Không ít nhà quản lý từng có suy nghĩ rằng: “Cả ngày bận rộn nhưng không biết bận vì việc gì, thời gian thì dường như không bao giờ đủ”. Kì thực, nếu biết vận dụng thời gian có hiệu quả thì mới có thể nâng cao hiệu suất công việc
Trong môt khoảng thời gian nhất định, bạn làm được nhiều việc cùng lúc và đạt được hiệu quả công việc cao thì mới được xem là nhà quản lý xuất sắc. Như vậy bí quyết nào để vận dụng thời gian hiệu quả nhất?
Sắp xếp thời gian theo từng loại hình công việc
Thông thường, công việc của chúng ta luôn bao gồm bốn loại sau:
1. Khẩn và quan trọng
Đó là những việc như đàm phán khách hàng, giao hàng đúng hẹn, thiết bị gặp sự cố, chất lượng sản phẩm có vấn đề v.v…Nếu vì bối rối, không am hiểu và sắc bén trong mọi tình huống thì rất có thể bạn phải mất một khoảng thời gian khá lâu để giải quyết.
2. Quan trọng nhưng không gấp gáp
Đó là những kế hoạch trong tương lai gần như sáng tạo sản phẩm, đào tạo nhân tài, điều hành tổ chức v.v. Những công việc này xem ra không cần sự vội vàng, gấp gáp, bạn có thể thực hiện nó một cách thư thả nhưng phải cẩn thận trong từng khâu, phải dồn mọi cố gắng và nỗ lực trong nó. Tỉ mỉ chính là yếu tố đòi hỏi đầu tiên từ nhà quản lý. Tiếp theo là thời gian đầu tư vào công việc tương đối nhiều. Qua loa và đại khái thì không thể thành công.
3. Khẩn nhưng không quan trọng
Đó là việc thông báo các văn bản hàng ngày, liệt kê những kế hoạch, tiếp nhận điện thoại v.v. Những công việc này yêu cầu cần thực hiện nhanh chóng nhưng không mất quá nhiều thời gian và không thực sự quan trọng.
4. Không quan trọng và không gấp gáp
Đó là việc không tham gia những cuộc họp ứng lương, cuộc họp dài và không có chủ đề chính. Đối với tính chất của các công việc này, điều đầu tiên người quản lý nên làm là đặt cho mình câu hỏi: “Nếu không làm nó thì liệu có vấn đề gì không?” Câu trả lời là “Sẽ không phát sinh” thì bạn có thể ung dung bỏ qua, để đỡ mất thời gian.
Nên bắt tay vào những việc quan trọng trước tiên
Thông thường một nhà quản lý luôn phải giải quyết rất nhiều việc trong một ngày. Tuy nhiên không ít người cho rằng mình nên làm tốt những việc thứ yếu trước để lấy tinh thần động viên và tạo cảm hứng rồi sau đó mới bắt tay vào công việc quan trọng nhất. Đây rõ ràng là phương pháp sử dụng thời gian không hề kinh tế.
Một công việc quan trọng luôn mất nhiều thời gian để suy ngẫm và giải quyết thoả đáng, khi bạn mất đa số thời gian của ngày và tinh lực để làm những việc thứ yếu thì đến việc quan trọng nhất, bạn sẽ chịu những áp lực và sự mệt mỏi khi chưa nghĩ ngay đến giải pháp tối ưu. Là một nhà quản lý thông minh, nhất định bạn sẽ khắc phục được điều này để cân bằng lại mọi phương pháp, nhận thức được tầm quan trọng của công việc nên bạn dồn mọi tâm trí và sự nhạy bén của mình vào nó, thời gian cũng thoải mái hơn và không bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng, do vậy mà hiệu quả và hiệu suất công việc cũng tăng theo.
Dành ra một khoảng “thời gian cơ động” nhất
Các nhà quản lý rất dễ mắc phải những sai lầm này: Dùng tất cả thời gian trong ngày để lấp đầy mọi hoạt động, không dành thời gian nào cho những việc phát sinh ngoài ý muốn. Giả dụ nếu có tình huống nảy sinh thì người quản lý không thể không tạm gác công việc theo kế hoạch của mình và buộc phải bắt tay vào những việc đó. Như thế, thời gian biểu thực hiện trong một ngày của bạn lại tăng thêm tần suất công việc, nặng nề hơn rất nhiều.
Công việc như một cuộc chạy marathon, luôn xoay chuyển không ngừng và không dừng lại giữa chừng, do đó bạn nên thiết lập một kế hoạch tốt nhất cho mình, căn cứ theo tính chất công việc mà dành ra những khoảng “thời gian trống” để giải quyết vấn đề phát sinh. Khoảng thời gian này nên dành tăng cường giao lưu nhân viên, tìm hiểu và trò chuyện thân mật hơn với họ, suy nghĩ và tổng kết những được, mất trong công việc, đặc biệt nên “tặng” bản thân những giây phút nghỉ ngơi quí giá, để tăng thêm sức lực và sự minh mẫn. Có như vậy, mọi thử thách của ngày mới sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé.
