Sách tác phẩm Thanh Trắc Nguyễn Văn

OEzbx2.jpg


u5936q.jpg




GIỚI THIỆU TẬP THƠ HOA SỨ TRẮNG

Xin giới thiệu tập thơ Hoa Sứ Trắng.

Đây là tập thơ riêng đầu tay của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Tập thơ xuất bản năm 1997 do Nhà xuất bản Đà Nẵng ấn hành.



CSLbYP.jpg



Khi tập thơ này ra đời, thời gian đó thơ còn bán được nên tập thơ bán hết rất nhanh mặc dù trang bìa trình bày chưa đẹp. Thanh Trắc Nguyễn Văn thường gởi bán ở các quầy báo chí tại các ngã tư đường. Tập thơ Hoa Sứ Trắng được bày bán nằm bên cạnh các loại truyện tranh nổi tiếng thời bấy giờ như Bảy Viên Ngọc Rồng, Thủy Thủ Mặt Trăng, Doremon... của Nhật Bản.

Sau này, có nhiều bạn hỏi nhưng rất tiếc Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng không còn giữ được tập thơ Hoa Sứ Trắng nào. Năm 2005, Thanh Trắc Nguyễn Văn may mắn gặp được nhà thơ lão thành đất Long An là Trần Ngọc Hưởng (Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam) tại nhà của nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên. Anh Hưởng có kể lại một câu chuyện mà Thanh Trắc Nguyễn Văn nghe rất cảm động: Một lần lên Sài Gòn thấy tập thơ Hoa Sứ Trắng nằm lăn lóc bên cạnh những đống sách cũ khác tại một vựa ve chai, anh Hưởng đã xin chủ vựa ve chai bán lại cho anh tập thơ này...

Sài Gòn 2017


Thanh Trắc Nguyễn Văn




HgqSej.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa các cô gái sưu tầm từ internet
 

Nghiên Nghiên

Ѿ java Ѿ
Úi giời, lâu nay bận bịu quá không online, thầy vẫn hoạt động thường xuyên ạ :D
Có cả thơ in sách nữa chứ :D
 
JRa7Hy.jpg


SMBHAf.jpg




GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ PHÙ SA CỦA GIÓ

Xin giới thiệu tuyển tập thơ Phù Sa Của Gió - NXB Văn Nghệ ấn hành năm 2007.

Thanh Trắc Nguyễn Văn góp mặt cùng với 11 tác giả thơ khác. Tuyển tập thơ Phù Sa Của Gió hiện nay Thanh Trắc Nguyễn Văn không còn giữ quyển nào, nên không thể nhớ hết những bài thơ đã đăng trong Tuyển thơ.


ytLsgL.jpg


Năm 2007 nhà thơ Trần Ngọc Hưởng (Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam) có mời nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên và Thanh Trắc Nguyễn Văn tham gia vào Tuyển tập thơ Phù Sa Của Gió do anh chủ biên. Mười một nhà thơ góp mặt trong tập thơ tuy có người không gặp mặt nhau ngoài đời nhưng đều biết nhau đã lâu. Thanh Trắc Nguyễn Văn nhiều lần đã có thơ cùng đăng chung trên một trang thơ của các Tạp chí hay các tờ báo trong và ngoài nước với các anh chị như nhà thơ Trần Ngọc Hưởng, nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên, nhà thơ Kha Ly Chàm, nhà thơ trẻ Trương Trọng Nghĩa...


Thanh Trắc Nguyễn Văn




zoJeMF.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
qHwIycb.jpg


O0012nX.jpg




GIỚI THIỆU TẬP THƠ HẠ NHỚ

Xin giới thiệu tập thơ Hạ Nhớ.

Đây là tập thơ riêng thứ hai của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Tập thơ được Nhà xuất bản Tổng hợp Đồng Nai cho ấn hành năm 1999.



xzdEpx.png




Cũng như tập thơ Hoa Sứ Trắng, tập thơ Hạ Nhớ được Thanh Trắc Nguyễn Văn tiếp tục gởi bán ở các quầy sách báo. Tuy vẫn bán được, nhưng đã có nhiều dấu hiệu chững lại, thơ bán không còn nhanh như trước nữa. Phải hơn hai năm sau (năm 2002) mới bán hết được các tập thơ đã ký gởi.

