Trong quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, chương trình du lịch Cà Mau giai đoạn 2005-2010 và định hướng đến năm 2020 đã và đang triển khai thực hiện. Theo đó, du lịch Cà Mau sẽ tập trung đầu tư vào các quy hoạch bảo tồn, phát triển khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ, Vườn Quốc gia Mũi Cà Mau, cụm đảo Hòn Khoai, Hòn Đá Bạc; xây dựng cơ sở hạ tầng, vật chất kỹ thuật cho ngành du lịch vận hành và phát triển phù hợp với xu thế phát triển chung của khu vực đồng bằng sông Cửu Long và cả nước. Trong đó tập trung tôn tạo tài nguyên môi trường du lịch, những giá trị văn hóa, lịch sử sinh thái đặc thù trên địa bàn tỉnh.
Đồng thời, tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, nâng cao nhận thức phát triển du lịch trong giai đoạn mới; nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; đào tạo phát triển nguồn du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch cũng được triển khai thực hiện.
Giải quyết bài toán hạ tầng
Khách tham quan du lịch xuyên rừng Đất Mũi. Ảnh: NGUYỄN PHÚ
Giai đoạn từ năm 2006-2010 ngành du lịch Cà Mau được Nhà nước đầu tư 110,064 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, lập quy hoạch phát triển du lịch tỉnh. Trong đó tập trung đầu tư vào hạ tầng Khu du lịch Khai Long, Đất Mũi với diện tích 129 ha, tuyến đường Khai Long - Đất Mũi khoảng 18 km. Hiện tại đã thu hút được 6 nhà đầu tư.
Trong đó, Khu du lịch Công viên văn hóa Mũi Cà Mau, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang tiến hành điều chỉnh mở rộng diện tích từ 101,88 ha lên đến 151,88 ha. Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ có quy mô gần 2.000 ha, hiện có 10 nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Ngày 1/1/2011 đã khởi công tuyến đường dọc theo kênh T23 dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I/2012. Khi Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đưa vào hoạt động du khách sẽ được thưởng thức các loại hình du lịch như: tham quan hệ sinh thái rừng, câu cá, tham quan bằng xuồng…
Riêng năm 2010, kế hoạch vốn được giao đầu tư ngành du lịch là 41,434 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ 31,695 tỷ đồng, vốn địa phương và huy động từ các nguồn khác là 9,739 tỷ đồng tiến hành đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch và hạ tầng du lịch.
Gỡ khó cho du lịch
Đến nay, các khu du lịch Hòn Đá Bạc, Lý Thanh Long, Sông Trẹm, Lâm trường 184 đang được các nhà đầu tư quan tâm nâng cấp, Khu du lịch Công viên văn hóa Mũi Cà Mau cũng đã có kế hoạch đầu tư, cải tạo, góp phần tạo nét mới và tăng tính đa dạng của sản phẩm.
Ngoài ra, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ thu hút 7 nhà đầu tư đăng ký, Khu du lịch sinh thái tại đảo Hòn Khoai thu hút 2 nhà đầu tư, Công viên Văn hóa Cà Mau có 1 nhà đầu tư, Khu du lịch Khai Long 7 nhà đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 500 tỷ đồng. Đây là nền tảng cơ bản để du lịch Cà Mau tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, để từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch, phục vụ du khách, từ năm 2006 đến nay, ngành du lịch đã liên kết với Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu mở 9 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho trên 350 lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Tham mưu cho UBND tỉnh mở các lớp đại học văn hóa - du lịch, các lớp trung cấp hướng dẫn viên du lịch với kinh phí trên 250 triệu đồng.
Theo ông Mai Bá Cường, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch, Trưởng Ban quản lý Dự án du lịch, tiến độ thi công tuyến đường Khai Long - Đất Mũi chậm do có 7 hộ dân trên tuyến đường chưa chịu di dời để bàn giao mặt bằng. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2011 xăng, dầu, điện đồng loạt tăng giá, cước phí vận chuyển tăng nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời nên các nhà thầu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
"Về phía Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong tháng 3 sẽ tiến hành rà soát, làm công tác tham mưu với các cấp, các ngành trong việc di dời những hộ dân trên tuyến đường Khai Long - Đất Mũi và sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Ngoài ra, sở sẽ cho chủ trương, tư vấn để thu hút các nhà đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy một cách hiệu quả trong việc khai thác thế mạnh của ngành "công nghiệp không khói" này", ông Cường cho biết thêm./.
Phương Lài
Theo Báo Cà Mau
Đồng thời, tỉnh sẽ tăng cường công tác tuyên truyền, quảng bá xúc tiến du lịch, nâng cao nhận thức phát triển du lịch trong giai đoạn mới; nâng cao chất lượng sản phẩm, bảo vệ tài nguyên môi trường du lịch; đào tạo phát triển nguồn du lịch; tăng cường hiệu lực quản lý Nhà nước về du lịch cũng được triển khai thực hiện.
