Một nghiên cứu trong 3 năm phát hiện thấy tỷ lệ ly dị đã giảm hơn một nửa nhờ việc xem các bộ phim về mối quan hệ và sau đó thảo luận chúng.
Các nhà nghiên cứu so sánh một nhóm ‘Phim-và-Nói chuyện’ với các nhóm khác, và bất ngờ trước các kết quả (Rogge et al., 2013).
Tác giả dẫn đầu nghiên cứu, Ronald Rogge, nói:
“Chúng tôi nghĩ rằng trị liệu bằng phim ảnh sẽ giúp được các cặp vợ chồng”
“Các kết quả cho thấy các ông chồng và bà vợ có một hiểu biết khá tốt về những gì họ có thể đang làm đúng và sai trong mối quan hệ của họ. Do đó, bạn có thể không cần dạy họ toàn bộ các kỹ năng để giảm bớt tỷ lệ ly dị. Bạn có thể chỉ cần làm cho họ nghĩ về việc họ đang hành xử như thế nào. Và 5 bộ phim đem lại cho chúng ta một lợi ích qua 3 năm- điều đó thật ấn tượng.”
Những lợi ích của kiểu hoạt động này đó là một nhà trị liệu hôn nhân không yêu cầu các cặp vợ chồng dành phần lớn thời gian của họ để xem những bộ phim về mối quan hệ và sau đó thảo luận về chúng,
Nghiên cứu đã so sánh 3 kiểu can thiệp hôn nhân khác nhau với một nhóm đối chứng:
Kiểm soát xung đột: tập trung dạy các cặp vợ chồng những kỹ năng lắng nghe tích cực và làm thế nào để làm chậm nhịp độ của những cuộc tranh cãi.
Từ bi và chấp nhận: các cặp vợ chồng học cách biết ơn mối quan hệ của họ nhiều hơn và sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt sự chấp nhận.
Phim-và-Nói chuyện: các cặp vợ chồng xem và thảo luận những bộ phim về những mối quan hệ sau khi được nghe một bài giảng dài 10 phút về việc xem những cặp vợ chồng trên phim có thể giúp họ chú ý đến hành vi của riêng họ như thế nào.
Khi các nhóm được so sánh qua 3 năm, tất cả đều được so sánh với một nhóm đối chứng, ở đó các cặp ly dị với tỷ lệ cao gấp đôi.
Đây là một bất ngờ với nhóm Phim-và-Nói chuyện vì họ không giống như ‘đang đi trị liệu’.
Rogge nói:
“Bạn có thể không thuyết phục được chồng bạn đi làm trị liệu nhóm, đặc biệt khi hai bạn đang hạnh phúc. Nhưng cùng xem một bộ phim và thảo luận thì không đáng sợ. Việc đó ít bị thành kiến, ít bệnh lý hơn.”
Nguồn
spring.org.uk
Các nhà nghiên cứu so sánh một nhóm ‘Phim-và-Nói chuyện’ với các nhóm khác, và bất ngờ trước các kết quả (Rogge et al., 2013).
Tác giả dẫn đầu nghiên cứu, Ronald Rogge, nói:
“Chúng tôi nghĩ rằng trị liệu bằng phim ảnh sẽ giúp được các cặp vợ chồng”
“Các kết quả cho thấy các ông chồng và bà vợ có một hiểu biết khá tốt về những gì họ có thể đang làm đúng và sai trong mối quan hệ của họ. Do đó, bạn có thể không cần dạy họ toàn bộ các kỹ năng để giảm bớt tỷ lệ ly dị. Bạn có thể chỉ cần làm cho họ nghĩ về việc họ đang hành xử như thế nào. Và 5 bộ phim đem lại cho chúng ta một lợi ích qua 3 năm- điều đó thật ấn tượng.”
Những lợi ích của kiểu hoạt động này đó là một nhà trị liệu hôn nhân không yêu cầu các cặp vợ chồng dành phần lớn thời gian của họ để xem những bộ phim về mối quan hệ và sau đó thảo luận về chúng,
Nghiên cứu đã so sánh 3 kiểu can thiệp hôn nhân khác nhau với một nhóm đối chứng:
Kiểm soát xung đột: tập trung dạy các cặp vợ chồng những kỹ năng lắng nghe tích cực và làm thế nào để làm chậm nhịp độ của những cuộc tranh cãi.
Từ bi và chấp nhận: các cặp vợ chồng học cách biết ơn mối quan hệ của họ nhiều hơn và sử dụng ngôn ngữ để truyền đạt sự chấp nhận.
Phim-và-Nói chuyện: các cặp vợ chồng xem và thảo luận những bộ phim về những mối quan hệ sau khi được nghe một bài giảng dài 10 phút về việc xem những cặp vợ chồng trên phim có thể giúp họ chú ý đến hành vi của riêng họ như thế nào.
Khi các nhóm được so sánh qua 3 năm, tất cả đều được so sánh với một nhóm đối chứng, ở đó các cặp ly dị với tỷ lệ cao gấp đôi.
Đây là một bất ngờ với nhóm Phim-và-Nói chuyện vì họ không giống như ‘đang đi trị liệu’.
Rogge nói:
“Bạn có thể không thuyết phục được chồng bạn đi làm trị liệu nhóm, đặc biệt khi hai bạn đang hạnh phúc. Nhưng cùng xem một bộ phim và thảo luận thì không đáng sợ. Việc đó ít bị thành kiến, ít bệnh lý hơn.”
Nguồn
spring.org.uk