Để tiết kiệm chi phí các nhà nghỉ bình dân sử dụng khăn tắm, khăn mặt nhiều lần sau đó tái sử dụng những chiếc khăn cũ bằng cách dùng các chất hóa học tẩy trắng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
Dùng nước tẩy bồn cầu để làm trắng khăn tắm?Trước thông tin phản ánh các nhà nghỉ bình dân dùng các chất tẩy cực mạnh để giặt khăn dùng cho khách, phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tiến hành cuộc khảo sát tại một số nhà nghỉ bình dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tại nhà nghỉ bình dân HL trên địa bàn quận Cầu Giấy (đường Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy - Hà Nội), khăn tắm và khăn mặt của nhà nghỉ này được tập trung ở khu vực gần nhà vệ sinh ẩm thấp, tại khu vực này còn chứ nhiều loại hóa chất tẩy rửa và làm trắng vải như Javen, Soda thậm chí là Vim ... bên cạnh đó là một số can nước xả vải rẻ tiền.Còn trong phòng ở nhà nghỉ này, khắn tắm và khăn mặt được treo trong nhà vệ sinh khép kín, sờ vào khăn vẫn còn ẩm ướt chưa được thay dọn đã cho khách mới vào nhận phòng. Điều đáng nói là những loại khăn này thoáng qua thì có mùi nước xả vải nhưng khi dùng thì thấy khăn có mùi rất nặng của loại hóa chất tẩy trắng vải Javen.Giống như nhà nghỉ HL, nhà nghỉ bình dân có tên BKI, ở đường Lê Thanh Nghị (gần khu vực trường Đại học Bách Khoa) cũng cótình trạng tương tự. Tất cả khăn tắm và khăn mặt được nhà nghỉ này đặt ngay ở khu vực chân cầu thang, bên dưới chỉ lót một lớp nilon mỏng, thậm chí xung quanh đó còn vứt rất nhiều đầu lọc thuốc lá và la liệt các dụng cụ vệ sinh.Theo nhân viên nhà nghỉ BK1, thông thường những chiếc khăn này được thu gom vào cuối ngày để giặt, sau đó phơi khô mới đem cho khách dùng. Nhưng có những hôm khăn chưa kịp khô vẫn được sử dụng bởi theo nhân viên này các nhà nghỉ bình dân thường không đầu tư máy sấy. “Khách vào liên tục, thời gian ngắn thì giặt sao xuể nên cũng có khi phải để khách dùng khăn ẩm”, nhân viên này cho biết.Tình trạng chung tại các nhà nghỉ bình dân này là vấn đề mất vệ sinh tại các phòng cho thuê. Ga đệm, vỏ gối không được thay thường xuyên, thậm chí dùng chung bánh xà phòng thơm, bao cao su đã sử dụng vứt bừa bãi ở góc phòng cũng như gầm gường khiến cho phòng có mùi rất đáng sợ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người thuê phòng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây bệnh khi sử dụng đồ dùng.
Dễ mắc bệnh phụ khoa, hô hấpLiên quan đến vấn đề này, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà cho biết, đối với khăn tắm nếu không giặt giũ thường xuyên, đặc biệt là dùng khi khăn còn ẩm ướt thì việc mắc bệnh phụ khoa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc mắc bệnh phụ khoa khi sử dụng những loại khăn này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp nhiều lần vì cấu tạo bộ phận cơ quan sinh dục nữ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.Cũng theo bác sỹ Dung, việc dùng chung khăn tắm không chỉ gây các bệnh phụ khoa cho nữ giới mà nam giới cũng có thể nhiễm các bệnh lây nhiễm khác nếu khăn tắm dùng chung không được giặt sạch và phơi khô.“Phụ nữ nếu sử dụng khăn tắm không sạch rất dễ nhiễm chứng viêm cổ tử cung, đây là nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ mắc chứng vô sinh. Nếu khăn tắm không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phụ khoa như Mycoplasma, Chlamydia tồn tại. Thông thường trong bộ phận sinh dục của phụ nữ, bộ phận dễ bị Chlamydia xâm phạm nhất là cổ tử cung, nó có thể gây ra chứng viêm cục bộ, đồng thời có thể phát triển lan rộng, gây ra chứng viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, làm cho dịch tiết ra nhiều, cổ tử cung có dịch nhầy, dịch nhầy trong âm đạo thay đổi, từ đó làm cho sự sinh tồn và hoạt động của tinh trùng gặp trở ngại và có thể dẫn đến vô sinh”, bác sỹ Dung cho biết.