Resume là gì? Hướng dẫn viết Resume - Hồ sơ xin việc
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường đang có nhu cầu xin việc vào các công ty chắc hẳn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Tùy theo nhu cầu của các công ty bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên điểm mấu chốt của bộ hồ sơ xin việc để đánh giá tổng thể ứng viên chính là Resume hoặc CV. Vậy Resume là gì và cách viết, nội dung của nó cần những gì. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây
HỒ SƠ XIN VIỆC (RESUMES)
Một bộ hồ sơ xin việc - Resume (Cũng gần giống Curiculum Vitae – CV) là một bản tóm tắt về trình độ chuyên môn, những kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng sẽ giúp họ xác định được ứng viên phù hợp cho công việc mà họ đang tìm kiếm và sẽ quyết định bạn được vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay không.
Để gây được ấn tượng đầu tiên, thông tin trong bộ hồ sơ xin việc cần được viết rõ ràng, súc tích, gọn gàng và có hệ thống với những nội dung liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Nội dung chính
Thông tin cá nhân
Trình độ học vấn
Kỹ năng và trình độ
Định hướng nghề nghiệp
Ở phần này bạn nên viết ngắn gọn, đi vào phần trọng tâm nêu ra những lý do mà bạn chọn công việc này.
Kinh nghiệm làm việc
Những hoạt động cộng đồng
1) Thời gian tham gia.
2) Tên hoạt động.
3) Tổ chức bạn tham gia cùng.
4) Trách nhiệm, vai trò của bạn trong tổ chức.
5) Những kết quả đạt được.
Bao gồm các công tác xã hội, các câu lạc bộ, hội nhóm thể thao hay các nhóm trẻ. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo và khả năng giao tiếp của bạn.
Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
1) Các chứng chỉ có liên quan, khóa học và đào tạo ngắn hạn.
2) Thời gian đào tạo.
3) Tên khóa học.
4) Tổ chức đào tạo.
Thành tích đạt được
1) Các giải thưởng.
2) Học bổng.
Thành viên của các tổ chức, nhóm hội chuyên nghiêp
1) Tên của tổ chức.
2) Thời gian tham gia.
3) Thành tích đạt được khi tham gia (ví dụ : nhân viên của tháng,….)
Sở thích
Bằng những chấm đầu dòng bạn nêu ra những sở thích cá nhân như sinh hoạt cộng đồng, thể thao hoặc những hoạt động văn hóa.
Người bảo hộ
Chỉ ra những người có thể công nhận những công việc bạn đã từng làm. Không nên nêu ra bạn bè hay những thành viên trong gia đình hoặc những người không có thẩm quyền công nhận. Chắn chắn rằng bạn nhận được sự đồng ý từ người bảo hộ trước khi cung cấp thông tin của họ trong hồ sơ tuyển dụng. Với mỗi cá nhân, cần cung cấp những thông tin sau:
1) Tên
2) Chức vụ
3) Tổ chức họ đang làm việc
4) Số điện thoại liên lạc
5) Địa chỉ Email
Nếu không, bạn có thể chuẩn bị sẵn thông tin về người bảo hộ và cung cấp khi nhà tuyển dụng có nhu cầu được biết.
Định dạng nội dung
1) Sử dụng những font chuẩn (như Times New Roman, Arial) với kích thước chữ khoảng 10-12.
2) Dùng những từ ngữ chuyên nghiệp (tránh việc dùng các ký hiệu như khi nhắn tin, viết tắt, hoặc từ lóng).
3) Đối với những thông tin quan trọng nên dùng dấu chấm hoặc gạch đầu dòng.
4) Đảm bảo khoảng cách giữa các dòng và chữ không quá chật.
5) Bố cục (bao gồm kiểu chữ, căn lề) phải thống nhất trong toàn bộ hồ sơ.
Độ dài
1) Khoảng 2 – 3 trang giấy nếu bạn mới tốt nghiệp và có ít kinh nghiệm làm việc
2) 3 – 4 trang giấy nếu bạn tốt nghiệp cùng với kinh nghiệm là việc đáng kể.
