NẾU NHƯ PHIÊN BẢN DÙNG GPU R7 240 PHÙ HỢP NHU CẦU CƠ BẢN CỦA PHẦN LỚN NGƯỜI DÙNG THÌ PHIÊN BẢN SỬ DỤNG R7 250 PHÙ HỢP VỚI CÁC PHÒNG GAME HƠN DO CÓ HIỆU NĂNG TỐT HƠN TRONG KHI YÊU CẦU VỀ ĐIỆN NĂNG VÀ KHẢ NĂNG TẢN NHIỆT LÀ TƯƠNG TỰ.
Thực chất thì mức giá chênh lệch giữa PowerColor R7 250 1GB GDDR5 OC và phiên bản anh em sử dụng GPU AMD R7 240 là không nhiều và thiết kế cũng rất tương đồng nhau, sự khác biệt dẫn đến sức mạnh chênh lệch là R7 250 có nhiều nhân xử lý hơn và có xung nhịp cao hơn.
Thông số kỹ thuật cơ bản
Các hình ảnh thực tế của VGA PowerColor R7 250 1GB GDDR5 OC:
Toàn cảnh vỏ hộp và bao bì của VGA PowerColor R7 250 1GB GDDR5 OC, thiết kế quen thuộc nếu bạn đã theo dõi ở bài viết về VGA R7 240 ngày hôm qua.
PowerColor R7 250 1GB GDDR5-03Phiên bản OC sẽ có xung nhịp cao hơn đôi chút so với phiên bản chuẩn, từ đó cũng mang đến hiệu năng tốt hơn và đây có thể nói là sở trường của PowerColor.
PowerColor R7 250 1GB GDDR5-04Cận cảnh nhân vật chính với thiết kế ngắn và gọn, hệ thống tản nhiệt cho GPU chiếm phần lớn diện tích mặt trên, quạt lớn kèm theo khối nhôm lớn giúp cho hiệu năng tản nhiệt được nâng cao.
PowerColor R7 250 1GB GDDR5-05Các giao tiếp về hình ảnh ở mức cơ bản đều có đủ như HDMI, D-Sub và DVI.
PowerColor R7 250 1GB GDDR5-06Dung lượng VRAM sẽ được nhận biết dễ dàng ở vị trí này, điều mà chỉ có các VGA của PowerColor mới thể hiện như một thói quen.
PowerColor R7 250 1GB GDDR5-07Khác với phiên bản R7 240, PowerColor R7 250 1GB GDDR5 OC có phần tem nhãn quạt 7 màu khá đẹp mắt, tạo nhiều hiệu ứng khi có các nguồn sáng chiếu vào.
Mặt lưng với PCB gọn gàng như mọi khi, theo một thiết kế rất đặc trưng của các VGA tầm này là đa phần VRAM được đặt ở mặt trước và không cần đến mặt sau.
PowerColor R7 250 1GB GDDR5-10Trở lại với phần tản nhiệt thì phần khung nhựa bên ngoài có khả năng hướng luồng gió song song với các chi tiết tăng thêm “độ ngầu” về hình thức.
Hệ thống thử nghiệm:
Mainboard: GIGABYTE Z97X-UD5H-BK
CPU: Intel Core i7-4790K
RAM: Kingston HyperX Predator DDR3 8GBx2 2400MHz
SSD: Kingston M.2 120GB
PSU: Cooler Master G550M
HSF: Cooler Master V8
VGA: PowerColor R7 240 1GB GDDR5 OC
OS: Windows 7 Ultimate 64bit SP1
Các kết quả benchmark:
Các so sánh:
Thay lời kết:
Như đã nói ở trên, PowerColor R7 250 1GB GDDR5 OC có hiệu năng hấp dẫn hơn và giá thành cũng cao hơn so với R7 240, và rõ ràng là nếu có một mức giá hấp dẫn nữa thì đây hoàn toàn là lựa chọn hợp lý cho các phòng game tầm trung khi kết hợp với nền H81 của Intel hoặc nền AMD khi có thể kết hợp cực kỳ tốt với các APU như A8-7600 chẳng hạn, hiệu năng và hiệu quả của chi phí đầu sẽ cực kỳ hấp dẫn.
Thông tin về nhà phân phối thì chúng tôi đã nói qua ở bài trước là công ty Đạt Khang, một tên tuổi có uy tín nhất định trong vài năm gần đầy trong mảng phân phối sản phẩm, do đó bạn đọc và người dùng tất nhiên hoàn toàn có thể tin tưởng và an tâm về thương hiệu PowerColor trong lần trở lại thị trường Việt Nam lần này.