Áp lực về tài chính và sự hiện đại hóa đã tác động mạnh đến cuộc sống gia đình, khiến vai trò của phụ nữ trong gia đình thay đổi.
Giàu có, tri thức cao, phụ nữ trở nên độc lập hơn trong cuộc sống
Sợ kết hôn, sinh con
Sự thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy là tình trạng phụ nữ kết hôn muộn. Ở các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Hong Kong, độ tuổi kết hôn phổ biến của phụ nữ là 29-30. Thậm chí, con số này còn cao hơn ở Mỹ và một số nước phương Tây vì độ tuổi kết hôn trung bình của họ chỉ 26. Trong khi trước đây nếu đến tuổi này mà chưa có chồng họ đã bị cho là “ế”, “quá lứa lỡ thì”.
Nếu cách đây 30 năm chỉ 2% phụ nữ châu Á chọn cách sống độc thân thì giờ đây đến hơn 20% phụ nữ ở tuổi 30 chưa lập gia đình. Ở Thái Lan, phụ nữ đến tuổi 40 chưa lập gia đình đã tăng từ 7% (năm 1980) lên 12% (năm 2000).
Đây là “một sự thay đổi rất mạnh trong một thời gian tương đối ngắn” - ông Gavin Jones thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét. Thậm chí các chàng trai ở Hàn Quốc phải phàn nàn phụ nữ đang “đình công trong hôn nhân”.
Việc phụ nữ châu Á sợ kết hôn chỉ mới xuất hiện gần đây và đang gây tranh cãi vì kéo theo việc phái nữ còn có xu hướng trì hoãn sinh con sau khi kết hôn hoặc trì hoãn hôn nhân. Cụ thể tỉ lệ sinh tại các nước Đông Á đã giảm từ 5,3 cuối những năm 1960 đến mức chỉ còn 1,6 như hiện nay.
Giàu có + tri thức = chán lấy chồng?
Theo tờ Economist, chán lấy chồng và sinh con là kết quả của học thức và thu nhập của phụ nữ ngày càng được nâng cao. Đó cũng là hai thứ mang đến cho phụ nữ nhiều quyền tự do hơn.
Tại Hàn Quốc, phụ nữ chiếm 1/2 trong số những người có học vị thạc sĩ. Tuy nhiên, phụ nữ có bằng tốt nghiệp đại học hoặc làm chức cao trong thành phố càng nhiều thì càng ít có ý định kết hôn.
Trong mắt một số phụ nữ, hôn nhân trở thành chiếc còng khóa sự tự do của họ.
Có hai lý do khiến phụ nữ học cao chán lấy chồng. Một là những người phụ nữ này thường không muốn gia đình ảnh hưởng việc học của họ. Hai là do được học tập cao hơn nên những người phụ nữ này thường đòi hỏi một người đàn ông xứng tầm.
Ở hầu hết các nước châu Á, phụ nữ luôn có khuynh hướng kết hôn với những đàn ông có thu nhập cao hơn hoặc có học vị cao hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều phụ nữ có học vị cao hơn cả đàn ông nên rất khó tìm người đàn ông thích hợp. Ngược lại, những người đàn ông học thấp hơn hay có năng lực kiếm tiền kém hơn đều cảm thấy sợ trước tài năng của phụ nữ.
Anh Lee, người Singapore, khẳng định: “Đàn ông châu Á thích có một người vợ ít học hơn mình”.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát ở Bắc Kinh vào năm 2003 đã kết luận ½ số phụ nữ có thu nhập 5.000-15.000 nhân dân tệ (600-1.800 USD/tháng) chọn cách sống độc thân. Họ cho rằng không cần thiết phải kết hôn vì họ có khả năng độc lập về tài chính.
Ở Hàn Quốc, người ta gọi những người phụ nữ này là “độc thân hoàng kim”. Một phụ nữ tự tin phát biểu: “Tại sao tôi phải chấp nhận một cuộc sống bình lặng, suốt ngày chỉ biết chăm sóc chồng con như mẹ của tôi?”.