Thanh Trắc Nguyễn Văn




wfqwnU.jpg


Ghi chú: ảnh các cô gái sưu tầm từ internet
 
Q2KEwA.jpg


d0idzr.jpg




Giới thiệu tập thơ CỎ HOA THÌ THẦM

Xin giới thiệu tập thơ Cỏ Hoa Thì Thầm.

Đây là tập thơ riêng thứ ba của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Tập thơ xuất bản năm 2002 do Nhà xuất bản Thanh Niên ấn hành.


r45ltX.jpg



Năm 2002, các chương trình giải trí hài nở rộ, trong đó nổi bật nhất là chương trình "Gặp nhau cuối tuần" ra mắt từ ngày 1 tháng 4 năm 2000, được phát sóng lên tục trên Đài Truyền Hình Việt Nam. Thơ từ lâu đã hoàn toàn không còn cạnh tranh nổi với phim ảnh, với ca nhạc trẻ... bây giờ lại xuất hiện thêm các tiểu phẩm hài nữa nên thơ càng thêm mất khách, không còn bán chạy được như trước.

Sài Gòn 2017


Thanh Trắc Nguyễn Văn




lokhko.jpg


Ghi chú: Ảnh nữ diễn viên Midu (trong dầm sen) và ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
4acigw.jpg


0505DO.jpg




Giới thiệu tập thơ QUÀ TẶNG MÙA ĐÔNG

Xin giới thiệu tập thơ Quà Tặng Mùa Đông.

Đây là tập thơ riêng thứ tư của Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Tập thơ được xuất bản năm 2007 do Nhà xuất bản Văn Nghệ ấn hành.


uqRVj9.jpg



Tập thơ này được xuất bản vào năm 2007 có rất nhiều kỷ niệm đối với Thanh Trắc Nguyễn Văn. Lần đầu tiên Thanh Trắc Nguyễn Văn quen với nhà thơ Thái Thanh Nguyên (nữ tướng thơ đường luật). Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông cũng chính là do chị biên tập và xin giấy phép xuất bản. Năm sau, năm 2008, Thanh Trắc Nguyễn Văn được kết nạp vào Hội nhà văn tp.HCM cũng là nhờ chị tư vấn và tận tình giúp đỡ. Nhà thơ Thái Thanh Nguyên rất đa tài và có sự giao lưu rộng rãi với nhiều nhà thơ trong và ngoài nước.

2017


Thanh Trắc Nguyễn Văn




BdIvFE.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
wAXuJ8.jpg


4pdrDf.jpg




GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ KHÚC XẠ MÙA THƯƠNG

Xin giới thiệu tuyển tập thơ Khúc Xạ Mùa Thương - NXB Thanh Niên ấn hành năm 2006.

Thanh Trắc Nguyễn Văn góp mặt cùng với 11 tác giả thơ khác. Nói vui là các nhà thơ hợp lại trong tập thơ vừa đúng một tá (12 người) hay vừa đúng quân số một tiểu đội thơ.



cXyBsW.jpg




Sau đây là những dòng nhận xét về Tuyển tập thơ Khúc Xạ Mùa Thương của nhà thơ Triệu Từ Truyền:

Nguyễn Quýnh, thi sĩ cổ điển từng viết “… Tâm người ta như chiêng như trống, hứng như chày và dùi – hai thứ đó, gõ-đánh vào chuông trống khiến chúng phát ra tiếng ; hứng đến khiến người ta bật ra thơ – cũng tương đương như vậy”. Hiển nhiên thơ có sức sống linh diệu ! Thơ là món ăn tinh thần mà thực đơn nghệ thuật thời đại nào, thế hệ nào, chính kiến nào cũng không thể thiếu…Trước mắt tôi là một tiểu đội làm thơ, có mặt trong KHÚC XẠ MÙA THƯƠNG, nhưng tiểu đội này không phải là một đơn vị, một khối đồng nhất để chiếm lĩnh một mục tiêu. Đấy là một tá loài hoa trong một lẵng hoa hay một chục loại trái ngọt trong cùng khu vườn.

KHÚC XẠ MÙA THƯƠNG là tập thơ khá trung thành với vần điệu, với khí hậu hiện thực pha lẫn tượng trưng. Mùa thương phải chăng là một mùa vô hạn có cả tính chất bốn mùa trong năm? Mọi ánh sáng phải bị khúc xạ khi đi qua một môi trường đậm đặc ? Môi trường ấy hẳn là môi trường yêu thương được hoán dụ gọi MÙA THƯƠNG.