Để tránh mắc các bệnh phụ khoa, bác sĩ Dung cũng như các bác sĩ phụ khoa khác khuyến cáo, việc dùng chung khăn tắm là không nên đối với cả nam và nữ. Không chỉ ở nhà nghỉ, ở ngay tại gia đình, mọi người nên thường xuyên vệ sinh khắn tắm, luôn luôn dùng khi khăn khô để tránh nhiễm bệnh.Còn về vấn đề khăn tắm sử dụng hóa chất tẩy trắng, GS.TSKH. Trần Văn Sung, Viện Hoá học – Viện HLKHCNVN cho biết, không chỉ khăn tắm mà tất cả các loại đồ dùng như chăn, màn, quần áo nếu sử dụng các loại hóa chất tẩy trắng mà vẫn còn sặc mùi hóa chất thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Về nguyên tắc, nếu dùng hóa chất tẩy càng mạnh thì khả năng còn lưu lại trên đồ dùng càng lớn và càng độc hại đối với cơ thể.Khi bị nhiễm những loại hóa chất này, nó không chỉ gây nên các bệnh về da liễu, khi hít phải các loại hóa chất đó còn đọng lại trong khăn nó sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Theo GS. Sung, việc tẩy trắng đồ dùng như khăn, quần áo bằng những loại hóa chất chuyên dụng là việc nhiều người hay sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, người sử dụng nên ngâm thật lâu, giặt thật sạch và phơi ra những nơi nhiều ánh sáng để hóa chất bay mùi.
Giá rẻ và bao nhiêu cũng cóTại chợ đầu mối Đồng Xuân ( Hà Nội), có vô số các mặt hàng kem đánh răng với nhiều xuất xứ. Từ kem nhập ở Thái Lan, hàng xách tay hay Việt Nam cho đến một số sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Tất cả đều được đóng gói, bao bì đàng hoàng, nhưng thông tin trên bao bì toàn bằng chữ Thái, việt Nam hoặc hoàn toàn không ghi bất cứ một thông tin nào.Trong vai người đi tìm nguồn hàng kem và bàn chải đánh răng để phục vụ trong một nhà nghỉ sắp khai trương, chúng tôi hỏi mua loại kem đáng răng dùng trong khách sạn, không hẹn mà gặp, các chủ sạp đều đưa ra một bịch gồm khoảng một trăm tuýp kem đánh răng nhỏ, màu xanh. Tất cả chúng đều kèm theo bàn chải đánh răng, đúng loại chúng tôi cần tìm hiểu. Mỗi tuýp kèm bàn chải như vậy có giá từ 400 đến 600 đồng.Nhiều chủ sạp cho biết, khách từ các tỉnh lẫn thành phố đến mua rất nhiều, có ngày tiêu thụ đến 5.000 tuýp kem đánh răng loại này. Cầm trên tay, một số tuýp kem đánh răng đã đóng cục, thậm chí có tuýp bị hở, phòi cả kem ra ngoài bốc mùi hăng hắc, chị chủ cửa hàng tên Hoa trấn an: "Em cứ yên tâm, các nhà nghỉ, khách sạn vẫn đến đây lấy hàng đều đặn mà có thấy phản hồi gì về chất lượng đâu. Nó bị phòi ra ấy là do chị để các vật nặng lên đấy... Các cháu nhà chị khi đi du lịch cũng mang loại kem này đi đánh răng cho nó tiện".Quan sát chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ, cửa hàng của chị Hoa đã có 2 người đến hỏi về loại kem đánh răng này: "Không chỉ bán cho các nhà hàng, khách sạn mà các công ty du lịch khi đi "tua" cũng đến đây mua lẻ để phục vụ cho khách", chị Hoa cho biết. Khi chúng tôi lân la hỏi thăm nơi sản xuất, đa số chủ sạp bách hóa, mỹ phẩm ở đây đều lắc đầu từ chối cung cấp. Họ bảo đấy là thông tin bí mật, không muốn tiết lộ.Tuy nhiên, thông tin được cung cấp qua người quen chúng tôi đã tìm đến ngõ 194 Kim Mã ( Hà Nội), đi sâu vào dưới chân dốc Bò là một địa chỉ chuyên đóng gói loại kem và bàn chải đánh răng cung cấp cho các khách sạnh nhà nghỉ tại địa bàn Hà Nội.
