SMARTPHONE VÀ CHIẾN LƯỢC BÁN HÀNG THÔNG MINH TRÊN THẾ GIỚI PHẲNG
Thống kê của eMarketer cho biết, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1/3 dân số truy cập Internet. Trong đó, tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, tỷ lệ website có tính năng thành toán trực tuyến là 15%.
Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh cho thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam cất cánh. Thị trường này đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015 và phát triển hơn nữa trong năm 2016.
Theo ước tính, giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013. Trong đó, hai mặt hàng bán chạy nhất là thời trang và công nghệ, đặc biệt là phân khúc điện thoại thông minh smartphone.
Gần đây cũng có một số thương hiệu điện thoại đi động Việt Nam thử manh nha ứng dụng mô hình kinh doanh này khi chỉ bán điện thoại trực tiếp trên kênh trực tuyến mà không thông qua bất kỳ hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống nào. Hiệu quả và khả năng công ra sao còn phải phụ thuộc vào thời gian và nhiều yếu tố.
Honor ra mắt lần đầu tại triễn lãm công nghệ CES 2015
Đây có thể là một phương thức kinh doanh mới lạ đối với thị trường Việt Nam, nhưng trên thế giới phương thức này đã thực sự phát triển và khẳng định được “sức mạnh” trong những năm vừa qua. Trên thị trường điện thoại di động thế giới, khi nói đến một hiện tượng đã tạo nên bước đột phá về tốc độ tăng trưởng, doanh thu và khả năng nhận diện thương hiệu thông qua hình thức TMĐT thuần túy phải kể tới Honor.
Câu chuyện thành công mang tên Honor
Là một trong những thương hiệu trẻ chỉ mới thành lập từ 2013, Honor đã gặt hái những thành công vượt bật với doanh thu tăng từ 100 triệu đô la Mỹ trong năm đầu thành lập, chỉ sau một năm Honor đã đạt doanh thu 2,3 tỉ đô la Mỹ. Trái ngược với các thương hiệu smartphone hiện có là phân phối trên khắp các kệ hàng của hệ thống bán lẻ, Honor đã "bỏ qua" việc tiếp thị và phân phối theo mô hình truyền thống mà bán hàng hoàn toàn thông qua việc mua hàng trực tuyến. Họ không phải chi nhiều tiền cho quảng cáo để quảng bá thương hiệu của mình.
Với hình thức TMĐT mới, người tiêu dùng đồng thời được hưởng lợi từ việc tiết kiệm quảng cáo và phân phối.
Đối với bán hàng o nline, với mỗi đô la được tiết kiệm từ việc quảng cáo và phân phối, theo ước tính là từ 30% đến 40% thì người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi. Với chi phí phân phối được cắt giảm tối ưu, giá cả của mỗi sản phẩm Honor đến tay người tiêu dùng trở nên cực kỳ hợp lý và hấp dẫn, nó "đáng đồng tiền" và "không phải đắn đo" để người tiêu dùng lựa chọn.
Chính nhờ mô hình kinh doanh đặt hiệu quả lên hàng đầu, Honor đã đạt được bước tăng tưởng khó có thương hiệu nào làm được. Chỉ trong vòng 6 tháng thành lập, Honor đã được chào đón trên 57 thị trường thế giới, với 1,5 triệu sản phẩm được bán đi. Malaysia là thị trường Đông Nam Á đầu tiên Honor thâm nhập và đã chứng tỏ không phải là ngoại lệ trong thành công của thương hiệu này.
Năm 2014, chiếc smartphone Honor 3C lần đầu tiên được giới thiệu ở Malaysia và chỉ được bán qua phương thức trực tuyến, chủ yếu thông qua Vmall.com. Thành công đến ngoài dự kiến, khi cả Honor và Vmall đều đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ . Khi được hỏi về doanh số bán hàng trực tuyến, ông Nicholas, giám đốc TMĐT Honor khu vực Nam Thái Bình Dương cho biết: "Nó đã thực sự vượt quá sự mong đợi của chúng tôi, Vmall nhận được 5.000 đơn đặt hàng gần như cùng một lúc, quả là một sự đột phá”.
