Chừng nào Sir Alex Ferguson còn, chừng đó MU vẫn là một thế lực bất khả xâm phạm.
MU đã có 12 danh hiệu Premier League, tất cả đều thuộc triều đại Ferguson. Họ cũng đã đi vào lịch sử với tư cách là đội bóng Anh giàu thành tích nhất với 19 chức vô địch quốc gia. Không còn nghi ngờ gì, Sir Alex là người sinh ra để chiến thắng. Với người đàn ông 69 tuổi ấy, bóng đá như cuộc đời mà nếu không có nó, có nghĩa là ông đã “chết”. Biết bao lần Ferguson đã thổ lộ: “Tôi sẽ không làm HLV nữa một khi cơ thể không còn cho phép”. Nhưng kể cả khi phải nhập viện vì rối loạn nhịp tim (năm 2005 người ta từng phải gắn một thiết bị trợ tim vào người ông), Ferguson vẫn không rời bỏ bóng đá, ngay cả khi đã đi tới tột đỉnh của vinh quang.
Người ta đặt cho Fergie nhiều câu hỏi đại loại như “Tại sao ông chưa dừng lại? Ông còn muốn gì hơn nữa?”. Câu trả lời đơn giản là “Ferguson không thể dừng lại một khi niềm đam mê vẫn cuộn chảy trong con người ông”. Những con số thống kê mang tính định lượng đã cho thấy sự vĩ đại của chiến lược gia người Scotland. Nhưng để làm nên những chiến tích huy hoàng ấy, tài năng thôi là chưa đủ. Người ta cần phải có cả đam mê, nhiệt huyết và sự tận tâm. Nếu không có những giá trị định tính ấy thì không thể bình ổn phòng thay đồ của một đội bóng có nhiều cá tính mạnh như MU và càng không thể xây dựng MU theo kiểu một gia đình truyền thống kế có tính thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
Nếu người ta đã gọi Mourinho là “đặc biệt”, thì Ferguson cũng có những nét đặc biệt không kém. Đúng hơn, những vĩ nhân luôn đặc biệt hơn người thường. Không HLV nào ở Premier League lại cá tính kỳ lạ như Ferguson. Ông có thừa sự điềm đạm để giải quyết ổn thỏa những rắc rối từ các học trò (vụ Rooney đầu mùa là một trong vô số những lần như thế), nhưng cũng sẵn sàng “nổi đóa” một khi người ta đụng đến lợi ích của đội bóng (chỉ trích Matin Atkinson khi ông trọng tài này thiên vị Chelsea) hay thẳng tay loại bỏ những công thần có dấu hiệu “coi trời bằng vung” (Beckham, Nistelrooy, Stam, Keane…). Cũng không ai ở giải ngoại hạng lại hứng chí đến nỗi nhảy cẫng lên hai tay nắm chặt ăn mừng mỗi khi các học trò ghi bàn. Với một ông già gần tuổi thất thập đã chứng kiến cả nghìn bàn thắng , điều đó có vẻ hơi trẻ con. Nhưng nó cũng cho thấy rằng: Niềm đam mê với bóng đá của Sir Alex là bất tận.
Người ta nhận định rằng MU có thể sẽ lâm vào khủng hoảng nếu một ngày Ferguson không còn ngồi ở ghế HLV. Lý do lớn nhất không phải là không tìm được ai tài ba như ông, mà là rất ít người có tư duy và sự đam mê lớn như ông. Nhiều HLV coi nghề này đơn thuần là xây dựng chiến thuật, con người cho đội bóng để chinh phục danh hiệu. Nhưng Sir Alex luôn xác định ông sẽ xây dựng một “ngôi nhà” ở Old Trafford, trong đó các cầu thủ là thành viên trong đại gia đình bóng đá ấy, còn ông là người cha có quyền năng cao nhất, nghiêm khắc nhất nhưng cũng tình cảm nhất. Đó là lời giải thích cho câu hỏi vì sao trải qua bao biến cố, thậm chí tưởng như có lúc lụi bại, MU vẫn là những nhà vô địch. Đơn giản vì “thánh” Ferguson vẫn còn ở đó.
MU đã có 12 danh hiệu Premier League, tất cả đều thuộc triều đại Ferguson. Họ cũng đã đi vào lịch sử với tư cách là đội bóng Anh giàu thành tích nhất với 19 chức vô địch quốc gia. Không còn nghi ngờ gì, Sir Alex là người sinh ra để chiến thắng. Với người đàn ông 69 tuổi ấy, bóng đá như cuộc đời mà nếu không có nó, có nghĩa là ông đã “chết”. Biết bao lần Ferguson đã thổ lộ: “Tôi sẽ không làm HLV nữa một khi cơ thể không còn cho phép”. Nhưng kể cả khi phải nhập viện vì rối loạn nhịp tim (năm 2005 người ta từng phải gắn một thiết bị trợ tim vào người ông), Ferguson vẫn không rời bỏ bóng đá, ngay cả khi đã đi tới tột đỉnh của vinh quang.