THIÊN HƯƠNG (Theo Economist)
Sợ kết hôn, sinh con
Sự thay đổi đầu tiên dễ nhận thấy là tình trạng phụ nữ kết hôn muộn. Ở các nước như Nhật Bản, Đài Loan, Hàn Quốc và Hong Kong, độ tuổi kết hôn phổ biến của phụ nữ là 29-30. Thậm chí, con số này còn cao hơn ở Mỹ và một số nước phương Tây vì độ tuổi kết hôn trung bình của họ chỉ 26. Trong khi trước đây nếu đến tuổi này mà chưa có chồng họ đã bị cho là “ế”, “quá lứa lỡ thì”.
Nếu cách đây 30 năm chỉ 2% phụ nữ châu Á chọn cách sống độc thân thì giờ đây đến hơn 20% phụ nữ ở tuổi 30 chưa lập gia đình. Ở Thái Lan, phụ nữ đến tuổi 40 chưa lập gia đình đã tăng từ 7% (năm 1980) lên 12% (năm 2000).
Đây là “một sự thay đổi rất mạnh trong một thời gian tương đối ngắn” - ông Gavin Jones thuộc Đại học Quốc gia Singapore, nhận xét. Thậm chí các chàng trai ở Hàn Quốc phải phàn nàn phụ nữ đang “đình công trong hôn nhân”.
Việc phụ nữ châu Á sợ kết hôn chỉ mới xuất hiện gần đây và đang gây tranh cãi vì kéo theo việc phái nữ còn có xu hướng trì hoãn sinh con sau khi kết hôn hoặc trì hoãn hôn nhân. Cụ thể tỉ lệ sinh tại các nước Đông Á đã giảm từ 5,3 cuối những năm 1960 đến mức chỉ còn 1,6 như hiện nay.
Giàu có + tri thức = chán lấy chồng?
Theo tờ Economist, chán lấy chồng và sinh con là kết quả của học thức và thu nhập của phụ nữ ngày càng được nâng cao. Đó cũng là hai thứ mang đến cho phụ nữ nhiều quyền tự do hơn.
Tại Hàn Quốc, phụ nữ chiếm 1/2 trong số những người có học vị thạc sĩ. Tuy nhiên, phụ nữ có bằng tốt nghiệp đại học hoặc làm chức cao trong thành phố càng nhiều thì càng ít có ý định kết hôn.
Có hai lý do khiến phụ nữ học cao chán lấy chồng. Một là những người phụ nữ này thường không muốn gia đình ảnh hưởng việc học của họ. Hai là do được học tập cao hơn nên những người phụ nữ này thường đòi hỏi một người đàn ông xứng tầm.
Ở hầu hết các nước châu Á, phụ nữ luôn có khuynh hướng kết hôn với những đàn ông có thu nhập cao hơn hoặc có học vị cao hơn. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, nhiều phụ nữ có học vị cao hơn cả đàn ông nên rất khó tìm người đàn ông thích hợp. Ngược lại, những người đàn ông học thấp hơn hay có năng lực kiếm tiền kém hơn đều cảm thấy sợ trước tài năng của phụ nữ.
Anh Lee, người Singapore, khẳng định: “Đàn ông châu Á thích có một người vợ ít học hơn mình”.
Trong khi đó, một cuộc khảo sát ở Bắc Kinh vào năm 2003 đã kết luận ½ số phụ nữ có thu nhập 5.000-15.000 nhân dân tệ (600-1.800 USD/tháng) chọn cách sống độc thân. Họ cho rằng không cần thiết phải kết hôn vì họ có khả năng độc lập về tài chính.
Ở Hàn Quốc, người ta gọi những người phụ nữ này là “độc thân hoàng kim”. Một phụ nữ tự tin phát biểu: “Tại sao tôi phải chấp nhận một cuộc sống bình lặng, suốt ngày chỉ biết chăm sóc chồng con như mẹ của tôi?”.
THIÊN HƯƠNG (Theo Economist)