Theo Nicholas, đỉnh cao của 5.000 đơn đặt hàng được đề cập trước đó là vào khoảng 1-2 tuần sau khi họ bắt đầu nhận đợt đặt hàng thứ hai. "Chúng tôi đầu tư nhiều vào chất lượng sản phẩm hơn là tiếp thị. Chúng tôi tin rằng cốt lõi của thương mại điện tử là chất lượng sản phẩm và đặt khách hàng lên hàng đầu, ví dụ như cung cấp dịch vụ một đổi một trong vòng sáu tháng kể từ ngày mua vì chúng tôi tự tin với chất lượng sản phẩm của mình", Nicholas nhấn mạnh.
Không những thế, sức mạnh của công ty này còn được thể hiện ở tốc độ giao hàng, 85% các đơn đặt hàng trực tuyến sẽ nhận được hàng vào ngày thứ hai, trong khi 15% còn lại phải mất hơn một ngày vì yếu tố địa lý. Trong thực tế, có tới 98% khách hàng sẽ nhận được sản phẩm trong vòng 48 giờ sau khi họ đặt hàng trực tuyến. Con số này quả thật là vô cùng ấn tượng.
Chiếc smartphone Honor 3C lần đầu tiên được giới thiệu ở Malaysia và chỉ được bán qua phương thức trực tuyến.
"Nó không chỉ là marketing đột phá, mà còn là về việc cung cấp các giá trị thông qua sản phẩm (Honor) và dịch vụ (Vmall) của chúng tôi. Với dịch vụ tốt về giao hàng và hỗ trợ khách hàng, tôi có niềm tin mạnh mẽ vào sự phát triển của Vmall và Honor, không chỉ ở Malaysia mà còn ở những thị trường tiềm năng mới ", Nicholas cho biết.
Sở hữu lợi thế của một bộ máy tinh gọn, đi kèm với sức mạnh công nghệ với hơn 26 trung tâm R&D trên toàn cầu, chưa kể đến tốc độ giao hàng đang khiến cho Honor trở thành một cái tên thực sự đáng gờm trong thời đại công nghệ số. Có lẽ, rất nhanh thôi Việt Nam sẽ là điểm đến mới của mô hình kinh doanh hết sức độc đáo này.
Thống kê của eMarketer cho biết, tại Việt Nam hiện nay có khoảng 1/3 dân số truy cập Internet. Trong đó, tỷ lệ website có tính năng đặt hàng trực tuyến là 58%, tỷ lệ website có tính năng thành toán trực tuyến là 15%.
Sự phổ cập của Internet, 3G và các thiết bị di động đã chắp thêm sức mạnh cho thương mại điện tử (TMĐT) Việt Nam cất cánh. Thị trường này đang đứng trước thời cơ bùng nổ với doanh thu dự kiến lên đến 4 tỷ USD trong năm 2015 và phát triển hơn nữa trong năm 2016.
Theo ước tính, giá trị mua hàng trực tuyến của mỗi người vào năm 2015 tăng thêm 30 USD so với năm 2013. Trong đó, hai mặt hàng bán chạy nhất là thời trang và công nghệ, đặc biệt là phân khúc điện thoại thông minh smartphone.
Gần đây cũng có một số thương hiệu điện thoại đi động Việt Nam thử manh nha ứng dụng mô hình kinh doanh này khi chỉ bán điện thoại trực tiếp trên kênh trực tuyến mà không thông qua bất kỳ hệ thống cửa hàng bán lẻ truyền thống nào. Hiệu quả và khả năng công ra sao còn phải phụ thuộc vào thời gian và nhiều yếu tố.
Honor ra mắt lần đầu tại triễn lãm công nghệ CES 2015
Đây có thể là một phương thức kinh doanh mới lạ đối với thị trường Việt Nam, nhưng trên thế giới phương thức này đã thực sự phát triển và khẳng định được “sức mạnh” trong những năm vừa qua. Trên thị trường điện thoại di động thế giới, khi nói đến một hiện tượng đã tạo nên bước đột phá về tốc độ tăng trưởng, doanh thu và khả năng nhận diện thương hiệu thông qua hình thức TMĐT thuần túy phải kể tới Honor.
Câu chuyện thành công mang tên Honor
Là một trong những thương hiệu trẻ chỉ mới thành lập từ 2013, Honor đã gặt hái những thành công vượt bật với doanh thu tăng từ 100 triệu đô la Mỹ trong năm đầu thành lập, chỉ sau một năm Honor đã đạt doanh thu 2,3 tỉ đô la Mỹ. Trái ngược với các thương hiệu smartphone hiện có là phân phối trên khắp các kệ hàng của hệ thống bán lẻ, Honor đã "bỏ qua" việc tiếp thị và phân phối theo mô hình truyền thống mà bán hàng hoàn toàn thông qua việc mua hàng trực tuyến. Họ không phải chi nhiều tiền cho quảng cáo để quảng bá thương hiệu của mình.