Giải quyết bài toán hạ tầng
Khách tham quan du lịch xuyên rừng Đất Mũi. Ảnh: NGUYỄN PHÚ
Giai đoạn từ năm 2006-2010 ngành du lịch Cà Mau được Nhà nước đầu tư 110,064 tỷ đồng xây dựng hạ tầng, lập quy hoạch phát triển du lịch tỉnh. Trong đó tập trung đầu tư vào hạ tầng Khu du lịch Khai Long, Đất Mũi với diện tích 129 ha, tuyến đường Khai Long - Đất Mũi khoảng 18 km. Hiện tại đã thu hút được 6 nhà đầu tư.
Trong đó, Khu du lịch Công viên văn hóa Mũi Cà Mau, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch đang tiến hành điều chỉnh mở rộng diện tích từ 101,88 ha lên đến 151,88 ha. Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ có quy mô gần 2.000 ha, hiện có 10 nhà đầu tư đăng ký tham gia.
Ngày 1/1/2011 đã khởi công tuyến đường dọc theo kênh T23 dự kiến sẽ hoàn thành trong quý I/2012. Khi Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ đưa vào hoạt động du khách sẽ được thưởng thức các loại hình du lịch như: tham quan hệ sinh thái rừng, câu cá, tham quan bằng xuồng…
Riêng năm 2010, kế hoạch vốn được giao đầu tư ngành du lịch là 41,434 tỷ đồng. Trong đó, vốn Trung ương hỗ trợ 31,695 tỷ đồng, vốn địa phương và huy động từ các nguồn khác là 9,739 tỷ đồng tiến hành đầu tư nâng cấp các khu, điểm du lịch và hạ tầng du lịch.
Gỡ khó cho du lịch
Đến nay, các khu du lịch Hòn Đá Bạc, Lý Thanh Long, Sông Trẹm, Lâm trường 184 đang được các nhà đầu tư quan tâm nâng cấp, Khu du lịch Công viên văn hóa Mũi Cà Mau cũng đã có kế hoạch đầu tư, cải tạo, góp phần tạo nét mới và tăng tính đa dạng của sản phẩm.
Ngoài ra, Khu du lịch sinh thái Vườn Quốc gia U Minh Hạ thu hút 7 nhà đầu tư đăng ký, Khu du lịch sinh thái tại đảo Hòn Khoai thu hút 2 nhà đầu tư, Công viên Văn hóa Cà Mau có 1 nhà đầu tư, Khu du lịch Khai Long 7 nhà đầu tư, với tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 500 tỷ đồng. Đây là nền tảng cơ bản để du lịch Cà Mau tiếp tục phát triển.
Ngoài ra, để từng bước nâng cao trình độ nghiệp vụ du lịch, phục vụ du khách, từ năm 2006 đến nay, ngành du lịch đã liên kết với Trường Trung cấp nghiệp vụ du lịch Vũng Tàu mở 9 lớp bồi dưỡng nghiệp vụ du lịch cho trên 350 lao động tại các đơn vị kinh doanh du lịch. Tham mưu cho UBND tỉnh mở các lớp đại học văn hóa - du lịch, các lớp trung cấp hướng dẫn viên du lịch với kinh phí trên 250 triệu đồng.
Theo ông Mai Bá Cường, Phó trưởng Phòng Nghiệp vụ du lịch, Trưởng Ban quản lý Dự án du lịch, tiến độ thi công tuyến đường Khai Long - Đất Mũi chậm do có 7 hộ dân trên tuyến đường chưa chịu di dời để bàn giao mặt bằng. Bên cạnh đó, những tháng đầu năm 2011 xăng, dầu, điện đồng loạt tăng giá, cước phí vận chuyển tăng nhưng chưa được điều chỉnh kịp thời nên các nhà thầu cũng gặp rất nhiều khó khăn.
"Về phía Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch trong tháng 3 sẽ tiến hành rà soát, làm công tác tham mưu với các cấp, các ngành trong việc di dời những hộ dân trên tuyến đường Khai Long - Đất Mũi và sớm bàn giao mặt bằng cho đơn vị thi công. Ngoài ra, sở sẽ cho chủ trương, tư vấn để thu hút các nhà đầu tư vào các khu du lịch trọng điểm trên địa bàn tỉnh nhằm phát huy một cách hiệu quả trong việc khai thác thế mạnh của ngành "công nghiệp không khói" này", ông Cường cho biết thêm./.
Phương Lài
Theo Báo Cà Mau
Sửa lần cuối bởi điều hành viên: