Sơ đồ tư duy Tây Tiến chi tiết đầy đủ nhất lớp 12: hình tượng người lính, bức tranh thiên nhiên

“Tây Tiến” là một trong số những tác phẩm trọng tâm trong chương trình Ngữ văn lớp 12, đồng thời những là phần kiến thức quan trọng cần nắm bắt chắc để có thể đạt điểm tốt trong các kì thi. Vì vậy, một trong những cách nắm bắt bài học tốt nhất chính là làm sơ đồ tư duy, thống kê kiến thức bài học theo các trọng điểm kiến thức chính. Ấy vậy nhưng không phải ai cũng có thể làm được sơ đồ tư duy bài thơ này, một phần là vì không có thời gian, một phần là vì không biết trình bày và bắt đầu từ đâu. Vì vậy, hôm nay chúng tôi đã dẫn ra dưới đây sơ đồ tư duy bài thơ “Tây Tiến” của Quang Dũng, nhằm mong muốn có thể giúp đỡ các bạn học sinh phần nào trong quá trình học tập của mình. Sơ đồ tư duy này được chia ra thống kê 2 phần kiến thức chính đó là: Bức tranh thiên nhiên miền Tây vừa hùng vĩ vừa thơ mộng và Hình tượng người lính Tây Tiến với những vẻ đẹp riêng, độc đáo. Chúc các bạn thành công.d

SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ TÂY TIẾN
A, KHÁI QUÁT CHUNG
- Đoàn quân Tây Tiến ra đời trong những năm tháng lãng mạn và hào hùng của lịch sử dân tộc, khi cả nước hừng hực khí thế “quyết tử cho Tổ quốc quyết sinh” (Hồ Chí Minh). Binh đoàn có nhiệm vụ phối hợp với bộ đội Lào để đánh tiêu hao lực lượng địch ở vùng thượng Lào, Tây Bắc Bộ. Thành phần của Tây Tiến phần lớn là những học sinh sinh viên Hà Nội, xếp bút nghiên lên đường đánh giặc với tinh thần “Nhất khứ bất phục phản” (“Một đi không trở lại” – Thôi Hiệu). Quang Dũng cũng chính là một chiến binh Tây Tiến. Sau thời gian hoạt động ở Lào thì binh đoàn trở về Hòa Bình và thành lập trung đoàn 52. Còn Quang Dũng thì rời xa đơn vị, chuyển qua đơn vị khác. Năm 1948, tại làng Phù Lưu Chanh, nhà thơ đã viết Tây Tiến (Ban đầu là Nhớ Tây Tiến) để tìm về với những năm tháng bi tráng của cuộc đời mình và đồng đội.
- Xuất xứ bài thơ: Rút ra từ tập thơ “Mây đầu ô”.
- Cảm hứng chủ đạo của bài thơ: Bài thơ được viết trong nỗi nhớ da diết khôn nguôi của Quang Dũng về đồng đội mình, về những năm tháng đoàn quân Tây Tiến gắn bó bên nhau với muôn vàn kỉ niệm đáng nhớ: khó khăn, niềm vui…, nỗi nhớ về khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ nhưng cũng rất đỗi thơ mộng trữ tình của Tây Bắc, về những con người nơi ấy, tình quân dân ấm áp khó phai.

