1.Giới thiệu
PowerColor không phải là nhà sản xuất quá xa lạ với thị trường Việt Nam, đặc biệt là khi nhắc đến dòng card đồ họa AMD Radeon, hãng này từng có thời gian làm mưa làm gió ở phân khúc trung – cao cấp với các sản phẩm như HD 4670 hay HD 4850. Bẵng đi một thời gian, nay PowerColor lại “danh chính ngôn thuận” trở lại thị trường từng bước một với các sản phẩm có mức tỉ lệ giá thành/ hiệu năng hấp dẫn – yếu tố làm nên thương hiệu của hãng. Bộ đôi sản phẩm của PowerColor được nhắc đến lần này là R7 240 và R7 250, 2 sản phẩm được định mức ở hàng phổ thông. Bài đánh giá sẽ bao gồm các bài test cơ bản về hiệu năng đồ họa cũng như khả năng “chiến” các game online đang thịnh hành để xem PowerColor có còn ngon như trong “truyền thuyết” không.
2.Tổng quan sản phẩm
3.Cấu hình thử nghiệm
CPU: Intel Pentium G3220 @3.0 GHz
Mainboard: Intel H81
Ram: Corsair Vengeance 4GB bus 1600 MHz
SSD: 120GB
OS: Windows 8.1 Pro 64 bit
Driver: Forceware 347.71
Để có được cái nhìn khách quan, tôi tiếp tục ứng cử thêm 2 anh tài “cùng trang cùng lứa” vào bài test này đến từ “đội xanh” là Nvidia GT 730 64bit 2GB GDDR5 và Nvidia GT 740 128 bit 1GB GDD5
4.Đánh giá hiệu năng
Đánh giá hiệu năng thì có vô vàn phép thử tuy nhiên với kinh nghiệm cá nhân tôi sẽ chọn mặt gửi vàng 1 số phép thử sau:
Cinebench R15
3DMARK 11
3DMARK Firestrike
Game DOTA 2
Game LOL
Bài test Cinebench là thước đo thể hiện tương đối chính xác năng lực tính toán của GPU đặc biệt là khả năng dựng hình (render) video, GT 740 của “đội xanh” đã dễ dàng vượt lên phía trước.
3DMARK 11 tất nhiên là phép thử 3D, cụ thể ở đây là các phép thử dựa trên tập lệnh đồ họa Directx 10 vốn phổ biến trên hầu hết các game online lẫn offline hiện nay (ngoại trừ những game đã cũ hoặc hạng xoàng chỉ chạy trên Directx 9). R7 250 đã xuất sắc vượt lên phía trước trong phép thử này với mức chênh lệch nho nhỏ so với người về nhì GT 740 trong khi đó người anh em R7 240 không hề chịu thua GT 730 bên phía “đội xanh”.
Tương tự 3DMARK 11 nhưng 3DMARK Fire Strike là liều thuốc hạng nặng hơn với các hiệu ứng khói lửa dựa trên Directx 11, vốn là tiền để để đánh giá khả năng chiến game offline “khủng” của VGA. Bộ đôi R7 240 và R7 250 của PowerColor lại một lần nữa vượt lên so với 2 đối thủ còn lại.
Unigine là engine đồ họa nổi tiếng được ứng dụng trên nhiều game nhập vai và bắn súng. Điểm khiến tôi và nhiều người dùng hứng thú thực hiện bài test này là điểm số đánh giá khá chính xác hiệu năng của GPU mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như CPU hay RAM (có thể có nhưng không đáng kể). Hai sản phẩm “tay to” hơn là GT 740 và R7 250 lại tranh giành quán quân trong cuộc đua và GT 740 đã may mắn về nhất với khoảng 14 điểm nhỉnh hơn trong khi R7 240 “ăn hiếp” GT 730 tới 25% điểm số!
Đánh giá hiệu năng game
Một số người có lẽ sẽ không tin vào điểm số benchmark nên chúng ta sẽ nhanh chóng chuyển qua phần game xem điểm benchmark có biết “nói dối” không. Với sự lên ngôi của dòng game MOBA thì chẳng ngại gì mà tôi không mang ngay 2 tựa game hot xình xịch hiện nay lên bàn cân: LOL và DOTA 2. Thống kê FPS được chạy trên phần mềm FRAPS trong suốt quá trình diễn ra 1 trận game (khoảng 20 phút).
