(Dân trí) - Quản trị truyền thông nghe có vẻ xa lạ và to lớn với nhiều người nhưng về thực chất, đây là chương trình đại học quản trị kinh doanh áp dụng trong các ngành kinh tế truyền thông, một lĩnh vực vẫn chưa phát triển chuyên nghiệp ở Việt Nam.
Phát triển kinh tế gắn liền với truyền thông
Với sự chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã nhìn thấy được sự gia tăng đột biến nhu cầu về dịch vụ truyền thông và dịch vụ liên quan đến truyền thông trong vòng 20 năm qua. Công nghệ mới, đặc biệt là truyền hình cáp và internet cũng đang tạo ra những dịch vụ hay ngành nghề truyền thông mới. Trong xu hướng Marketing hiện đại, các hình thức marketing kết nối (Buzz Marketing, Viral Marketing, word- oF-mouth…) lại càng kết hợp chặt chẽ với với CNTT, nhằm xây dựng sự liên kết giữa người tiêu dùng với nhau và với cỗ máy truyền thông marketing nhằm tạo ra những làn sóng thông tin về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ, rồi từ đó tác động lên lượng cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhu cầu về các hoạt động kinh tế dựa trên truyền thông như quảng cáo, PR, xây dựng nhãn hiệu, tiếp thị, truyền thông tập đoàn trong xã hội đang tăng mạnh. Theo một cuộc khảo sát thị trường gần đây, Việt Nam hiện có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng hằng năm đạt khoảng 30%. Khoảng 2/3 Cty quốc doanh và hơn 3/4 Cty tư nhân trong cuộc khảo sát này đã sử dụng các dịch vụ PR. Nhu cầu về nhân lực truyền thông được đào tạo chuyên nghiệp vì thế đang tăng lên.
Với những xu hướng toàn cầu hóa tất yếu sau khi Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu về tư duy và phương pháp truyền thông cũng như quản trị truyền thông đang trở nên cần kíp cho khả năng cạnh tranh địa phương và toàn cầu của giới truyền thông cũng như của Việt Nam. Sự thiếu chuyên nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp truyền thông mà cả quá trình phát triển Kinh tế-xã hội quốc gia về lâu dài
TS Nguyễn Đức An Giám đốc chương trình Thạc sĩ Quản trị truyền thông do ĐH Stirling phối hợp với ĐHKT Đà Nẵng khẳng định: “Trong những năm tới, các cơ quan thông tin-truyền thông và giới cung cấp các dịch vụ truyền thông trong nước sẽ phải đầu tư một cách đáng kể vào việc đào tạo chính quy cho đội ngũ bởi họ cần phải trở nên chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các dịch vụ thông tin-truyền thông nước ngoài.”
Quản trị truyền thông – tưởng cũ mà mới
Quản trị truyền thông thực chất chính là quản trị kinh doanh nhưng được đào tạo chuyên sâu vào quản trị lĩnh vực truyền thông. Quản trị truyền thông có một sự liên kết rõ ràng từ quản trị tới công nghệ thông tin và truyền thông. Theo đó nó thích hợp không chỉ cho những người đang làm việc trong các cơ quan thông tin-truyền thông mà còn cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng bá trên các phương tiện truyền thông, cũng như các nhân viên chuyên trách tiếp thị, quảng cáo, giao tế cộng đồng, tổ chức sự kiện, xây dựng nhãn hiệu... tại các doanh nghiệp và tổ chức bên ngoài khu vực truyền thông.
Đây chính là chuyên ngành mới của Đại học Văn Hiến bắt đầu mở từ năm nay sau khi VTC trở thành nhà đầu tư chiến lược. Ngoài những bộ môn quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị hoạt động… sinh viên sẽ được bổ sung thêm các kiến thức về truyền thông, đặc biệt là truyền thông hiện đại, gắn với công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông số. Việc đào tạo sâu vào lĩnh vực chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của chính doanh nghiệp chủ quản là hướng đi của các trường Đại học tư thục, có gắn với doanh nghiệp.
FPT là một ví dụ điển hình. FPT đã mở Đại học FPT, tập trung vào đào tạo CNTT và gần đây mở thêm quản trị kinh doanh. Việc mở Đại học FPT xuất phát từ thực tế phải chi phí rất nhiều cho việc đào tạo lại nhân lực sau khi tuyển dụng. Tuy nhiên, ĐH FPT chỉ dừng ở chuyên ngành CNTT và Quản trị kinh doanh thông thường.
