén nhà cửa, đem lại sinh khí cho gia đình, gây dựng nên sự sống. Nếu như trong buổi chiều gặp Tràng ở phố huyện, khi được Tràng đồng ý đãi bánh đúc ở ngoài chợ: “Thế là thị ngồi sà xuống, ăn thật. Thị cắm đầu ăn một chặp bốn bát bánh đúc liền chẳng chuyện trò gì” thì buổi sáng hôm sau, trong mâm cơm ngày đói, ta không còn thấy một người đàn bà vô duyên, vô ý nữa mà mọi hành động và thái độ đều rất từ tốn, đúng mực, khi nhận bát “chè khoán” từ mẹ chồng: “Người con dâu đón lấy cái bát, đưa lên mắt nhìn, hai con mắt thị tối lại. Thị điềm nhiên và vào miệng”. Hoá ra cái đanh đá, trở trẽn trước kia ở người đàn bà Tràng lấy làm vợ chẳng qua là do đói khát mà ra. Khi được sống trong tình thương, trong mái ấm gia đình, người đàn bà ấy đã sống với bản chất tốt đẹp của mình, của một người phụ nữ Việt Nam. Thị còn là người đã dấy lên niềm tin mới về cách mạng, tạo niềm tin hi vọng cho chồng khi kể chuyện ở Thái Nguyên, Bắc Giang người ta không còn đóng thuế nữa và Việt Minh đi phá kho thóc Nhật chia cho người đói. Rõ ràng, càng khốn khổ vì đói kém bao nhiêu, ý thức xã hội của con người càng mạnh mẽ bấy nhiêu.
Với niềm tin tưởng vào phẩm chất của người nông dân và cái nhìn theo hướng vận động tích cực, Kim Lân đã xây dựng hình ảnh người vợ nhặt tiêu biểu cho số phận những người phụ nữ trong nạn đói 1945. Nhà văn không tập trung miêu tả tâm lý nhân vật để giữ vẻ xa lạ, phù hợp với hoàn cảnh của thị, một người vợ nhặt, nhưng đằng sau giọng văn có vẻ khách quan ấy lại chính là một tinh thần nhân đạo sâu sắc, mới mẻ của nhà văn, một trái tim ấm nóng sẵn sàng bao bọc và vỗ về những thân kiếp bé nhỏ bị số phận dồn đuổi. Nhân đạo nhất ở một nhà văn, không phải là thương hại loài người, ban phát tình thương, mà là dẫn đường chỉ lối, chỉ cho họ ánh sáng cuối đường hầm!
-tranggskyy-vfo.vn
- Chủ đề
- kim lân nhân vật vợ vợ nhặt