Phong cách nội dung – có 3 kiểu chính
1) Hybrid – đây là kiểu viết phù hợp với những người mới ra trường vì nó kết hợp những khả năng và thời gian bạn rèn luyện trên ghế nhà trường.
2) Chronological (ngược lại) – thông tin sẽ được nêu theo thứ tự gần nhất.
3) Functional – nêu nổi bật những kỹ năng và thành tích mà bạn đạt được (thích hợp nếu bạn thay đổi công việc hiện tại).
Kiểm tra
1) Bật chức năng kiểm tra chính tả (spelling and gramma check).
2) Nếu là hồ sơ Tiếng Anh, bạn nên nhờ những người vững văn phạm kiểm tra lại giúp.
Nếu bạn là sinh viên mới ra trường đang có nhu cầu xin việc vào các công ty chắc hẳn sẽ không khỏi bỡ ngỡ khi chuẩn bị hồ sơ xin việc. Tùy theo nhu cầu của các công ty bạn sẽ phải chuẩn bị các giấy tờ khác nhau. Tuy nhiên điểm mấu chốt của bộ hồ sơ xin việc để đánh giá tổng thể ứng viên chính là Resume hoặc CV. Vậy Resume là gì và cách viết, nội dung của nó cần những gì. Bạn có thể tham khảo bài viết sau đây
HỒ SƠ XIN VIỆC (RESUMES)
Một bộ hồ sơ xin việc - Resume (Cũng gần giống Curiculum Vitae – CV) là một bản tóm tắt về trình độ chuyên môn, những kỹ năng và phẩm chất trong công việc của bạn. Những thông tin mà bạn cung cấp cho nhà tuyển dụng sẽ giúp họ xác định được ứng viên phù hợp cho công việc mà họ đang tìm kiếm và sẽ quyết định bạn được vào vòng phỏng vấn trực tiếp hay không.
Để gây được ấn tượng đầu tiên, thông tin trong bộ hồ sơ xin việc cần được viết rõ ràng, súc tích, gọn gàng và có hệ thống với những nội dung liên quan đến công việc mà bạn đang ứng tuyển.
Nội dung chính
Thông tin cá nhân
- Họ và tên
- Địa chỉ hiện tại
- Số điện thoại di động hoặc điện thoại bàn. (Nếu điện thoại bàn của bạn có chức năng báo hộp thư thoại thì hãy lưu những câu nói lịch sự, trường hợp bạn ứng tuyển cho một công ty ở nước ngoài thì hãy thêm mã số Quốc gia vào).
- Địa chỉ Email (hãy tạo cho mình một địa chỉ email có tính chuyên nghiệp và nghiêm túc).
- Quốc tịch hoặc tình trạng lưu trú ( nếu có yêu cầu từ nhà tuyển dụng).
Trình độ học vấn
- Thời gian các khóa học (từ 2010 – đến nay)
- Tên khóa học / bằng cấp
- Chuyên ngành
- Nơi đào tạo
- Những thành tựu bạn đạt được hay những công trình nghiên cứu bạn đã thực hiện trong khóa học có liên quan đến tính chất công việc đang ứng tuyển.
Kỹ năng và trình độ
- Làm nổi bật những kỹ năng bạn có phù hợp với công việc (có thể tham khảo trên thông tin tuyển dụng hoặc những tiêu chí mà nhà tuyển dụng đưa ra).
- Trình bày những kỹ năng về kỹ thuật, kỹ năng mềm (ví dụ như khả năng làm việc nhóm, kỹ năng giải quyết vấn đề).
- Viết rõ những phần này ra theo từng dòng và nêu ra những dẫn chứng về các công việc mình đã từng làm với các kỹ năng mà mình có
Định hướng nghề nghiệp
Ở phần này bạn nên viết ngắn gọn, đi vào phần trọng tâm nêu ra những lý do mà bạn chọn công việc này.
Kinh nghiệm làm việc
- Thời gian làm việc
- Tên công việc đã từng làm
- Tên doanh nghiệp
- Trách nhiệm chính của bạn trong công việc cũ.