DOTA 2 là tựa game yêu cầu cấu hình tương tối cao nếu các bạn chỉnh high setting trên màn hình full HD, vì vậy trong bài test này tôi thẳng tay chỉnh xuống medium để các sản phẩm dễ dàng tải hơn. Theo cảm nhận cá nhân thì đồ họa ở mức Medium vẫn rất đã mắt, hiệu ứng và đổ bóng không thua kém nhiều so với high setting nên không cần phải quá lăn tăn. Không quá bất ngờ khi 2 sản phẩm mạnh hơn trong các bài benchmark là GT 740 và R7 250 có thể chơi thoải mái với mức khung hình trung bình là 59.
Trong khi đó, ngay cả mức medium vẫn là hơi quá sức với GT 730 và R7 240, nếu muốn chơi mượt tựa game này chắc chắn mức đồ họa low sẽ phù hợp hơn.
Trong khoảng 1 năm trở lại, GT 730 và game L.O.L được mệnh danh là sinh ra đề “dành cho nhau” bởi với mưc đầu tư hợp lý game thủ vẫn chiến được L.O.L ở mức full setting.
Tuy nhiên với các bản cập nhật liên quan đến đồ họa trong năm 2015 thì “tình đã không còn đẹp nữa”. Cả 3 sản phẩm là GT 740, R7 240 và R7 250 đều không gặp khó khăn với bài test trong khi GT 730 lại đuối hơn kha khá. Đáng nói trong bài test này R7 240 lại có cuộc bức phá ngoạn mục khi đạt mức khung hình chuẩn so với đối thủ trực diện GT 730. Điều này chứng tỏ, các phần mềm đánh giá benchmark không chỉ biết nói suông như nhiều người vẫn nghĩ.
5.Kết luận
Với hiệu năng ấn tượng so với các đối thủ cùng hạng cân, R7 240 và R7 250 một lần nữa chứng minh đoàn quân đỏ “không phải dạng vừa đâu”. Với mức giá tham khảo trên thị trường:
PowerColor R7 240 OC 1GB DDR5: 1.350.000 VNĐ
PowerColor R7 250 OC 1GB DDR5: 1.750.000 VNĐ
Đây chắc chắn là bộ đôi sản phẩm có mức tỉ lệ hiệu năng/ giá thành mà người dùng phổ thông không thể bỏ qua.
Còn sớm để có thể kết luận rằng sự trở lại của PowerColor có thành công hay không tuy nhiên với những gì bộ đôi R7 240 và 250 làm được thì rõ ràng, game thủ sắp có được món hời để chinh chiến mọi game online với túi tiền eo hẹp.
PowerColor không phải là nhà sản xuất quá xa lạ với thị trường Việt Nam, đặc biệt là khi nhắc đến dòng card đồ họa AMD Radeon, hãng này từng có thời gian làm mưa làm gió ở phân khúc trung – cao cấp với các sản phẩm như HD 4670 hay HD 4850. Bẵng đi một thời gian, nay PowerColor lại “danh chính ngôn thuận” trở lại thị trường từng bước một với các sản phẩm có mức tỉ lệ giá thành/ hiệu năng hấp dẫn – yếu tố làm nên thương hiệu của hãng. Bộ đôi sản phẩm của PowerColor được nhắc đến lần này là R7 240 và R7 250, 2 sản phẩm được định mức ở hàng phổ thông. Bài đánh giá sẽ bao gồm các bài test cơ bản về hiệu năng đồ họa cũng như khả năng “chiến” các game online đang thịnh hành để xem PowerColor có còn ngon như trong “truyền thuyết” không.
2.Tổng quan sản phẩm
3.Cấu hình thử nghiệm
CPU: Intel Pentium G3220 @3.0 GHz
Mainboard: Intel H81
Ram: Corsair Vengeance 4GB bus 1600 MHz
SSD: 120GB
OS: Windows 8.1 Pro 64 bit
Driver: Forceware 347.71
Để có được cái nhìn khách quan, tôi tiếp tục ứng cử thêm 2 anh tài “cùng trang cùng lứa” vào bài test này đến từ “đội xanh” là Nvidia GT 730 64bit 2GB GDDR5 và Nvidia GT 740 128 bit 1GB GDD5
4.Đánh giá hiệu năng
Đánh giá hiệu năng thì có vô vàn phép thử tuy nhiên với kinh nghiệm cá nhân tôi sẽ chọn mặt gửi vàng 1 số phép thử sau:
Cinebench R15
3DMARK 11
3DMARK Firestrike
Game DOTA 2
Game LOL
Bài test Cinebench là thước đo thể hiện tương đối chính xác năng lực tính toán của GPU đặc biệt là khả năng dựng hình (render) video, GT 740 của “đội xanh” đã dễ dàng vượt lên phía trước.
