Rạm chiên lá lốt lạ miệng nhưng vô cùng quyến rũ, bởi cái vị giòn tan cộng với mùi thơm rất đặc trưng của rạm... sẽ khiến bạn không thể từ chối.
Nguyên liệu:
- Rạm: 10 con (hoặc hơn)
- Trứng: 1 quả
- Bột chiên giòn: 2 thìa ăn cơm đầy (có ngọn)
- Vừng rang chín (hoặc chưa chín): một nhúm nhỏ
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Lá lốt: 3 - 4 lá
- Hạt nêm
Thực hiện:
Bước 1: Rạm rửa sạch bằng cách thả vào chậu nước, cầm một chiếc rổ nhỏ đè lên trên rạm rồi xoay theo vòng tròn nhiều lần, đổ chậu rạm vào rổ để nước bẩn trôi đi. Lặp lại động tác trên vài lần cho rạm sạch hẳn. Sau khi rửa sạch rạm thì tách mai và yếm, bóc bỏ phần lông trong bụng rạm. Khêu lấy gạch rạm để riêng, rồi xóc rạm với một chút hạt nêm để qua một bên.
Bước 2: Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ. Gừng cạo bỏ vỏ, rửa sạch, băm nhỏ.
Bước 3: Hòa bột chiên giòn với khoảng nửa bát ăn cơm nước. Sau đó cho tiếp lá lốt, gừng, vừng, gạch rạm vào quấy đều.
Bước 4: Nhúng từng con rạm vào bát bột chiên rồi thả vào chảo dầu đã được làm nóng.
Bước 5: Chiên rạm ở mức lửa nhỏ cho rạm chín, sau đó tăng lửa ở mức vừa phải để rạm được giòn.
Bước 6: Khi rạm đã chín giòn, gắp ra đĩa và ăn nóng.
Mách nhỏ: Phân biệt Rạm và Cua
Rạm gần giống cua, nhưng rạm dẹt mình hơn, càng to, mai không lồi bóng mà hơi lõm mấp mô. Rạm thường có màu đen, các chân nhỏ có lông mịn. Càng dẹt và cũng khá to. Loài này không hung như cua nên người mua chỉ cần sờ vào, mạnh dạn dùng tay chọn mà không sợ bị kẹp.
Người sành ăn lại chuộng rạm hơn cua, vì rạm nhiều gạch, thịt ngọt và béo. Nếu lựa cua, người ta thường lựa con đực để được nhiều thịt thì với rạm, các bà nội trợ lại chuộng con cái. Vì rạm cái vỏ mềm, lại nhiều gạch. Mà rạm thì thường ăn luôn cả vỏ, không phải xay ra như cua.
Nguyên liệu:
- Rạm: 10 con (hoặc hơn)
- Trứng: 1 quả
- Bột chiên giòn: 2 thìa ăn cơm đầy (có ngọn)
- Vừng rang chín (hoặc chưa chín): một nhúm nhỏ
- Gừng: 1 nhánh nhỏ
- Lá lốt: 3 - 4 lá
- Hạt nêm
Bước 1: Rạm rửa sạch bằng cách thả vào chậu nước, cầm một chiếc rổ nhỏ đè lên trên rạm rồi xoay theo vòng tròn nhiều lần, đổ chậu rạm vào rổ để nước bẩn trôi đi. Lặp lại động tác trên vài lần cho rạm sạch hẳn. Sau khi rửa sạch rạm thì tách mai và yếm, bóc bỏ phần lông trong bụng rạm. Khêu lấy gạch rạm để riêng, rồi xóc rạm với một chút hạt nêm để qua một bên.
Chúc các bạn ngon miệng!
Mách nhỏ: Phân biệt Rạm và Cua
Rạm gần giống cua, nhưng rạm dẹt mình hơn, càng to, mai không lồi bóng mà hơi lõm mấp mô. Rạm thường có màu đen, các chân nhỏ có lông mịn. Càng dẹt và cũng khá to. Loài này không hung như cua nên người mua chỉ cần sờ vào, mạnh dạn dùng tay chọn mà không sợ bị kẹp.
Người sành ăn lại chuộng rạm hơn cua, vì rạm nhiều gạch, thịt ngọt và béo. Nếu lựa cua, người ta thường lựa con đực để được nhiều thịt thì với rạm, các bà nội trợ lại chuộng con cái. Vì rạm cái vỏ mềm, lại nhiều gạch. Mà rạm thì thường ăn luôn cả vỏ, không phải xay ra như cua.