B, BỨC TRANH THIÊN NHIÊN
I, Thiên nhiên mang vẻ đẹp hùng vĩ dữ dội
- Thiên nhiên vùng sông nước miền Tây dần hiện ra với câu thơ: “Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi.”
+ Tên địa danh “Sài Khao, Mường Lát” - những cái tên mới mẻ, lạ lẫm xa xôi với những người lính Hà thành.
+ “Sương lấp”: Sương dày, nặng hạt, mịt mờ. Địa hình cao khiến sương càng thêm dày đặc đến độ như che lấp cả đoàn quân, chặn đứng mọi nẻo đường.
=> Câu thơ gợi ra trong đầu ta hình ảnh đoàn quân đang hành quân trong sương giá lạnh, bởi vật nên sẽ cảm thấy vô cùng mệt mỏi, đó là điều không thể tránh khỏi.
- “Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm” - Đường hành quân tiếp tục được vẽ ra với cái thế đèo cao hun hút.
+ Điệp từ “dốc”
+ Cách ngắt nhịp 4/3 tách câu thơ thành 2 vế tiểu đối như gợi ra nửa đầu vế thơ là đường lên, còn nửa sau vế thơ chính là đường xuống.
+ Từ láy tượng hình “khúc khuỷu, thăm thẳm” cùng 5/7 thanh trắc gợi ra càng thêm rõ nét con đường gập ghềnh chùng chình trước mắt ta, dường như quanh quẩn đâu đây ta còn có thể nghe thấy được cả hơi thở nặng nhọc của người lính.
- “Heo hút cồn mây súng ngửi trời”:
+ Từ láy “heo hút” được đảo lên đầu câu thơ, mang đến sức gợi vô biên về một vùng không gian vừa sâu vừa xa, vừa vắng vẻ hoang vu tựa như hàng năm rồi không có dấu chân người.
+ “Cồn mây”: Hai chữ mang tới cảm giác như đang đi trong mây. Cả người được mây bao bọc, mũi sống đeo ở sau vai như chạm đến đỉnh trời => Độ cao lúc này đã được đẩy đến tận cùng của giới hạn.
+ “Súng ngửi trời”: Nghệ thuật nhân hóa độc đáo được sử dụng thông qua động từ “ngửi” => Không chỉ diễn tả độ cao của núi, nỗi gian truân của người lính mà còn gợi mở một góc nhìn rất đỗi trẻ trung, tinh nghịch, có phần hóm hỉnh vui tươi.
- “Ngàn thước lên cao ngàn thước xuống”
+ Nhịp thơ 4/3, chia làm 2 vế với phép tiểu đối như đang vẽ ra hai sườn dốc: một bên cao chót vót, một bên lại sâu thăm thẳm.
+ Điệp từ “ngàn thước” được điệp lại hai lần như nhấn mạnh vào độ sâu, độ dốc của sườn núi miền Tây.
- “Chiều chiều oai linh thác gầm thét/Đêm đêm Hường Mịch cọp trêu người”
+ “Chiều chiều” - “Đêm đêm”: Trọng từ chỉ thời gian, gợi ra sự thường xuyên, liên tục => Mối nguy hiểm luôn luôn rình rập bước chân của người lính.
+ Cái dữ dội của thiên nhiên được đẩy lên cực độ qua âm thanh “gầm thét”, hành động “trêu”, gợi ra cảm tưởng thấp thoáng đâu đây là tiếng gầm của cọp dữ.
=> Thiên nhiên hùng vĩ dữ dội nơi miền Tây sông nước được gợi ra tài tình dưới ngòi bút của Quang Dũng. Chỉ với vài nét chấm phá đơn giản, tác giả đã gợi ra được toàn bộ những nét đặc trưng của núi rừng hiểm nguy vô cùng...
II, Thiên nhiên mang vẻ đẹp thơ mộng, trữ tình
- “Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
+ “Đêm hơi” có thể là một đêm sương, hay một đêm thở nhẹ như một làn hơi.
+ “Hoa” ở đây có rất nhiều cách hiểu, có thể hoa rừng đêm khuya, cũng có thể là ánh lửa nơi dừng chân nghỉ ngơi của người lính.
=> Câu thơ mang lại nét mở ảo, như thực như không, gợi ra một đêm sương mờ ảo với những ánh sáng tụ lại như những bông hoa trong đêm.
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi”
+ Câu thơ đa phần là thanh bằng, nhịp điệu được giãn ra, hơi thơ mềm mại cất lên như một bản nhạc du dương.
+ Điểm nhìn của câu thơ được đặt ở phía xa, khiến tầm nhìn được mở rộng. “Mưa xa khơi” - hình ảnh đặc biệt và lãng mạn, người lính đã liên tưởng mỗi mái nhà giống như những cánh buồm ra khơi rồi lại trở về.
- “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”: “Mùa em” - một sáng tạo độc đáo. Người ta thường nói mùa xuân, mùa đông… chứ chẳng bao giờ gọi “mùa em”. Đó có thể một nửa là mùa nếp xôi, lúa chín; một nửa là mùa của lứa đôi, tình tự.
=> Bức tranh thiên nhiên Tây Bắc với hai vẻ đẹp: hùng vĩ dữ dội và thơ mộng trữ tình như hòa quyện vào nhau, mang lại một vẻ đẹp cuốn hút kì lạ và độc nhất chỉ thuộc về tâm trí của những người lính Tây Tiến.

