Quang cảnh Chernobyl 25 năm sau vụ nổ nhà máy điện hạt nhân

Nhà máy hạt nhân Chernobyl từng được quy hoạch cùng một thành phố hoành tráng, nhưng vụ nổ hạt nhân năm 1986 đã biến nó thành nơi không thể sinh sống; cư dân cạnh nhà máy Chernobyl được sơ tán khẩn cấp. Còn các phương tiện giao thông bị bỏ lại thành từng khối khổng lồ và chúng vẫn trơ gan cùng tuế nguyệt suốt 25 năm qua như những chứng tích lịch sử.
Sau 20 năm, phóng viên ảnh BBC trở lại nơi này và chứng kiến một đô thị bỏ hoang chỉ còn lại cây cỏ và thú rừng.


10.jpg


1.jpg

Hai thập kỷ sau tai nạn hạt nhân tại Chernobyl, rất nhiều phương tiện giao thông bị nhiễm xạ từng được sử dụng trong chiến dịch dọn dẹp hậu quả bị bỏ lại tại các nghĩa địa nằm trong khu vực cách ly quanh lò phản ứng.
2.jpg



Trong suốt 20 năm qua, những dãy xe như thế này vẫn nằm im chờ đợi giải pháp cuối cùng tại nghĩa địa lớn nhất mang tên Rassokha, các nhà máy điện hạt nhân 25 km về phía tây nam.
3.jpg


Một số chiếc vẫn còn mang những quân hiệu đã phai mờ cùng năm tháng, nhắc nhở về quân đội Liên Xô thủa nào.

4.jpg


Những chiếc xe chuyên dụng để mặc cho cây cỏ bao trùm. Những kẻ săn tìm đồ kỷ niệm đều tránh xa những nơi như thế này vì mức độ nhiễm xạ.

5.jpg



Những chiếc xe cứu hoả từng lao đến nhà máy điện làm nhiệm vụ đúng đêm xảy ra vụ nổ đã được vùi sâu xuống lòng đất từ lâu. Nhưng một số chiếc khác như thế này vẫn còn thấy trên mặt đất và đang mục nát dần.

6.jpg


Rất nhiều máy móc của những chiếc xe tải đã bị tháo dỡ, bất chấp việc chúng đều bị nhiễm xạ. Hầu hết ca pô của những chiếc xe này đều đang trong tình trạng bị mở tung.

7.jpg


Những chiếc xe buýt xếp thành hàng dọc theo các thiết bị quân sự.

8.jpg


Trên bến cảng của thành phố Chernobyl, những con tàu nằm im cho rỉ sét tấn công tại nơi từng là một cảng sầm uất nay được bao bọc bởi băng tuyết. Cảnh sắc cho ta cảm giác như ngày tận thế của con người vừa mới xảy ra vậy.

9.jpg


Tại khu vực Burakivka, những thiết bị nhiễm phóng xạ nặng nhất đều bị vùi trong những chiếc hào khổng lồ phủ bằng đất sét. Đây là một trong những con hào như vậy được đánh số 5.

10.jpg



Những di vật đang đóng vai trò như sự nhắc nhở thằm lặng về một vụ tai nạn hạt nhân khủng khiếp trong lịch sử thế giới.

1.jpg


Thành phố Pripyat được xây dựng dành riêng cho công nhân của nhà máy điện Chernobyl, nơi 20 năm trước từng xảy ra thảm hoạ hạt nhân tồi tệ nhất trong lịch sử thế giới. Chỉ 36 giờ sau vụ nổ, cả thành phố này đã hoàn toàn bị bỏ hoang.

3.jpg


Pripyat từng được nhìn nhận như một đô thị kiểu mẫu. Các khối nhà chung cư được điểm xuyến bằng những mảnh vườn trồng hoa hồng và khu rừng thông. Đây vốn là thành phố dành cho những người trẻ tuổi và các gia đình đang phát triển.

5.jpg


Những học sinh lớp lớn vẫn đến trường vào buổi sáng sau vụ nổ. Phần lớn chúng biết đã xảy ra một vụ tai nạn trong nhà máy, nhưng chúng không hề có ý thức gì về độ phóng xạ đang ở mức nguy hiểm xung quanh.

7.jpg


Bên trong một trường mẫu giáo, cuốn album ảnh của cả lớp đang nằm chỏng chơ với trang đầu tiên đã được lật ra. Một giáo viên viết trên đó dòng chữ "Cầu mong những đứa trẻ - niềm hạnh phúc của chúng ta - được lớn lên trên một hành tinh chan hoà ánh nắng mặt trời".

8.jpg


Những em bé từng ngủ trưa trên những chiếc giường này hàng ngày. Nhưng khác với các học sinh lớn hơn, chúng không phải đi học vào thứ bảy hôm đó, ngày định mệnh xảy ra thảm họa.

9.jpg


Trên một số chiếc giường trong trường mẫu giáo, các mặt nạ dưỡng khí nằm rải rác.

10.jpg


Khu triển lãm với chiếc đu quay khổng lồ là một trong những nơi bị ô nhiễm nặng nhất trong thành phố. Theo dự kiến, nó được khai trương vào ngày 1/5/1986, tức là 5 ngày sau khi xảy ra thảm hoạ. Do vậy khu vực này đã không bao giờ có cơ hội được sử dụng.

11.jpg


Cây cỏ lấn chiếm dần toàn bộ thành phố bị bỏ hoang. Đám lợn rừng thì lang thang khắp các đường phố vào ban đêm. Những cụm cây to mọc rải rác mọi nơi, thậm chí cả bên trong một số khối nhà chung cư.

12.jpg




Đ.C.
(theo BBC)


Nguồn: chiasekinhnghiem.com

 
Top