Thụ Triết Trang, 17.02.06


Triệu Từ Truyền




9WC2uz.jpg


Ghi chú: Ảnh Hoa khôi Miền Trung 2016 Đoàn Hồng Trang sưu tầm từ internet
 
qrfemX.jpg




ĐỌC TẬP THƠ "QUÀ TẶNG MÙA ĐÔNG" CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN

Nhờ một chút duyên rất tình cờ, tôi được nhà thơ nữ Thái Thanh Nguyên trao bản thảo tập thơ “Quà tặng mùa đông” của một tác giả chưa quen, nói chính xác là chỉ gặp vài lần trên báo và một số tuyển tập thơ của nhiều tác giả – đó là Thanh Trắc Nguyễn Văn.

Thật ra trong sáng tạo nghệ thuật – những trường hợp “văn kỳ thinh bất kiến kỳ hình” như vậy không phải là hiếm hoi. Bởi vì dù sao, khi ta đọc tác phẩm của một ai đó thì cũng có nghĩa là ta đã được diện kiến với người viết thông qua diện mạo đứa con tinh thần của tác giả. Bây giờ, xin được trở lại với tập thơ “Quà tặng mùa đông” của Thanh Trắc Nguyễn Văn.


44s7rE.jpg



Với khoảng 60 bài thơ đa phần là ngắn, tác giả đã đề cập đến nhiều cung bậc khác nhau của đời sống tình cảm, đời sống xã hội – vốn dĩ không bao giờ đơn giản. Những “hỷ, nộ, ái, ố…” tưởng đâu đã quá quen thuộc đến độ phải nhàm chán giữa bộn bề lo toan của cuộc sống đời thường, bỗng trở nên mới mẻ trước cái nhìn thấu cảm của đôi mắt thi nhân:

Gặp nhau không nói được lời
Đành nâng chén rượu giữa trời mưa bay
Chén em rót mãi chẳng say
Chén ta chưa hứng đã đầy hoàng hôn
(Uống rượu với người yêu cũ)

Nhớ thương buộc lại thả chờ
Mười năm bão táp vẫn dờ dật bay…
(Nuối tiếc)

Dường như tác giả tỏ ra khá chắc tay ở các thể thơ truyền thống mà lục bát là một ví dụ rõ nét. Ở những bài thơ tự do trong tập, thỉnh thoảng người đọc cũng nhặt ra được nhiều câu thơ đầy cảm xúc và tâm trạng, chẳng hạn như:

Đất chưa hoá vàng đã từng giờ rỉ máu
Bao nhân nghĩa cuộc đời theo nước lã trôi sông
(Cơn sốt đất)

Nửa đêm thức giấc đầu vai cụng
Mộng mị cạn dần lệ rót vẫn chưa vơi
(Rượu tha hương)

Ảnh ảo là ta hay ta ảnh ảo
Soi nửa đời người sao chỉ thấy nửa đời gương
(Soi gương)

Một số ít bài còn lại trong tập, nhất là những bài thơ dài thường rơi vào tình trạng chung: dàn trải và lặp lại. “Phóng sự đêm Sài Gòn” là ví dụ điển hình cho nhược điểm này.

Dẫu sao, đây cũng chỉ là những cảm nhận ban đầu, mang đậm dấu ấn chủ quan, xin được giãi bày đôi điều cùng tác giả Thanh Trắc Nguyễn Văn – một người làm thơ tôi chưa được quen nhưng cũng không đến nỗi hoàn toàn xa lạ.

Phan Thiết, mùa hạ 2007
(Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)


Đỗ Quang Vinh
(Hội viên Hội Nhà Văn Việt Nam)




o4lazY.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
5R86zf.jpg




THAY LỜI KẾT CHO TẬP THƠ QUÀ TẶNG MÙA ĐÔNG

… Em về đeo thánh giá
Dắt ta kẻ tội đồ
Sáng danh là Thiên Chúa
Tội danh là… làm thơ!
Bờ vai em tròn nhỏ
Đưa ta đến dại khờ!…

Vậy đó! Thơ văn bao giờ cũng là cái nghiệp; và đã cái nghiệp thì dẫu làm nghề gì, ở đâu, giàu có hay nghèo khổ cũng không thể bỏ được thơ.