C, HÌNH TƯỢNG NGƯỜI LÍNH TÂY TIẾN
I, Vẻ đẹp hào hùng, bi tráng
  1. Lí tưởng, khát vọng chiến công
- “Mắt trừng gửi mộng qua biên giới”: Nội lực câu thơ dồn vào từ “trừng”, âm điệu câu thơ in hằn sự quyết liệt mạnh mẽ. Giấc mộng chiến công luôn sát cánh bên những người lính, trở thành động lực để cố gắng, tiến về phía trước.
- “Chiến trường đi chẳng tiếc đời xanh”: Từ “chẳng” càng thêm nhấn mạnh khí phách hào hùng của những người lính, mặc kệ thanh xuân, chẳng hề tiếc nuối để hiến dâng cho Tổ quốc.
=> Nâng cao tầm vóc của hình tượng người lính, khiến hình ảnh người lính Tây Tiến trở thành hình tượng con người thời đại.

  1. Khí phách ngang tàng, quả cảm khi đối diện với khó khăn, gian khổ
- Dẫu cho đường hành quân đầy gian khổ, khó nhọc, dẫu cho phải đối mặt với những đèo cao dốc sâu (“Dốc lên khúc khuỷu dốc thăm thẳm”), những thú dữ nơi rừng sâu, người lính vẫn kiên cường dũng cảm vượt qua không hề sợ hãi. Ngay cả bệnh tật đáng sợ trước mắt cũng không khiến người lính chùn bước (“Tây Tiến đoàn binh không mọc tóc”)
- Trên chiến trường, cái chết cũng không thể là rào cản những chàng trai ấy. Dẫu cho đồng đội có ngã xuống thì những con người ấy vẫn tiến lên phía trước không ngần ngại.
=> Những người lính ấy vừa phảng phất bóng dáng của những người chinh phu, tráng sĩ thuở xưa; vừa mang nét chân thực của anh bộ đội cụ Hồ.

  1. Vẻ đẹp bi tráng và sự bất tử của người lính trước cái chết
- “Rải rác biên cương mồ viễn xứ”: Không gợi nỗi hoanh lạnh của những cái chết xa nhà.
- “Anh bạn dãi dầu không bước nữa/ Gục lên súng mũ bỏ quên đời”: Hiện thực hi sinh được nhà thơ viết khác đi bằng cách dừng từ thật độc đáo “không bước nữa”. Giây phút kiệt sức mà ngã xuống lại khiến ta nghĩ tới đó là một giây phút ngơi nghỉ sau những mệt mỏi. Biện pháp nói giảm nói tránh khiến bức chân dung người lính thật đẹp.
- “Áo bào thay chiếu anh về đất/ Sông Mã gầm lên khúc độc hành”: Câu thơ trước là hiện thực mà người lính phải chấp nhận, họ ngã xuống và hi sinh. Ấy thế nhưng với từ “áo bào” và ở câu thơ thứ hai, với từ Hán Việt “khúc độc hành” - khúc trường ca bất tử hóa tượng đài của người lính Tây Tiến trong lòng sông núi - kết hợp đã xóa nhòa đi cái bi thương ở hiện thực ấy, khiến hình ảnh thơ trở nên đẹp và vĩ đại hơn.
=> Vẻ đẹp ấy đã biến hình tượng người lính trở thành bức tượng đài về một giai đoạn lịch sử một đi không trở lại của dân tộc.

II, Vẻ đẹp lãng mạn hào hoa
  1. Tâm hồn giàu cảm xúc
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi/ Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi”: Câu thơ khiến người đọc và cả nhân vật trữ tình đắm mình trong nỗi nhớ chơi với, trở về với những hoài niệm.
+ Địa danh Tây Tiến, sông Mã gắn liền với những kỉ niệm của người lính Tây Tiến. Đó là cả một miền kí ức thân thương, cất giữ một phần hồn của những người lính ấy.
+ “Nhớ chơi vơi” - Nỗi nhớ chông chênh, hẫng hụt khi phải rời xa nơi mình gắn bó, yêu thương.
=> Nỗi nhớ như thành hình, ghim chặt nơi trái tim, bật thành âm vang. Khiến ta không khỏi ấn tượng về những chàng trai giàu tình cảm.