Qua trao đổi với nhân viên đóng gói tại đây, loại kem này được chủ nhà lấy từ nhà phân phối. Nghe rồi chia thành nhiều ống nhựa nhỏ, bán ra thị trường, nhân viên ở đây chỉ được thuê đóng gói chứ không biết suất xứ của những sản phẩm này đến từ đâu. Sau khi được đóng gói thì chia làm hai loại: vỏ bằng hộp giấy dùng trong khách sạn “xịn” hơn, còn vỏ bằng túi nilon thì dùng trong các nhà nghỉ bình dân” - một nhân viên tiết lộ.Quả thực, những sản phẩm đã được đóng gói là túi nilon hoặc một hộp bằng giấy nhỏ, bên trong chứa một bàn chải và một tuýp thuốc đánh răng bằng đầu đũa, có loại màu trắng, có loại màu xanh. Những tuýp thuốc ấy có chung đặc điểm là mùi hăng hắc rất khó chịu và tất cả đều không có nhãn mác và hạn sử dụng.Không đủ tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8516-1994, yêu cầu về ngoại quan của kem đánh răng là thể đồng nhất, bóng mịn, không vón cục, không tách nước, không được có tạp chất lạ; mùi thơm nhẹ, dễ chịu.
Tuy nhiên, loại kem đánh răng mà chúng tôi có được đều ở trạng thái khô, vón cục hoặc hơi mềm, không bóp được thành thỏi, không bóng mịn, mùi hắc. Ngoài ra, các chỉ tiêu về độ pH, hàm lượng chì, asen thì chưa biết thế nào nhưng theo một chuyên gia tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 thì việc sản xuất thủ công của các cơ sở sản xuất rất có thể sẽ không bảo đảm vệ sinh và gây hại cho người sử dụng.BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp, Bộ Y tế cho biết, tình trạng kem đánh răng không nhãn mác trôi nổi trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem đánh răng sử dụng bao bì là nhựa cao phân tử thay cho nhôm như trước kia.Điều đó sẽ làm người tiêu dùng khó phát hiện kem đánh răng đã hỏng, bởi ở những loại kem đánh răng không ghi trên bao bì hạn sử dụng khi không giữ ở độ pH trung tính nếu ở vỏ nhôm sẽ làm phá huỷ lớp vỏ, cho người tiêu dùng cái nhìn khách quan.Ngoài ra, việc sản xuất các loại kem đánh răng theo phương pháp thủ công, không có bao bì, nhãn mác và thường được dùng tại các khách sạn, nhà nghỉ sẽ không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Điều đáng nói, dù chất lượng những loại kem đánh răng này chưa được kiểm chứng nhưng các khách sạn, nhà nghỉ lại mua về cho khách hàng mình sử dụng một cách "danh chính ngôn thuận".Thông thường, với những sản xuất thủ công, các cơ sở sẽ không tuân theo các quy chuẩn đã được quy định. Điều đó sẽ dẫn tới các sản phẩm không diệt được khuẩn, thậm chí có thể gây tổn hại men răng, tổn hại xương khi hàm lượng fluo quá cao... bác sỹ Đại cho biết
|
Ảnh minh họa |
Dùng nước tẩy bồn cầu để làm trắng khăn tắm?Trước thông tin phản ánh các nhà nghỉ bình dân dùng các chất tẩy cực mạnh để giặt khăn dùng cho khách, phóng viên Chất lượng Việt Nam đã tiến hành cuộc khảo sát tại một số nhà nghỉ bình dân trên địa bàn thành phố Hà Nội.Tại nhà nghỉ bình dân HL trên địa bàn quận Cầu Giấy (đường Hoàng Quốc Việt – Cầu giấy - Hà Nội), khăn tắm và khăn mặt của nhà nghỉ này được tập trung ở khu vực gần nhà vệ sinh ẩm thấp, tại khu vực này còn chứ nhiều loại hóa chất tẩy rửa và làm trắng vải như Javen, Soda thậm chí là Vim ... bên