“Tội danh là… làm thơ”, xem ra cách tự trào này cũng không phải là không có lý bởi chính nhà thơ không ít đã gây ra hoặc rơi vào khoảnh khắc ngẩn ngơ trước cái đẹp, cái buồn vô cớ, vu vơ… Riêng với Thanh Trắc Nguyễn Văn hẳn còn đi xa hơn những cảm xúc đó vì anh vật vã, vì anh trăn trở nên thơ anh chất chứa nỗi niềm:

Người ta xúm xít làm thơ
Tôi về gác bút ngồi mơ làm người
Làm người biết khóc, biết cười
Biết yêu thật khó gấp mười làm thơ.
(Làm người)

“Quà tặng mùa đông” là tập thơ thứ tư của anh, chưa kể anh đã góp mặt gần hai chục tập thơ có giá trị đã ra mắt bạn đọc.

Chỉ qua tập thơ “Quà tặng mùa đông” cũng dễ nhận ra, Thanh Trắc Nguyễn Văn đến với thơ không chỉ vì yêu thơ mà cái “nghiệp thơ” đã buộc chặt vào anh không hề lơi lỏng và có lẽ thế nên đọc thơ anh, ta sẽ gặp ít nhiều đồng cảm.

(Tập thơ Quà Tặng Mùa Đông - NXB Văn Nghệ 2007)


Trần Duy Lý
(Hội viên Hội Nhà Báo Việt Nam)



q9SZtz.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
cRQ3Ve.jpg




THANH TRẮC NGUYỄN VĂN VÀ NHỮNG NỖI ĐAU CỦA BI KỊCH

Thế là tập thơ thứ năm của Thanh Trắc Nguyễn Văn đã ra đời (Giọt lệ trăng – NXB Văn Nghệ 2010). Đọc tập thơ mới này người đọc sẽ gặp được rất nhiều những cái mới. Cái mới thứ nhất là ngoài những bài thơ còn có bốn bài bình thơ rất sắc sảo của Huỳnh Ngọc, Lê Bá Duy và Lê Bích Ly. Ấn tượng nhất đối với tôi chính là bài bình bài thơ Nửa đời của nhà thơ Lê Bá Duy, bài bình bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê của tác giả Lê Bích Ly. Lời bình của Lê Bá Duy mềm mại nhưng là “mềm” của loại “lạt mềm buộc chặt”. Còn lời bình của Lê Bích Ly thì ngược lại, sắc cạnh đến lạ lùng cứ như một lưỡi dao phẫu thuật, mổ xẻ tâm lý con người đến mức độ thật tinh tế.


OnSqjW.jpg



Cái mới thứ hai là đọc xuyên suốt 48 bài thơ trong tập thơ "Giọt lệ trăng" chúng ta dễ dàng bắt gặp những nỗi đau mà chúng ta vẫn thường nghe trên báo đài, nhưng do quá vô tình, quá bận rộn chúng ta chỉ loáng thoáng nghe qua rồi “quên” mất.

Có nỗi đau rất đời thường. Người chồng rất thương yêu vợ. Anh ta sẵn sàng leo tường vào nhà người khác hái trộm hoa tặng vợ, sẵn sàng bơi theo dòng nước lũ liều mình cứu vợ. Nhưng anh ta lại có một cái tật là chỉ thích “biểu hiện bằng hành động” chứ không thích nói! Bi kịch là đến cuối cuộc đời cái chết của bà lão thật vô cùng đau đớn:

Phút lâm chung
Bà lão hỏi chồng:
- Ông có yêu tôi không?
Ông lão gục đầu
Khóc
Bà lão chết
Mắt vẫn không nhắm...
(Ngụ ngôn tình yêu)

Có nỗi đau là một lời cảnh báo cho xã hội. Những người nông dân bán đất để đổi đời đã phải trả một cái giá rất đắt. Cả gia đình của của họ từ ông, cha đến mẹ đều mắc một chứng trầm cảm rất nặng nề: “… ngơ ngác ậm ừ/ Nhìn nhà máy cứ từ từ mọc lên”. Cái đau đớn của những người nông dân bán đất đã được Thanh Trắc Nguyễn Văn miêu tả rất ngắn gọn nhưng cũng thật chính xác:

