[h=2]Một sao chổi bay qua bầu khí quyển của mặt trời hôm nay và có thể sẽ bị thiêu cháy bởi cú lượn "táo tợn" đó.[/h]
Space đưa tin sao chổi băng Swan lao vào bầu khí quyển mặt trời vào tối 14/3 theo giờ Mỹ (tương ứng với sáng và trưa ngày 15/3 theo giờ Việt Nam).
Sự kiện này xảy ra chỉ ba tháng sau khi một sao chổi có tên Lovejoy lao vào mặt trời. Lovejoy gây sốc cho giới thiên văn bởi nó xuất hiện từ phía sau mặt trời vào ngày 15/12/2011 và không hề bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi lao qua vùng thượng quyển của mặt trời. Nhiệt độ khủng khiếp tỏa ra từ mặt trời chỉ làm mất phần đuôi của Lovejoy.
Một nhóm chuyên gia săn sao chổi phát hiện Swan khi phân tích những ảnh do tàu vũ trụ Solar and Heliospheric Observatory của Mỹ và châu Âu gửi về. Giống như Lovejoy, Swan có quỹ đạo gần mặt trời. Nó có thể là phần còn lại của một sao chổi khổng lồ từng vỡ thành nhiều mảnh cách đây vài thế kỷ.
Giới thiên văn dự đoán rằng Swan sẽ bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi lao qua bầu khí quyển mặt trời, một kết cục hoàn toàn khác với Lovejoy.
"Tôi đoán Swan không thể tồn tại sau khi tiếp xúc với bầu khí quyển mặt trời", Karl Battams, một nhà thiên văn của Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Mỹ, phát biểu.
|
Sao chổi Swan. Ảnh: NASA. |
Sự kiện này xảy ra chỉ ba tháng sau khi một sao chổi có tên Lovejoy lao vào mặt trời. Lovejoy gây sốc cho giới thiên văn bởi nó xuất hiện từ phía sau mặt trời vào ngày 15/12/2011 và không hề bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi lao qua vùng thượng quyển của mặt trời. Nhiệt độ khủng khiếp tỏa ra từ mặt trời chỉ làm mất phần đuôi của Lovejoy.
Một nhóm chuyên gia săn sao chổi phát hiện Swan khi phân tích những ảnh do tàu vũ trụ Solar and Heliospheric Observatory của Mỹ và châu Âu gửi về. Giống như Lovejoy, Swan có quỹ đạo gần mặt trời. Nó có thể là phần còn lại của một sao chổi khổng lồ từng vỡ thành nhiều mảnh cách đây vài thế kỷ.
Giới thiên văn dự đoán rằng Swan sẽ bị thiêu cháy hoàn toàn sau khi lao qua bầu khí quyển mặt trời, một kết cục hoàn toàn khác với Lovejoy.
"Tôi đoán Swan không thể tồn tại sau khi tiếp xúc với bầu khí quyển mặt trời", Karl Battams, một nhà thiên văn của Trung tâm Nghiên cứu Hải quân Mỹ, phát biểu.
Minh Long