Là người đi sau, VTC khi đầu tư vào Đại học Văn Hiến, đã tạo sự khác biệt bằng việc tập trung đào tạo sâu vào lĩnh vực thế mạnh của mình: Quản trị Truyền thông và Công nghệ nội dung số. Đây là mảng thế mạnh của VTC. Những năm qua, để vươn lên vị trí Tổng công ty hàng đầu về Truyền thông Đa phương tiện, VTC đã phải chi phí rất nhiều, đưa ra mức lương hấp dẫn để “cầu hiền” các nhà Quản trị truyền thông có tên tuổi, giàu kinh nghiệm cũng như các chuyên gia đầu ngành về Công nghệ Nội dung số. Hàng năm VTC cũng phải mời nhiều chuyên gia nước ngoài về đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ của mình. Trong thời gian tới, VTC sẽ phát triển thành Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện, nhu cầu nguồn nhân lực càng lớn. Nhận thấy Việt Nam chưa có nơi nào đào tạo chuyên sâu về Công nghệ Nội dung số và Quản trị Truyền thông, VTC quyết định đầu tư vào Đại học Văn Hiến để mở ra 2 chuyên ngành này, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển của Tập đoàn và của xã hội. Với những khoa này, chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên giáo trình của những trường Đại học quốc tế hàng đầu, nơi đã từng đào tạo cho các đối tác của VTC. Bên cạnh đó là việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo sinh viên khi ra trường có thể bắt tay vào ngay vào việc. Sinh viên của ĐH Văn Hiến cũng sẽ được đi thực tập ở 1 trong 10 Công ty con ở nước ngoài của VTC để mở rộng tầm nhìn và học hỏi thế giới. Chính vì tự tin vào chương trình đào tạo của mình cũng như muốn thu hút nhân lực, lãnh đạo VTC đã cam kết nhận tất cả những sinh viên các khoa Quản trị Truyền thông và Công nghệ Nội dung số vào Tập đoàn làm việc với mức lương tối thiểu là 500$ nếu sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi.
Tuy đây mới chỉ là những tín hiệu nhỏ về sự biến chuyển của công tác đào tạo trong lãnh vực mới mẻ này, nhưng điều đó cũng dần xác lập những hướng đi chuyên nghiệp trong tương lai của ngành Công nghệ thông tin nói riêng và giáo dục nói chung.
NV (thực hiện)
Phát triển kinh tế gắn liền với truyền thông
Với sự chuyển đổi nhanh chóng từ nền kinh tế tập trung bao cấp sang kinh tế thị trường, Việt Nam đã nhìn thấy được sự gia tăng đột biến nhu cầu về dịch vụ truyền thông và dịch vụ liên quan đến truyền thông trong vòng 20 năm qua. Công nghệ mới, đặc biệt là truyền hình cáp và internet cũng đang tạo ra những dịch vụ hay ngành nghề truyền thông mới. Trong xu hướng Marketing hiện đại, các hình thức marketing kết nối (Buzz Marketing, Viral Marketing, word- oF-mouth…) lại càng kết hợp chặt chẽ với với CNTT, nhằm xây dựng sự liên kết giữa người tiêu dùng với nhau và với cỗ máy truyền thông marketing nhằm tạo ra những làn sóng thông tin về thương hiệu, sản phẩm hay dịch vụ, rồi từ đó tác động lên lượng cầu của người tiêu dùng.
Bên cạnh đó, nhu cầu về các hoạt động kinh tế dựa trên truyền thông như quảng cáo, PR, xây dựng nhãn hiệu, tiếp thị, truyền thông tập đoàn trong xã hội đang tăng mạnh. Theo một cuộc khảo sát thị trường gần đây, Việt Nam hiện có hàng trăm doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực PR và quảng cáo, với mức tăng trưởng hằng năm đạt khoảng 30%. Khoảng 2/3 Cty quốc doanh và hơn 3/4 Cty tư nhân trong cuộc khảo sát này đã sử dụng các dịch vụ PR. Nhu cầu về nhân lực truyền thông được đào tạo chuyên nghiệp vì thế đang tăng lên.
Với những xu hướng toàn cầu hóa tất yếu sau khi Việt Nam gia nhập WTO, yêu cầu về tư duy và phương pháp truyền thông cũng như quản trị truyền thông đang trở nên cần kíp cho khả năng cạnh tranh địa phương và toàn cầu của giới truyền thông cũng như của Việt Nam. Sự thiếu chuyên nghiệp không chỉ ảnh hưởng đến hoạt động công nghiệp truyền thông mà cả quá trình phát triển Kinh tế-xã hội quốc gia về lâu dài
TS Nguyễn Đức An Giám đốc chương trình Thạc sĩ Quản trị truyền thông do ĐH Stirling phối hợp với ĐHKT Đà Nẵng khẳng định: “Trong những năm tới, các cơ quan thông tin-truyền thông và giới cung cấp các dịch vụ truyền thông trong nước sẽ phải đầu tư một cách đáng kể vào việc đào tạo chính quy cho đội ngũ bởi họ cần phải trở nên chuyên nghiệp hơn để có thể cạnh tranh với nhau và cạnh tranh với các dịch vụ thông tin-truyền thông nước ngoài.”