Theo Yahoo
Trong môt khoảng thời gian nhất định, bạn làm được nhiều việc cùng lúc và đạt được hiệu quả công việc cao thì mới được xem là nhà quản lý xuất sắc. Như vậy bí quyết nào để vận dụng thời gian hiệu quả nhất?
Sắp xếp thời gian theo từng loại hình công việc
Thông thường, công việc của chúng ta luôn bao gồm bốn loại sau:
1. Khẩn và quan trọng
Đó là những việc như đàm phán khách hàng, giao hàng đúng hẹn, thiết bị gặp sự cố, chất lượng sản phẩm có vấn đề v.v…Nếu vì bối rối, không am hiểu và sắc bén trong mọi tình huống thì rất có thể bạn phải mất một khoảng thời gian khá lâu để giải quyết.
2. Quan trọng nhưng không gấp gáp
Đó là những kế hoạch trong tương lai gần như sáng tạo sản phẩm, đào tạo nhân tài, điều hành tổ chức v.v. Những công việc này xem ra không cần sự vội vàng, gấp gáp, bạn có thể thực hiện nó một cách thư thả nhưng phải cẩn thận trong từng khâu, phải dồn mọi cố gắng và nỗ lực trong nó. Tỉ mỉ chính là yếu tố đòi hỏi đầu tiên từ nhà quản lý. Tiếp theo là thời gian đầu tư vào công việc tương đối nhiều. Qua loa và đại khái thì không thể thành công.
3. Khẩn nhưng không quan trọng
Đó là việc thông báo các văn bản hàng ngày, liệt kê những kế hoạch, tiếp nhận điện thoại v.v. Những công việc này yêu cầu cần thực hiện nhanh chóng nhưng không mất quá nhiều thời gian và không thực sự quan trọng.
4. Không quan trọng và không gấp gáp
Đó là việc không tham gia những cuộc họp ứng lương, cuộc họp dài và không có chủ đề chính. Đối với tính chất của các công việc này, điều đầu tiên người quản lý nên làm là đặt cho mình câu hỏi: “Nếu không làm nó thì liệu có vấn đề gì không?” Câu trả lời là “Sẽ không phát sinh” thì bạn có thể ung dung bỏ qua, để đỡ mất thời gian.
Nên bắt tay vào những việc quan trọng trước tiên
Thông thường một nhà quản lý luôn phải giải quyết rất nhiều việc trong một ngày. Tuy nhiên không ít người cho rằng mình nên làm tốt những việc thứ yếu trước để lấy tinh thần động viên và tạo cảm hứng rồi sau đó mới bắt tay vào công việc quan trọng nhất. Đây rõ ràng là phương pháp sử dụng thời gian không hề kinh tế.
Một công việc quan trọng luôn mất nhiều thời gian để suy ngẫm và giải quyết thoả đáng, khi bạn mất đa số thời gian của ngày và tinh lực để làm những việc thứ yếu thì đến việc quan trọng nhất, bạn sẽ chịu những áp lực và sự mệt mỏi khi chưa nghĩ ngay đến giải pháp tối ưu. Là một nhà quản lý thông minh, nhất định bạn sẽ khắc phục được điều này để cân bằng lại mọi phương pháp, nhận thức được tầm quan trọng của công việc nên bạn dồn mọi tâm trí và sự nhạy bén của mình vào nó, thời gian cũng thoải mái hơn và không bị ảnh hưởng bởi sự căng thẳng, do vậy mà hiệu quả và hiệu suất công việc cũng tăng theo.
Dành ra một khoảng “thời gian cơ động” nhất
Các nhà quản lý rất dễ mắc phải những sai lầm này: Dùng tất cả thời gian trong ngày để lấp đầy mọi hoạt động, không dành thời gian nào cho những việc phát sinh ngoài ý muốn. Giả dụ nếu có tình huống nảy sinh thì người quản lý không thể không tạm gác công việc theo kế hoạch của mình và buộc phải bắt tay vào những việc đó. Như thế, thời gian biểu thực hiện trong một ngày của bạn lại tăng thêm tần suất công việc, nặng nề hơn rất nhiều.
Công việc như một cuộc chạy marathon, luôn xoay chuyển không ngừng và không dừng lại giữa chừng, do đó bạn nên thiết lập một kế hoạch tốt nhất cho mình, căn cứ theo tính chất công việc mà dành ra những khoảng “thời gian trống” để giải quyết vấn đề phát sinh. Khoảng thời gian này nên dành tăng cường giao lưu nhân viên, tìm hiểu và trò chuyện thân mật hơn với họ, suy nghĩ và tổng kết những được, mất trong công việc, đặc biệt nên “tặng” bản thân những giây phút nghỉ ngơi quí giá, để tăng thêm sức lực và sự minh mẫn. Có như vậy, mọi thử thách của ngày mới sẽ trở nên vô cùng nhỏ bé.
Theo Yahoo