3DMARK 11 tất nhiên là phép thử 3D, cụ thể ở đây là các phép thử dựa trên tập lệnh đồ họa Directx 10 vốn phổ biến trên hầu hết các game online lẫn offline hiện nay (ngoại trừ những game đã cũ hoặc hạng xoàng chỉ chạy trên Directx 9). R7 250 đã xuất sắc vượt lên phía trước trong phép thử này với mức chênh lệch nho nhỏ so với người về nhì GT 740 trong khi đó người anh em R7 240 không hề chịu thua GT 730 bên phía “đội xanh”.
Tương tự 3DMARK 11 nhưng 3DMARK Fire Strike là liều thuốc hạng nặng hơn với các hiệu ứng khói lửa dựa trên Directx 11, vốn là tiền để để đánh giá khả năng chiến game offline “khủng” của VGA. Bộ đôi R7 240 và R7 250 của PowerColor lại một lần nữa vượt lên so với 2 đối thủ còn lại.
Unigine là engine đồ họa nổi tiếng được ứng dụng trên nhiều game nhập vai và bắn súng. Điểm khiến tôi và nhiều người dùng hứng thú thực hiện bài test này là điểm số đánh giá khá chính xác hiệu năng của GPU mà không bị ảnh hưởng nhiều bởi các yếu tố như CPU hay RAM (có thể có nhưng không đáng kể). Hai sản phẩm “tay to” hơn là GT 740 và R7 250 lại tranh giành quán quân trong cuộc đua và GT 740 đã may mắn về nhất với khoảng 14 điểm nhỉnh hơn trong khi R7 240 “ăn hiếp” GT 730 tới 25% điểm số!
Đánh giá hiệu năng game
Một số người có lẽ sẽ không tin vào điểm số benchmark nên chúng ta sẽ nhanh chóng chuyển qua phần game xem điểm benchmark có biết “nói dối” không. Với sự lên ngôi của dòng game MOBA thì chẳng ngại gì mà tôi không mang ngay 2 tựa game hot xình xịch hiện nay lên bàn cân: LOL và DOTA 2. Thống kê FPS được chạy trên phần mềm FRAPS trong suốt quá trình diễn ra 1 trận game (khoảng 20 phút).
DOTA 2 là tựa game yêu cầu cấu hình tương tối cao nếu các bạn chỉnh high setting trên màn hình full HD, vì vậy trong bài test này tôi thẳng tay chỉnh xuống medium để các sản phẩm dễ dàng tải hơn. Theo cảm nhận cá nhân thì đồ họa ở mức Medium vẫn rất đã mắt, hiệu ứng và đổ bóng không thua kém nhiều so với high setting nên không cần phải quá lăn tăn. Không quá bất ngờ khi 2 sản phẩm mạnh hơn trong các bài benchmark là GT 740 và R7 250 có thể chơi thoải mái với mức khung hình trung bình là 59.
Trong khi đó, ngay cả mức medium vẫn là hơi quá sức với GT 730 và R7 240, nếu muốn chơi mượt tựa game này chắc chắn mức đồ họa low sẽ phù hợp hơn.
Trong khoảng 1 năm trở lại, GT 730 và game L.O.L được mệnh danh là sinh ra đề “dành cho nhau” bởi với mưc đầu tư hợp lý game thủ vẫn chiến được L.O.L ở mức full setting.
Tuy nhiên với các bản cập nhật liên quan đến đồ họa trong năm 2015 thì “tình đã không còn đẹp nữa”. Cả 3 sản phẩm là GT 740, R7 240 và R7 250 đều không gặp khó khăn với bài test trong khi GT 730 lại đuối hơn kha khá. Đáng nói trong bài test này R7 240 lại có cuộc bức phá ngoạn mục khi đạt mức khung hình chuẩn so với đối thủ trực diện GT 730. Điều này chứng tỏ, các phần mềm đánh giá benchmark không chỉ biết nói suông như nhiều người vẫn nghĩ.
5.Kết luận
Với hiệu năng ấn tượng so với các đối thủ cùng hạng cân, R7 240 và R7 250 một lần nữa chứng minh đoàn quân đỏ “không phải dạng vừa đâu”. Với mức giá tham khảo trên thị trường:
PowerColor R7 240 OC 1GB DDR5: 1.350.000 VNĐ
PowerColor R7 250 OC 1GB DDR5: 1.750.000 VNĐ
Đây chắc chắn là bộ đôi sản phẩm có mức tỉ lệ hiệu năng/ giá thành mà người dùng phổ thông không thể bỏ qua.
Còn sớm để có thể kết luận rằng sự trở lại của PowerColor có thành công hay không tuy nhiên với những gì bộ đôi R7 240 và 250 làm được thì rõ ràng, game thủ sắp có được món hời để chinh chiến mọi game online với túi tiền eo hẹp.