Quản trị truyền thông – tưởng cũ mà mới
Quản trị truyền thông thực chất chính là quản trị kinh doanh nhưng được đào tạo chuyên sâu vào quản trị lĩnh vực truyền thông. Quản trị truyền thông có một sự liên kết rõ ràng từ quản trị tới công nghệ thông tin và truyền thông. Theo đó nó thích hợp không chỉ cho những người đang làm việc trong các cơ quan thông tin-truyền thông mà còn cho tất cả các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ quảng bá trên các phương tiện truyền thông, cũng như các nhân viên chuyên trách tiếp thị, quảng cáo, giao tế cộng đồng, tổ chức sự kiện, xây dựng nhãn hiệu... tại các doanh nghiệp và tổ chức bên ngoài khu vực truyền thông.
Đây chính là chuyên ngành mới của Đại học Văn Hiến bắt đầu mở từ năm nay sau khi VTC trở thành nhà đầu tư chiến lược. Ngoài những bộ môn quản trị tài chính, quản trị nhân lực, quản trị hoạt động… sinh viên sẽ được bổ sung thêm các kiến thức về truyền thông, đặc biệt là truyền thông hiện đại, gắn với công nghệ thông tin và các phương tiện truyền thông số. Việc đào tạo sâu vào lĩnh vực chuyên ngành nhằm đáp ứng nhu cầu nhân lực của chính doanh nghiệp chủ quản là hướng đi của các trường Đại học tư thục, có gắn với doanh nghiệp.
FPT là một ví dụ điển hình. FPT đã mở Đại học FPT, tập trung vào đào tạo CNTT và gần đây mở thêm quản trị kinh doanh. Việc mở Đại học FPT xuất phát từ thực tế phải chi phí rất nhiều cho việc đào tạo lại nhân lực sau khi tuyển dụng. Tuy nhiên, ĐH FPT chỉ dừng ở chuyên ngành CNTT và Quản trị kinh doanh thông thường.
Là người đi sau, VTC khi đầu tư vào Đại học Văn Hiến, đã tạo sự khác biệt bằng việc tập trung đào tạo sâu vào lĩnh vực thế mạnh của mình: Quản trị Truyền thông và Công nghệ nội dung số. Đây là mảng thế mạnh của VTC. Những năm qua, để vươn lên vị trí Tổng công ty hàng đầu về Truyền thông Đa phương tiện, VTC đã phải chi phí rất nhiều, đưa ra mức lương hấp dẫn để “cầu hiền” các nhà Quản trị truyền thông có tên tuổi, giàu kinh nghiệm cũng như các chuyên gia đầu ngành về Công nghệ Nội dung số. Hàng năm VTC cũng phải mời nhiều chuyên gia nước ngoài về đào tạo nhằm nâng cao năng lực cán bộ của mình. Trong thời gian tới, VTC sẽ phát triển thành Tập đoàn Truyền thông Đa phương tiện, nhu cầu nguồn nhân lực càng lớn. Nhận thấy Việt Nam chưa có nơi nào đào tạo chuyên sâu về Công nghệ Nội dung số và Quản trị Truyền thông, VTC quyết định đầu tư vào Đại học Văn Hiến để mở ra 2 chuyên ngành này, đáp ứng nhu cầu về nhân lực cho sự phát triển của Tập đoàn và của xã hội. Với những khoa này, chương trình đào tạo được thiết kế dựa trên giáo trình của những trường Đại học quốc tế hàng đầu, nơi đã từng đào tạo cho các đối tác của VTC. Bên cạnh đó là việc kết hợp chặt chẽ giữa lý thuyết và thực hành, đảm bảo sinh viên khi ra trường có thể bắt tay vào ngay vào việc. Sinh viên của ĐH Văn Hiến cũng sẽ được đi thực tập ở 1 trong 10 Công ty con ở nước ngoài của VTC để mở rộng tầm nhìn và học hỏi thế giới. Chính vì tự tin vào chương trình đào tạo của mình cũng như muốn thu hút nhân lực, lãnh đạo VTC đã cam kết nhận tất cả những sinh viên các khoa Quản trị Truyền thông và Công nghệ Nội dung số vào Tập đoàn làm việc với mức lương tối thiểu là 500$ nếu sinh viên tốt nghiệp loại khá giỏi.
Tuy đây mới chỉ là những tín hiệu nhỏ về sự biến chuyển của công tác đào tạo trong lãnh vực mới mẻ này, nhưng điều đó cũng dần xác lập những hướng đi chuyên nghiệp trong tương lai của ngành Công nghệ thông tin nói riêng và giáo dục nói chung.
NV (thực hiện)