[h=2]Khi 9 cặp rùa giao phối với nhau trên mặt hồ tại Đức từ 50 triệu năm trước, chúng không hề biết thần chết đang chờ đợi chúng dưới đáy hồ. Chuyện tình bi thương của chúng được tạo hóa lưu giữ tới tận ngày nay.[/h]
Nhóm chuyên gia của Đại học Tuebingen tại Đức tìm thấy hóa thạch của 9 cặp rùa trong tư thế giao phối tại mỏ đá Messel gần thành phố Darmstadt, Đức. Tiến sĩ Walter Joyce, một thành viên trong nhóm nghiên cứu, cho biết, chúng thuộc loài rùa Allaeochelys crassesculpta đã tuyệt chủng.
Kết quả phân tích cho thấy mỗi cặp bao gồm một con đực và một con cái. Mai của chúng có chiều dài tới 60 cm và chiều rộng khoảng 30 cm. Đuôi của rùa đực nhô ra ngoài mai, còn đuôi của rùa cái ngắn hơn nên nằm gọn trong mai, IOL đưa tin.
Joyce cùng các đồng nghiệp tin rằng những khí độc thoát ra từ hồ gần bãi đá gây nên cái chết của nhiều động vật xung quanh hồ. Đó là nguyên nhân khiến nhóm chuyên gia tìm thấy hóa thạch của nhiều động vật có xương sống trong lớp trầm tích.
"Theo ý kiến của chúng tôi, những con rùa Allaeochelys crassesculpta được tìm thấy tại mỏ đá Messel có khả năng bơi. Ban đầu lũ rùa giao phối trên mặt hồ. Trong quá trình giao phối, các cặp rùa chìm xuống tầng nước sâu trong hồ - nơi khí độc tích tụ sau khi thoát ra từ đáy hồ. Chúng chết do khí độc xâm nhập vào cơ thể qua da", Joyce phát biểu.
UNESCO công nhận mỏ đá Messel là di sản thế giới vào tháng 12/1995. Khoảng 50 triệu năm trước hàng loạt hồ lớn từng tồn tại trong khu vực mỏ đá. Chúng bị bao vây bởi những khu rừng cận nhiệt đới xum xuê - nơi sinh sống của vô số sinh vật. Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của hơn 10.000 loài cá, vài nghìn loài côn trùng. Màu sắc của một số hóa thạch vẫn được bảo tồn nguyên vẹn theo thời gian.
|
Mỗi cặp rùa được tìm thấy tại mỏ đá Messel bao gồm một con đực và một con cái. Ảnh: National News and Pictures. |
Kết quả phân tích cho thấy mỗi cặp bao gồm một con đực và một con cái. Mai của chúng có chiều dài tới 60 cm và chiều rộng khoảng 30 cm. Đuôi của rùa đực nhô ra ngoài mai, còn đuôi của rùa cái ngắn hơn nên nằm gọn trong mai, IOL đưa tin.
Joyce cùng các đồng nghiệp tin rằng những khí độc thoát ra từ hồ gần bãi đá gây nên cái chết của nhiều động vật xung quanh hồ. Đó là nguyên nhân khiến nhóm chuyên gia tìm thấy hóa thạch của nhiều động vật có xương sống trong lớp trầm tích.
"Theo ý kiến của chúng tôi, những con rùa Allaeochelys crassesculpta được tìm thấy tại mỏ đá Messel có khả năng bơi. Ban đầu lũ rùa giao phối trên mặt hồ. Trong quá trình giao phối, các cặp rùa chìm xuống tầng nước sâu trong hồ - nơi khí độc tích tụ sau khi thoát ra từ đáy hồ. Chúng chết do khí độc xâm nhập vào cơ thể qua da", Joyce phát biểu.
UNESCO công nhận mỏ đá Messel là di sản thế giới vào tháng 12/1995. Khoảng 50 triệu năm trước hàng loạt hồ lớn từng tồn tại trong khu vực mỏ đá. Chúng bị bao vây bởi những khu rừng cận nhiệt đới xum xuê - nơi sinh sống của vô số sinh vật. Các nhà khoa học đã tìm thấy hóa thạch của hơn 10.000 loài cá, vài nghìn loài côn trùng. Màu sắc của một số hóa thạch vẫn được bảo tồn nguyên vẹn theo thời gian.
Minh Long