Người ta đặt cho Fergie nhiều câu hỏi đại loại như “Tại sao ông chưa dừng lại? Ông còn muốn gì hơn nữa?”. Câu trả lời đơn giản là “Ferguson không thể dừng lại một khi niềm đam mê vẫn cuộn chảy trong con người ông”. Những con số thống kê mang tính định lượng đã cho thấy sự vĩ đại của chiến lược gia người Scotland. Nhưng để làm nên những chiến tích huy hoàng ấy, tài năng thôi là chưa đủ. Người ta cần phải có cả đam mê, nhiệt huyết và sự tận tâm. Nếu không có những giá trị định tính ấy thì không thể bình ổn phòng thay đồ của một đội bóng có nhiều cá tính mạnh như MU và càng không thể xây dựng MU theo kiểu một gia đình truyền thống kế có tính thừa từ thế hệ này sang thế hệ khác.
MU thống trị bóng đá Anh
Lên đỉnh cao đã khó, giữ mình ở trên đỉnh cao lại càng khó hơn. Vậy mà hai cái khó nhất ấy Ferguson đều đã làm được. Suốt hai thập kỷ qua, MU không những trụ vững ở ngôi vị số 1 nước Anh mà còn thành công rực rỡ ở Châu Âu. Nếu xét về điểm số giành được, MU là đội bóng xuất sắc nhất kể từ ngày Champions League ra đời (96 trận thắng, hòa 45, thua 34, giành 237 điểm, hiệu số +145, số liệu từ Wikipedia tính tới ngày 4/5/2011). Về số danh hiệu, Ferguson cũng đã giúp Quỷ đỏ 2 lần lên đỉnh Champions League, 1 lần giành ngôi Á quân. Và phía trước, ông còn 1 trận chung kết nữa với Barcelona cuối tháng này (4 năm qua, MU đã 3 lần vào chung kết).Nếu người ta đã gọi Mourinho là “đặc biệt”, thì Ferguson cũng có những nét đặc biệt không kém. Đúng hơn, những vĩ nhân luôn đặc biệt hơn người thường. Không HLV nào ở Premier League lại cá tính kỳ lạ như Ferguson. Ông có thừa sự điềm đạm để giải quyết ổn thỏa những rắc rối từ các học trò (vụ Rooney đầu mùa là một trong vô số những lần như thế), nhưng cũng sẵn sàng “nổi đóa” một khi người ta đụng đến lợi ích của đội bóng (chỉ trích Matin Atkinson khi ông trọng tài này thiên vị Chelsea) hay thẳng tay loại bỏ những công thần có dấu hiệu “coi trời bằng vung” (Beckham, Nistelrooy, Stam, Keane…). Cũng không ai ở giải ngoại hạng lại hứng chí đến nỗi nhảy cẫng lên hai tay nắm chặt ăn mừng mỗi khi các học trò ghi bàn. Với một ông già gần tuổi thất thập đã chứng kiến cả nghìn bàn thắng , điều đó có vẻ hơi trẻ con. Nhưng nó cũng cho thấy rằng: Niềm đam mê với bóng đá của Sir Alex là bất tận.
Ferguson luôn giữ được ngọn lửa đam mê
Sau chiến công vượt mặt Liverpool tối qua, như thường lệ, Ferguson lại cười toe toét và chạy ra ăn mừng cùng các học trò. Hình ảnh ấy chẳng khác nào một người cha già chia vui với thành công tột đỉnh của những đứa con mình. Nhưng chắc chắn là Fergie chưa muốn dừng lại. Sau trận đấu, ông bảo: “Tôi chịu trách nhiệm là HLV MU nên tôi không thể quên nhiệm vụ của mình dù chúng tôi đã vô địch ngày hôm nay. Mùa tới, hy vọng thành công còn lớn hơn. Tôi sẽ bổ sung 2 hoặc 3 cầu thủ nữa vào mùa Hè. Một số những tài năng như Welbeck, Cleverley và Diouf sẽ trở lại. Tham vọng của đội bóng không bao giờ là đủ. Mùa tới sẽ có những đối thủ đầy thách thức như Liverpool, Man City. Nhưng điều tuyệt vời nhất của MU là chúng tôi chấp nhận bị thách thức bất kể nó đến từ đâu”. Thật đáng nể, trong khoảnh khắc vinh quang mà cảm xúc đã lấn át mọi thứ, Ferguson đã bắt đầu tính toán cho mùa giải sau dù mùa giải này vẫn… chưa hết.Người ta nhận định rằng MU có thể sẽ lâm vào khủng hoảng nếu một ngày Ferguson không còn ngồi ở ghế HLV. Lý do lớn nhất không phải là không tìm được ai tài ba như ông, mà là rất ít người có tư duy và sự đam mê lớn như ông. Nhiều HLV coi nghề này đơn thuần là xây dựng chiến thuật, con người cho đội bóng để chinh phục danh hiệu. Nhưng Sir Alex luôn xác định ông sẽ xây dựng một “ngôi nhà” ở Old Trafford, trong đó các cầu thủ là thành viên trong đại gia đình bóng đá ấy, còn ông là người cha có quyền năng cao nhất, nghiêm khắc nhất nhưng cũng tình cảm nhất. Đó là lời giải thích cho câu hỏi vì sao trải qua bao biến cố, thậm chí tưởng như có lúc lụi bại, MU vẫn là những nhà vô địch. Đơn giản vì “thánh” Ferguson vẫn còn ở đó.