Làng tôi giờ đã hết quê
Quán bia với quán cà phê chen đầy
Ngả nghiêng kẻ tỉnh người say
Ôm nhau gục nhớ đường cày ngày xưa.
(Làng tôi đất bán sạch rồi)

Nhưng đỉnh điểm của bi kịch không chỉ dừng lại ở đó. Nó mở rộng ra một tương lai toàn cảnh không mấy sáng sủa:

Bàng hoàng nắng quái chiều hôm
Làng giờ hóa phố cọng rơm chẳng còn…
(Làng tôi đất bán sạch rồi)

Làng mới hóa phố thôi mà một cọng rơm cũng tìm không ra. Hỏi sau này sẽ còn có ai chịu trồng trọt để sản xuất lúa gạo cho đất nước nữa?

Có nỗi đau là nỗi đau của những nàng Kiều ở đầu thế kỷ 21. Do nhà nghèo, gia đình gặp quá nhiều khó khăn về sinh kế, một cô gái xinh đẹp phải nhắm mắt lấy chồng Đài Loan. Không may nơi xứ người cô bị bán vào động quỷ. Để phản kháng số phận cô quyết định tự ải (thắt cổ). Cái chết đầy bi kịch của cô đã được câu thơ nâng một lên tầm cao mới:

Hỡi tú bà, lũ ma cô ác độc
Tao đi đây vứt xác dưới bùn lầy
Hồn gái Việt sẽ xuôi về đất Việt
Sen dẫu gãy lìa vẫn ngát hương bay...
(Tự ải)

Cũng có nỗi đau là sự đổ vỡ của một gia đình lúc đầu đầy hạnh phúc. Bài thơ Ngôi nhà màu trắng hoa lê cứ như là một cuốn phim, một câu chuyện cổ tích mang đầy tính nhân văn hiện đại. Người chồng do thất bại trong công việc làm ăn nên cố tìm lối thoát bằng cách nhờ Chúa Quỷ giúp đỡ. Và bi kịch bắt đầu khi người chồng do “dám uống rượu” với Chúa Quỷ nên đã tự lột xác từ người dần dần hóa thành quỷ:

Đêm đêm
Ngồi cùng Chúa Quỷ…
Nhặt kim cương
Đếm vàng thỏi
Nuốt rượu ma
Tán chuyện quỷ
Ma quỷ chưa hóa người
Người đã thành ma quỷ
Cũng ti tiện
Cũng nhỏ nhen
Cũng hận ghen
Cũng ích kỷ...
Quỷ có gương mặt người
Hay người có trái tim quỷ?
(Ngôi nhà màu trắng hoa lê)

Đỉnh điểm cuối cùng của bi kịch là người chồng đã nhẫn tâm hành hạ người vợ anh ta vô cùng yêu quý đến ngất đi. Và cũng chính anh ta tự tay châm lửa đốt luôn ngôi nhà hạnh phúc của mình, ngôi nhà mà chính anh ta đã tốn bao công lao tự tay gầy dựng nên.

Thơ phải gắn liền với hiện thực cuộc sống. Thơ Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng vậy, bài thơ Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi của anh gắn liền với nỗi đau của một con sông đã bị bức tử ở tỉnh Đồng Nai. Bằng những câu thơ tả thực, Thanh Trắc Nguyễn Văn đã vẽ nên một bức tranh đau xót khiến người đọc phải ít nhiều suy nghĩ:

Dòng sông bây giờ thăm thẳm một màu đêm
Đâu những cánh diều giấy nhấp nhô trời quá khứ?
Mặt nước sông hằn lên nét cười quỷ dữ
Bao xác cá phơi đầy trên xác cỏ bầm đen…

Thương những con thuyền rách nát hom hem
Lăn giọt nước mắt xuống dòng sông hôi thối
(Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi)

Bi kịch ở cuối bài thơ có phải là do chúng ta còn quá hời hợt không dám chịu cùng nhau đấu tranh cho một lẽ phải, cùng nhau chống lại những tiêu cực vẫn còn tồn tại khá nhiều trong xã hội:

Quê mình nghèo sao bóng tối cứ vây quanh?
Bát cơm của mẹ cũng đơm đầy hạt sạn
Bão lại thổi
Xổ tung những chùm mây tóc xám
Hạt mưa lạnh cuối chiều
Hay giọt lệ của trăng?
(Thơ viết ở bờ sông Thị Vãi)

Điểm xuyết vào những bi kịch trong tập thơ Giọt lệ trăng là những bài thơ tình cùng những câu thơ tình rất đẹp, rất lãng mạng:

Nụ cười em rải sông sâu
Trăm năm tôi vớt
Vẫn màu nhớ nhung …
(Tạm biệt Phong Nha)

Ly cà phê đắng quá
May, có ánh mắt em ngọt lành!