- Thường thì bạn có thể liệt kê những công việc cũ bắt đầu từ việc gần đây nhất. Tuy nhiên nếu bạn đã từng làm một công việc có liên quan đến vị trí đang ứng tuyển thì hãy để nó lên đầu tiên. Có thể nêu ra những công việc của 5 hoặc 6 năm trước để cho nhà tuyển dụng thấy được những kỹ năng bạn có mà họ đang tìm kiếm.
Những hoạt động cộng đồng
1) Thời gian tham gia.
2) Tên hoạt động.
3) Tổ chức bạn tham gia cùng.
4) Trách nhiệm, vai trò của bạn trong tổ chức.
5) Những kết quả đạt được.
Bao gồm các công tác xã hội, các câu lạc bộ, hội nhóm thể thao hay các nhóm trẻ. Điều này sẽ cho nhà tuyển dụng thấy được khả năng sáng tạo, kỹ năng lãnh đạo và khả năng giao tiếp của bạn.
Bằng cấp, chứng chỉ liên quan
1) Các chứng chỉ có liên quan, khóa học và đào tạo ngắn hạn.
2) Thời gian đào tạo.
3) Tên khóa học.
4) Tổ chức đào tạo.
Thành tích đạt được
1) Các giải thưởng.
2) Học bổng.
Thành viên của các tổ chức, nhóm hội chuyên nghiêp
1) Tên của tổ chức.
2) Thời gian tham gia.
3) Thành tích đạt được khi tham gia (ví dụ : nhân viên của tháng,….)
Sở thích
Bằng những chấm đầu dòng bạn nêu ra những sở thích cá nhân như sinh hoạt cộng đồng, thể thao hoặc những hoạt động văn hóa.
Người bảo hộ
Chỉ ra những người có thể công nhận những công việc bạn đã từng làm. Không nên nêu ra bạn bè hay những thành viên trong gia đình hoặc những người không có thẩm quyền công nhận. Chắn chắn rằng bạn nhận được sự đồng ý từ người bảo hộ trước khi cung cấp thông tin của họ trong hồ sơ tuyển dụng. Với mỗi cá nhân, cần cung cấp những thông tin sau:
1) Tên
2) Chức vụ
3) Tổ chức họ đang làm việc
4) Số điện thoại liên lạc
5) Địa chỉ Email
Nếu không, bạn có thể chuẩn bị sẵn thông tin về người bảo hộ và cung cấp khi nhà tuyển dụng có nhu cầu được biết.
Định dạng nội dung
1) Sử dụng những font chuẩn (như Times New Roman, Arial) với kích thước chữ khoảng 10-12.
2) Dùng những từ ngữ chuyên nghiệp (tránh việc dùng các ký hiệu như khi nhắn tin, viết tắt, hoặc từ lóng).
3) Đối với những thông tin quan trọng nên dùng dấu chấm hoặc gạch đầu dòng.
4) Đảm bảo khoảng cách giữa các dòng và chữ không quá chật.
5) Bố cục (bao gồm kiểu chữ, căn lề) phải thống nhất trong toàn bộ hồ sơ.
Độ dài
1) Khoảng 2 – 3 trang giấy nếu bạn mới tốt nghiệp và có ít kinh nghiệm làm việc
2) 3 – 4 trang giấy nếu bạn tốt nghiệp cùng với kinh nghiệm là việc đáng kể.
Phong cách nội dung – có 3 kiểu chính
1) Hybrid – đây là kiểu viết phù hợp với những người mới ra trường vì nó kết hợp những khả năng và thời gian bạn rèn luyện trên ghế nhà trường.
2) Chronological (ngược lại) – thông tin sẽ được nêu theo thứ tự gần nhất.
3) Functional – nêu nổi bật những kỹ năng và thành tích mà bạn đạt được (thích hợp nếu bạn thay đổi công việc hiện tại).
Kiểm tra
1) Bật chức năng kiểm tra chính tả (spelling and gramma check).
2) Nếu là hồ sơ Tiếng Anh, bạn nên nhờ những người vững văn phạm kiểm tra lại giúp.