Với hình thức TMĐT mới, người tiêu dùng đồng thời được hưởng lợi từ việc tiết kiệm quảng cáo và phân phối.
Đối với bán hàng o nline, với mỗi đô la được tiết kiệm từ việc quảng cáo và phân phối, theo ước tính là từ 30% đến 40% thì người tiêu dùng cũng sẽ được hưởng lợi. Với chi phí phân phối được cắt giảm tối ưu, giá cả của mỗi sản phẩm Honor đến tay người tiêu dùng trở nên cực kỳ hợp lý và hấp dẫn, nó "đáng đồng tiền" và "không phải đắn đo" để người tiêu dùng lựa chọn.
Chính nhờ mô hình kinh doanh đặt hiệu quả lên hàng đầu, Honor đã đạt được bước tăng tưởng khó có thương hiệu nào làm được. Chỉ trong vòng 6 tháng thành lập, Honor đã được chào đón trên 57 thị trường thế giới, với 1,5 triệu sản phẩm được bán đi. Malaysia là thị trường Đông Nam Á đầu tiên Honor thâm nhập và đã chứng tỏ không phải là ngoại lệ trong thành công của thương hiệu này.
Năm 2014, chiếc smartphone Honor 3C lần đầu tiên được giới thiệu ở Malaysia và chỉ được bán qua phương thức trực tuyến, chủ yếu thông qua Vmall.com. Thành công đến ngoài dự kiến, khi cả Honor và Vmall đều đạt được bước tăng trưởng mạnh mẽ . Khi được hỏi về doanh số bán hàng trực tuyến, ông Nicholas, giám đốc TMĐT Honor khu vực Nam Thái Bình Dương cho biết: "Nó đã thực sự vượt quá sự mong đợi của chúng tôi, Vmall nhận được 5.000 đơn đặt hàng gần như cùng một lúc, quả là một sự đột phá”.
Theo Nicholas, đỉnh cao của 5.000 đơn đặt hàng được đề cập trước đó là vào khoảng 1-2 tuần sau khi họ bắt đầu nhận đợt đặt hàng thứ hai. "Chúng tôi đầu tư nhiều vào chất lượng sản phẩm hơn là tiếp thị. Chúng tôi tin rằng cốt lõi của thương mại điện tử là chất lượng sản phẩm và đặt khách hàng lên hàng đầu, ví dụ như cung cấp dịch vụ một đổi một trong vòng sáu tháng kể từ ngày mua vì chúng tôi tự tin với chất lượng sản phẩm của mình", Nicholas nhấn mạnh.
Không những thế, sức mạnh của công ty này còn được thể hiện ở tốc độ giao hàng, 85% các đơn đặt hàng trực tuyến sẽ nhận được hàng vào ngày thứ hai, trong khi 15% còn lại phải mất hơn một ngày vì yếu tố địa lý. Trong thực tế, có tới 98% khách hàng sẽ nhận được sản phẩm trong vòng 48 giờ sau khi họ đặt hàng trực tuyến. Con số này quả thật là vô cùng ấn tượng.
Chiếc smartphone Honor 3C lần đầu tiên được giới thiệu ở Malaysia và chỉ được bán qua phương thức trực tuyến.
"Nó không chỉ là marketing đột phá, mà còn là về việc cung cấp các giá trị thông qua sản phẩm (Honor) và dịch vụ (Vmall) của chúng tôi. Với dịch vụ tốt về giao hàng và hỗ trợ khách hàng, tôi có niềm tin mạnh mẽ vào sự phát triển của Vmall và Honor, không chỉ ở Malaysia mà còn ở những thị trường tiềm năng mới ", Nicholas cho biết.
Sở hữu lợi thế của một bộ máy tinh gọn, đi kèm với sức mạnh công nghệ với hơn 26 trung tâm R&D trên toàn cầu, chưa kể đến tốc độ giao hàng đang khiến cho Honor trở thành một cái tên thực sự đáng gờm trong thời đại công nghệ số. Có lẽ, rất nhanh thôi Việt Nam sẽ là điểm đến mới của mô hình kinh doanh hết sức độc đáo này.
Thái Nam
- Chủ đề
- honor