Nơi tình yêu đã bỏ đi: tất cả hoa hồng đều hóa đá
Khi tình yêu trở lại: tất cả đá lại hóa hoa hồng!

Chuyện tình dưới cây ngọc lan
Trang nhật ký ngàn năm còn thơm mãi …

Yêu mà khinh khi: tình yêu của quỷ
Không yêu mà vẫn được nhớ: hạnh phúc của thiên thần!
(Thơ tình hai câu)

Van em đừng qua cổng
Tóc mềm đừng thả hương
Ta va vào vấp ngã
Ngàn năm sẽ nhớ thương!

Van em đừng qua cổng
Đung đưa một tiếng cười
Ta sợ chòng chành đắm
Bởi cánh môi hồng tươi!

Van em đừng qua cổng
Hát vu vơ nhạc buồn
Ta dại khờ đâu biết
Nước mắt tròn hay vuông?
(Van em đừng qua cổng)

Em đi thả tím nụ cười
Câu thơ tôi thả tím trời hoàng hôn!
(Áo dài em tím hoa cà)

Có những bài thơ tình tuy là dành cho những người có thu nhập thấp nhưng vẫn thấm đẫm tính nhân văn của một trái tim chung thủy (Tình anh xe ôm, Tình khờ, Tình hẹn).

Trong những bài thơ tình trong tập thơ tôi thích nhất là bài Biệt khúc và bài Liêu trai. Thơ tuy nói về người vô hình nhưng rất thật. Tuy thật mà ảo, tuy ảo mà thật:

Lênh đênh địa ngục thiên đường
Em đi thả lại sợi hương giọt tình
Giơ tay níu cõi vô hình
Tay ta bỗng nắm tay mình
Tìm em...
(Liêu trai)

Nhìn chung tập thơ Giọt lệ trăng là một bước tiến đáng kể trên con đường đi tìm nghệ thuật thơ ca của Thanh Trắc Nguyễn Văn. Cái khuyết điểm của tập thơ là trong đó vẫn còn ít nhiều bài thơ buồn, một vài câu thơ vẫn còn cũ chưa mới.

(Trang web văn học Nhà Văn tpHCM ngày 17.12.2010)


Kim Như




Ecz3tY.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
HzZxF0.jpg




VÀI CẢM XÚC KHI ĐỌC TẬP THƠ "GIỌT LỆ TRĂNG" CỦA THANH TRẮC NGUYỄN VĂN

Chắc chắn trong này phải có bài "Giọt lệ trăng" hay nhất, hãy tìm đọc trước. Tôi lật từng trang thơ tìm kiếm. Không có bài thơ này. Tôi giở mục lục ra xem, cũng không có luôn. Chắc là tác giả đã cho thơ khóc trong hết cả tập thơ rồi, nước mắt sẽ chảy nhiều trên các trang giấy đây. Thôi hãy lật xem giọt lệ đầu tiên vậy. Ô hay! không phải lệ, mà là “Xuân Đến” với những câu mở đầu như sau:

Cô giáo Mai áo dài vàng lên lớp
Kìa mùa xuân bỗng đến bất ngờ!
Bài giảng mới nồng nàn hương nắng mới
Vọng tiếng đàn Kiều lấp lánh sáng trong thơ.

Cả một mùa xuân với ánh sáng, sắc màu, hương thơm, thơ Kiều ập xuống đầu tôi, vây bọc quanh tôi. Tôi hít dài với cảm giác thoải mái, nhẹ nhàng trong tiếng thơ êm ả đó. Một tuần lễ sau cảm giác này vẫn còn theo tôi vì hình ảnh trong thơ là chính hình ảnh tôi đã trải qua khi còn trai trẻ. Tôi đã từng say mê nhìn tà áo cô giáo, đã từng hít hương thơm lựng mỗi lần cô giáo đi qua, đã từng nghe giảng Kiều một cách say mê, mà nay năm câu thơ trên đã làm tôi sống lại cả một thời thi vị nhất trong đời.