cạnh đó là một số can nước xả vải rẻ tiền.Còn trong phòng ở nhà nghỉ này, khắn tắm và khăn mặt được treo trong nhà vệ sinh khép kín, sờ vào khăn vẫn còn ẩm ướt chưa được thay dọn đã cho khách mới vào nhận phòng. Điều đáng nói là những loại khăn này thoáng qua thì có mùi nước xả vải nhưng khi dùng thì thấy khăn có mùi rất nặng của loại hóa chất tẩy trắng vải Javen.Giống như nhà nghỉ HL, nhà nghỉ bình dân có tên BKI, ở đường Lê Thanh Nghị (gần khu vực trường Đại học Bách Khoa) cũng cótình trạng tương tự. Tất cả khăn tắm và khăn mặt được nhà nghỉ này đặt ngay ở khu vực chân cầu thang, bên dưới chỉ lót một lớp nilon mỏng, thậm chí xung quanh đó còn vứt rất nhiều đầu lọc thuốc lá và la liệt các dụng cụ vệ sinh.Theo nhân viên nhà nghỉ BK1, thông thường những chiếc khăn này được thu gom vào cuối ngày để giặt, sau đó phơi khô mới đem cho khách dùng. Nhưng có những hôm khăn chưa kịp khô vẫn được sử dụng bởi theo nhân viên này các nhà nghỉ bình dân thường không đầu tư máy sấy. “Khách vào liên tục, thời gian ngắn thì giặt sao xuể nên cũng có khi phải để khách dùng khăn ẩm”, nhân viên này cho biết.Tình trạng chung tại các nhà nghỉ bình dân này là vấn đề mất vệ sinh tại các phòng cho thuê. Ga đệm, vỏ gối không được thay thường xuyên, thậm chí dùng chung bánh xà phòng thơm, bao cao su đã sử dụng vứt bừa bãi ở góc phòng cũng như gầm gường khiến cho phòng có mùi rất đáng sợ. Tình trạng này không chỉ ảnh hưởng trực tiếp đến người thuê phòng mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây lây bệnh khi sử dụng đồ dùng.
|
Ảnh minh họa |
Dễ mắc bệnh phụ khoa, hô hấpLiên quan đến vấn đề này, trao đổi với Chất lượng Việt Nam, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, Trung tâm y tế Thái Hà cho biết, đối với khăn tắm nếu không giặt giũ thường xuyên, đặc biệt là dùng khi khăn còn ẩm ướt thì việc mắc bệnh phụ khoa là điều hoàn toàn có thể xảy ra. Việc mắc bệnh phụ khoa khi sử dụng những loại khăn này, phụ nữ có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nam giới gấp nhiều lần vì cấu tạo bộ phận cơ quan sinh dục nữ dễ bị vi khuẩn xâm nhập.Cũng theo bác sỹ Dung, việc dùng chung khăn tắm không chỉ gây các bệnh phụ khoa cho nữ giới mà nam giới cũng có thể nhiễm các bệnh lây nhiễm khác nếu khăn tắm dùng chung không được giặt sạch và phơi khô.“Phụ nữ nếu sử dụng khăn tắm không sạch rất dễ nhiễm chứng viêm cổ tử cung, đây là nguyên nhân quan trọng khiến phụ nữ mắc chứng vô sinh. Nếu khăn tắm không được vệ sinh sạch sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn gây bệnh phụ khoa như Mycoplasma, Chlamydia tồn tại. Thông thường trong bộ phận sinh dục của phụ nữ, bộ phận dễ bị Chlamydia xâm phạm nhất là cổ tử cung, nó có thể gây ra chứng viêm cục bộ, đồng thời có thể phát triển lan rộng, gây ra chứng viêm nội mạc tử cung, viêm ống dẫn trứng, làm cho dịch tiết ra nhiều, cổ tử cung có dịch nhầy, dịch nhầy trong âm đạo thay đổi, từ đó làm cho sự sinh tồn và hoạt động của tinh trùng gặp trở ngại và có thể dẫn đến vô sinh”, bác sỹ Dung cho biết.