  1. Tâm hồn mơ mộng gắn với những tưởng tượng, liên tưởng phóng khoáng
- “Nhà ai Pha Luông mưa xa khơi/ Mường Lát hoa về trong đêm hơi”: Dẫu chặng đường hành quân đầy vất vả, dẫu cho thiên nhiên địa hình khắc nghiệt khó khăn, ấy vậy nhưng trong cách nhìn của những chàng trai trẻ ấy, khung cảnh nơi đây vẫn thật đẹp. Mái nhà Pha Luông trong mưa giống như những cánh buồm ra khơi; đuốc trong đêm giống như những đóa hoa nở rộ tô điểm...
- “Mai Châu mùa em thơm nếp xôi”: Cách dùng từ “mùa em” đầy mới lạ và khác biệt, sáng tạo độc đáo ấy khiến câu thơ trở nên khác biệt. Dường như đây không chỉ là mùa lúa, mùa xôi mà còn là mùa của tình thương, tình người, mùa của lứa đôi thề hẹn.
- “Đêm mơ Hà Nội dáng kiều thơm”: Giấc mộng giai nhân và xúc cảm lãng mạn trong lòng những chàng trai.
+ “Dáng kiều thơm”: Đó có thể là bóng dáng thướt tha kiều diễm của những cô gái Hà thành, cũng có thể là bóng thức kinh kì vẫn đi về trong những giấc mơ.
=> Đó vừa là điểm tựa để nâng đỡ tâm hồn, vừa là điểm hẹn hướng đến những khát khao.

  1. Sự tinh tế, nhạy cảm trước cái đẹp thiên nhiên, con người
- “Doanh trại bừng lên hội đuốc hoa/ Kìa em xiêm áo tự bao giờ/ Khèn lên man điệu nàng e ấp/ Nhạc về Viên Chăn xây hồn thơ”
+ “Đuốc hoa”: Vừa là lửa đuốc của đêm liên hoan, vừa gợi đến hình ảnh hoa chúc gắn với tình cảm lứa đôi.
+ “Xiêm áo”: Trang phục cô gái Tây Bắc nhưng cũng là mĩ từ chỉ sự hiện diện của cái đẹp.
+ “Man điệu”: Điệu múa độc đáo của nền văn hóa phương xa nhưng cũng là vũ điệu của sự quyến rũ bí ẩn.
+ “Kìa em” - Hai chữ vang lên đầy bất ngờ, vui tươi và sự hóm hỉnh từ những người lính Tây Tiến.
+ Hình ảnh “em” - cô gái Tây Bắc trong đời thực, “nàng” - hiện thân của cái đẹp, của hồn thơ, hiện ra giữa vầng sáng lung linh, lướt đi giữa giai điệu dìu dặt.
=> Đêm liên hoan ấm áp tình quân dân với những điệu nhạc, điệu múa cùng vẻ đẹp của người con gái, đã trở thành con đường dẫn dắt đưa những chàng trai trẻ đến với văn chương thơ mộng, với phồn hoa kinh kì quen thuộc, với lãng mạn tình tứ.
- “Người đi Châu Mộc chiều sương ấy/ Có thấy hồn lau nẻo bến bờ/ Có nhớ dáng người trên độc mộc/ Trôi dòng nước lũ hoa đong đưa”
+ Cụm từ “Có nhớ - có thấy” làm lời thơ như hoài niệm những kí ức, kỉ niệm đẹp về đất, về người Tây Bắc.
+ Câu thơ mở ra khung cảnh sông nước chiều sương thơ mộng, mang nét man mác buồn với bóng người trên thuyền, với lau, với hoa.
+ “Hoa” ở đây có thể là những cánh hoa trôi trên dòng nước, cũng có thể là bóng người ngồi trên thuyền in xuống mặt nước, “đong đưa” chuyển động. Cách hiểu đa nghĩa khiến lời thơ trở nên sâu sắc hơn, không khỏi khiến ta nghĩ tới lính Tây Tiến hào hoa thơ mộng với con mắt tinh tế.
=> Đó chính là nét riêng, nét độc đáo của người lính Tây Tiến: chất tri thức, chất Hà thành.
III, Nghệ thuật khắc họa hình tượng
- Cảm hứng và bút pháp lãng mạn.
(Có thể liên hệ so sánh với hình tượng người lính trong Việt Bắc…)

Hình ảnh về sơ đồ tư duy bài thơ Tây Tiến:
so-do-tu-duy-tay-tien.jpg


so-do-tu-duy-bai-tho-tay-tien.jpg
 
  • Chủ đề
    sơ đồ tư duy tây tiến
  • Top