Tôi đọc tiếp “Nghe đàn vọng cổ trên sông Hậu”. Không thấy trăng khóc chút nào. Chỉ nghe tiếng đàn dồn dập như tiếng vọng của trống đồng từ thời Hùng Vương cho đến khi Thanh Trắc Nguyễn Văn ngồi trên sông Hậu nghe đàn. Tôi chắc chắn những ai “Chưa nhớ chùm khế ngọt, chưa lớn nổi thành người”thì hãy đọc bài thơ này sẽ vụt lớn ngay, mà có thể lớn như Phù Đổng ngày xưa không chừng. Đọc tiếp Thơ Tình…Ngụ Ngôn…Dị Bản, Làng Tôi…đến “Tạm biệt Phong Nha” thì tôi dừng lại ở đây hơi lâu:

Quảng Bình có động Phong Nha
Nửa đêm trăng xuống là đà trên sông
Người đi nổi nhớ chìm mong
Câu thơ gởi lại mãi bồng bềnh trôi.

Câu mở đầu bài thơ giống như một câu ca dao, vậy mà bốn câu sau đã biến thành thơ trữ tình ngay, tác giả thật có tài vẩy bút.

Đến đây thi sĩ mới nói đến trăng, nhưng không phải trăng khóc mà là trăng nổi trên mặt nước. Tôi xin cam đoan ai đến Phong Nha sẽ không bao giờ thấy trăng là đà trên sông cả, bởi vì khi trăng lặn sẽ gác trên đỉnh núi hoặc trên làng quê, rồi sẽ từ từ khuất sau núi hoặc sau lũy tre làng. Với con mắt của một thi nhân thì Thanh Trắc Nguyễn Văn cũng giống như Lý Bạch thuở xưa, thấy bóng trăng mà tưởng rằng trăng thật, ấy là chuyện lãng mạn đang yêu của người thơ vậy.

“Người đi nỗi nhớ chìm mong”

Nhà thơ ngồi trên con thuyền giữa đêm thanh tịnh êm ả không có gió to sóng lớn thì dẫu thuyền có đi cũng trôi nhẹ nhàng không nổi lên chìm xuống được. Nếu thuyền mà nổi lên chìm xuống thì thơ cũng bí rị luôn, có đâu được bài “Tạm biệt Phong Nha” hay như thế. Cái chìm cái nổi ở đây cũng là trăng. Bởi con thuyền khuấy nước, nước xao động làm bóng trăng cũng bập bềnh theo nước vậy. Và ai nhớ ai mong đây? Hoặc thi sĩ ban cho Phong Nha một linh hồn để nhớ để mong, hoặc thi sĩ đã chưa đi mà nhớ chưa rời mà mong, cả hai đều là ý niệm làm cho người và cảnh quyện vào nhau thắm thiết.

Thú vị làm sao, thi nhân ngồi uống rượu và mơ màng bên người đẹp, ảo và thực đều trở thành nguồn thơ cả:

Chén nồng cạn với đêm đen
Gió thu rạo rực cùng len lén về
Phong Nha sóng vỗ tứ bề
Nhanh tay hứng được câu thề tặng em.

Sao có người lại cho rằng thi nhân hứng nước dưới lòng sông. Ngồi trên thuyền thì chỉ múc nước dưới lòng sông chứ làm sao hứng được. Đã nói là hứng thì phải đón lấy cái từ trên cao rơi xuống. Vả lại câu thơ mà hứng từ dưới nước thì nó chẳng đẹp đẽ thi vị chút nào, em sẽ chẳng nhận đâu. Thanh Trắc Nguyễn Văn ngồi giữa cảnh gió thu rạo rực, sóng vỗ tư bề, phong cảnh đêm đã về khuya thơ mộng trữ tình ấy bàng bạc giữa đất trời, và nhà thơ đã hứng cái thanh khí ấy thành câu ân tình để chàng thề thốt với em. Chắc chắn cô gái sẽ vui sướng nhận lấy câu thề vì nó là tinh hoa của đất trời Phong Nha vậy.