Để tránh mắc các bệnh phụ khoa, bác sĩ Dung cũng như các bác sĩ phụ khoa khác khuyến cáo, việc dùng chung khăn tắm là không nên đối với cả nam và nữ. Không chỉ ở nhà nghỉ, ở ngay tại gia đình, mọi người nên thường xuyên vệ sinh khắn tắm, luôn luôn dùng khi khăn khô để tránh nhiễm bệnh.Còn về vấn đề khăn tắm sử dụng hóa chất tẩy trắng, GS.TSKH. Trần Văn Sung, Viện Hoá học – Viện HLKHCNVN cho biết, không chỉ khăn tắm mà tất cả các loại đồ dùng như chăn, màn, quần áo nếu sử dụng các loại hóa chất tẩy trắng mà vẫn còn sặc mùi hóa chất thì sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Về nguyên tắc, nếu dùng hóa chất tẩy càng mạnh thì khả năng còn lưu lại trên đồ dùng càng lớn và càng độc hại đối với cơ thể.Khi bị nhiễm những loại hóa chất này, nó không chỉ gây nên các bệnh về da liễu, khi hít phải các loại hóa chất đó còn đọng lại trong khăn nó sẽ ảnh hưởng đến đường hô hấp. Theo GS. Sung, việc tẩy trắng đồ dùng như khăn, quần áo bằng những loại hóa chất chuyên dụng là việc nhiều người hay sử dụng, tuy nhiên để đảm bảo sức khỏe, người sử dụng nên ngâm thật lâu, giặt thật sạch và phơi ra những nơi nhiều ánh sáng để hóa chất bay mùi.
|
Loại kem đánh răng không nhãn mác được dùng phổ biến trong các khách sạn, nhà nghỉ |
Giá rẻ và bao nhiêu cũng cóTại chợ đầu mối Đồng Xuân ( Hà Nội), có vô số các mặt hàng kem đánh răng với nhiều xuất xứ. Từ kem nhập ở Thái Lan, hàng xách tay hay Việt Nam cho đến một số sản phẩm sản xuất tại Việt Nam. Tất cả đều được đóng gói, bao bì đàng hoàng, nhưng thông tin trên bao bì toàn bằng chữ Thái, việt Nam hoặc hoàn toàn không ghi bất cứ một thông tin nào.Trong vai người đi tìm nguồn hàng kem và bàn chải đánh răng để phục vụ trong một nhà nghỉ sắp khai trương, chúng tôi hỏi mua loại kem đáng răng dùng trong khách sạn, không hẹn mà gặp, các chủ sạp đều đưa ra một bịch gồm khoảng một trăm tuýp kem đánh răng nhỏ, màu xanh. Tất cả chúng đều kèm theo bàn chải đánh răng, đúng loại chúng tôi cần tìm hiểu. Mỗi tuýp kèm bàn chải như vậy có giá từ 400 đến 600 đồng.Nhiều chủ sạp cho biết, khách từ các tỉnh lẫn thành phố đến mua rất nhiều, có ngày tiêu thụ đến 5.000 tuýp kem đánh răng loại này. Cầm trên tay, một số tuýp kem đánh răng đã đóng cục, thậm chí có tuýp bị hở, phòi cả kem ra ngoài bốc mùi hăng hắc, chị chủ cửa hàng tên Hoa trấn an: "Em cứ yên tâm, các nhà nghỉ, khách sạn vẫn đến đây lấy hàng đều đặn mà có thấy phản hồi gì về chất lượng đâu. Nó bị phòi ra ấy là do chị để các vật nặng lên đấy... Các cháu nhà chị khi đi du lịch cũng mang loại kem này đi đánh răng cho nó tiện".Quan sát chỉ khoảng 1 tiếng đồng hồ, cửa hàng của chị Hoa đã có 2 người đến hỏi về loại kem đánh răng này: "Không chỉ bán cho các nhà hàng, khách sạn mà các công ty du lịch khi đi "tua" cũng đến đây mua lẻ để phục vụ cho khách", chị Hoa cho biết. Khi chúng tôi lân la hỏi thăm nơi sản xuất, đa số chủ sạp bách hóa, mỹ phẩm ở đây đều lắc đầu từ chối cung cấp. Họ bảo đấy là thông tin bí mật, không muốn tiết lộ.Tuy nhiên, thông tin được cung cấp qua người quen chúng tôi đã tìm đến ngõ 194 Kim Mã ( Hà Nội), đi sâu vào dưới chân dốc Bò là một địa chỉ chuyên đóng gói loại kem và bàn chải đánh răng cung cấp cho các khách sạnh nhà nghỉ tại địa bàn Hà Nội.