“Ngôi nhà màu trắng hoa lê” tuyệt đẹp, đầy đủ hương vi, màu sắc như một cảnh tiên:

Tôi xây trên đỉnh đồi
Tặng Nàng
Ngôi nhà màu trắng hoa lê
Có hoa
Có cỏ
Có nắng
Và có nàng
Ngày ngày khăn choàng cổ trắng
Áo dài lụa bạch
Ngan ngát hương lê.

Ôi! thi sĩ bán thơ được bao nhiêu tiền mà chơi bạo thế? Chắc chàng chỉ tưởng tượng vẽ ra trong đầu thôi. Chàng vẽ nhà, vẽ hoa, vẽ áo và vẽ cả mùi hương thơm. Chỉ đọc thôi mà thấy rõ hơn rọi chiếu, mà ngửi được hương thơm ngan ngát thoảng trong phòng. Chẳng biết nhà thơ là thi sĩ hay phù thủy đây? Nhưng mà ông Thanh Trắc Nguyễn Văn ơi, ông ác lắm. Ông đã làm cho tôi khóc, vợ tôi khóc, con gái tôi khóc vì ông đã đang tay đánh đập người đẹp, lại đốt cả ngôi nhà như mộng như mơ kia:

Một đêm
Cùng lũ ma men
Cuồng điên
Gào thét
Tôi đã giận dữ
Đánh ngất nàng
Và tự tay châm lửa
Thiêu rụi
Ngôi nhà màu trắng hoa lê.

Bài thơ này nếu ai đọc, xin hãy đọc đi đọc lại nhiều lần, và chất đau đớn sẽ thấm vào tim, sẽ loang vào máu, rồi sẽ có lúc bật khóc ngon lành.

“Giọt lệ Trăng” không có trăng khóc nhưng còn có trăng biết rót rượu, trăng tắm trên dòng sông đầy chất thơ và đầy chất mộng. Còn nhiều cái để nói trong “Giọt lệ trăng” nhưng thôi, nếu tôi nói nhiều thì bài quá dài chưa chắc Đất Đứng cho đăng. Thật sự Châu Thạch tôi chưa từng quen, chưa từng nghe tiếng, chưa từng đọc thơ của Thanh Trắc Nguyễn Văn, và thú thật ban đầu cũng dị ứng, nhưng nhờ cảm nhận được cái hay của “Giọt lệ trăng” từ trang thơ đầu tiên, đã đem đến cho tôi một cảm tình để bước vào và được dẫn dắt đi ngắm hết bao hoa trái của cả vườn thơ.

Đọc “Giọt lệ Trăng” tôi liên tưởng đến câu thơ của Nguyễn Du trong truyện Kiều:

Cỏ non xanh tận chân trời
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa

Lúc nhỏ thầy tôi dạy đây là cách miêu tả “ước lệ” của Nguyễn Du rất thần tài, chỉ có hai hình ảnh mà vẽ hết một mùa xuân trọn vẹn. Tôi xin bắt chước cách nói ước lệ này để nói về “Giọt lệ Trăng”:

“Giọt lệ Trăng” vườn thơ xanh ngát
Điểm xuyết nhiều hoa đẹp trên cành .

(Văn Hóa Nghệ Thuật Đất Đứng tháng 9.2010)


Nhà thơ Châu Thạch




AD9K6y.png


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 
2C2GCx.jpg


YyMNIp.jpg




GIỚI THIỆU TUYỂN TẬP THƠ SƯƠNG BỜ LIỄU HẠNH 2

Xin giới thiệu Tuyển tập thơ Sương Bờ Liễu Hạnh 2 - NXB Thanh Niên ấn hành năm 2010 do nhà thơ Thái Thanh Nguyên tuyển chọn.Thanh Trắc Nguyễn Văn góp mặt cùng với 147 tác giả thơ khác.

Nhà thơ Thái Thanh Nguyên tên thật là Thái Kim Thanh Nguyên, các bút danh khác của chị là Bảo Nguyên, Bảo Anh, Đồng Thông...




p0Noee.jpg


Ghi chú: ảnh minh họa sưu tầm từ internet
 

Thống kê

Chủ đề
100,580
Bài viết
467,302
Thành viên
339,804
Thành viên mới nhất
12sunwinwin
Top