|
Và được rao bán trên các website mua bán trực tuyến |
Qua trao đổi với nhân viên đóng gói tại đây, loại kem này được chủ nhà lấy từ nhà phân phối. Nghe rồi chia thành nhiều ống nhựa nhỏ, bán ra thị trường, nhân viên ở đây chỉ được thuê đóng gói chứ không biết suất xứ của những sản phẩm này đến từ đâu. Sau khi được đóng gói thì chia làm hai loại: vỏ bằng hộp giấy dùng trong khách sạn “xịn” hơn, còn vỏ bằng túi nilon thì dùng trong các nhà nghỉ bình dân” - một nhân viên tiết lộ.Quả thực, những sản phẩm đã được đóng gói là túi nilon hoặc một hộp bằng giấy nhỏ, bên trong chứa một bàn chải và một tuýp thuốc đánh răng bằng đầu đũa, có loại màu trắng, có loại màu xanh. Những tuýp thuốc ấy có chung đặc điểm là mùi hăng hắc rất khó chịu và tất cả đều không có nhãn mác và hạn sử dụng.Không đủ tiêu chuẩnTheo tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 8516-1994, yêu cầu về ngoại quan của kem đánh răng là thể đồng nhất, bóng mịn, không vón cục, không tách nước, không được có tạp chất lạ; mùi thơm nhẹ, dễ chịu.
"Kem đánh răng được các cơ quan chức năng cho phép lưu hành có độ tin cậy hơn là những sản phẩm trôi nổi. Bởi thành phần trong loại kem đánh răng này gồm những gì, được sản xuất như thế nào có tốt cho sức khỏe hay không thì chưa ai biết. Cho nên, tốt nhất người tiêu dùng nên tự bảo vệ mình bằng các sản phẩm đã được công nhận chất lượng vì dù sao nó cũng được kiểm chứng...".(BS Hồng Quốc Khanh, trưởng khoa tổng hợp bệnh viện Răng hàm mặt TP.HCM) |
Tuy nhiên, loại kem đánh răng mà chúng tôi có được đều ở trạng thái khô, vón cục hoặc hơi mềm, không bóp được thành thỏi, không bóng mịn, mùi hắc. Ngoài ra, các chỉ tiêu về độ pH, hàm lượng chì, asen thì chưa biết thế nào nhưng theo một chuyên gia tại Trung tâm Kỹ thuật Tiêu chuẩn Đo lường Chất lượng 1 thì việc sản xuất thủ công của các cơ sở sản xuất rất có thể sẽ không bảo đảm vệ sinh và gây hại cho người sử dụng.BS Hoàng Xuân Đại, nguyên chuyên viên cao cấp, Bộ Y tế cho biết, tình trạng kem đánh răng không nhãn mác trôi nổi trên thị trường hiện nay có nhiều loại kem đánh răng sử dụng bao bì là nhựa cao phân tử thay cho nhôm như trước kia.Điều đó sẽ làm người tiêu dùng khó phát hiện kem đánh răng đã hỏng, bởi ở những loại kem đánh răng không ghi trên bao bì hạn sử dụng khi không giữ ở độ pH trung tính nếu ở vỏ nhôm sẽ làm phá huỷ lớp vỏ, cho người tiêu dùng cái nhìn khách quan.Ngoài ra, việc sản xuất các loại kem đánh răng theo phương pháp thủ công, không có bao bì, nhãn mác và thường được dùng tại các khách sạn, nhà nghỉ sẽ không bảo đảm an toàn cho người sử dụng. Điều đáng nói, dù chất lượng những loại kem đánh răng này chưa được kiểm chứng nhưng các khách sạn, nhà nghỉ lại mua về cho khách hàng mình sử dụng một cách "danh chính ngôn thuận".Thông thường, với những sản xuất thủ công, các cơ sở sẽ không tuân theo các quy chuẩn đã được quy định. Điều đó sẽ dẫn tới các sản phẩm không diệt được khuẩn, thậm chí có thể gây tổn hại men răng, tổn hại xương khi hàm lượng fluo quá cao... bác sỹ Đại cho biết
Phương Lê