Sơ đồ tư duy Từ ấy chi tiết đầy đủ nhất lớp 11 - Tố Hữu

Năm 1938, Tố Hữu được kết nạp vào Đảng Cộng sản. Từ đó, sự nghiệp thơ ca của ông gắn liền với sự nghiệp cách mạng, thơ ông luôn gắn bó và phản ánh chân thật chặng đường cách mạng đầy gian khổ, hi sinh nhưng cũng nhiều thắng lợi vẻ vang của dân tộc. Một mốc thời gian vô cùng quan trọng đã đưa Tố Hữu tới với chúng ta, đã mang đến cho chúng ta thấy được cái đẹp, chân lí của cách mạng và đã càng khơi dậy thêm trong mỗi người niềm tin yêu vào Đảng và nhà nước, về những điều tốt đẹp. Ngày được đứng vào hàng ngũ những người cùng phấn đấu vì một lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu. Ghi nhận kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc. Tố Hữu viết bài thơ “Từ ấy”. Bài thơ nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 11, là một bài thơ từng xuất hiện rất nhiều lần trong chương trình thi cử cuối kì cũng như những kì thi học sinh giỏi các cấp. Để giúp các bạn học và nghiên cứu bài thơ này tốt hơn, chúng tôi sẽ đưa ra một sơ đồ tư duy phân tích những ý chính của bài thơ “Từ ấy” nhằm giúp quá trình học tập của các bạn trở nên hiệu quả và dễ dàng hơn.

so-do-tu-duy-tu-ay.jpg

SƠ ĐỒ TƯ DUY BÀI THƠ TỪ ẤY CHI TIẾT
* Hoàn cảnh sáng tác: Bài thơ “Từ ấy” thuộc phần “Máu lửa” của tập thơ cùng tên, ra đời vào năm 1938, khi Tố Hữu đứng vào hàng ngũ của Đảng Cộng Sản.
* Nội dung: Bài thơ ca ngợi lí tưởng Đảng, ca ngợi chủ nghĩa Cộng sản bằng những vần thơ đầy hương thơm, ánh sáng, màu sắc của một tâm hồn tự nguyện gắn kết với quần chúng lao khổ. Bài thơ không chỉ là tuyên ngôn về con đường cách mạng mà còn là tuyên ngôn nghệ thuật của một nhà thơ chân chính.

1. KHỔ 1: Nhà thơ của niềm vui lớn
* Giải thích: Niềm vui trong thơ của Tố Hữu không phải là những niềm vui nhỏ bé, tầm thường, những niềm vui mang tính cá nhân. Thơ Tố Hữu luôn tập trung thể hiện: niềm vui chung của cộng đồng, dân tộc, đất nước. Sôi nổi, tươi sáng nhất là niềm vui chiến thắng.
* Biểu hiện:
- Trước “Từ ấy” :
+ Bế tắc “Băn khoăn đi kiếm lẽ yêu đời/Bâng khuâng đứng giữa đôi dòng “nước)
+ Tăm tối: “Ngẩng đầu lên không thấy mặt trời/Tôi đã khô như cây sậy bên đường”
- Mốc thời gian từ ấy:
+ Cuộc đời: Tháng 7/1938 đứng trong hàng ngũ của Đảng, bắt đầu đấu tranh cho lí tưởng Cách mạng.
+ Mốc thời gian tâm hồn: “Từ ấy” đánh dấu bước ngoặt thái độ, cảm xúc, tình cảm; Khai sinh nhà thơ cách mạng gắn bó với đời.
- Sau từ ấy:
“Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lí chói qua tim
Hồn tôi là một vườn hoa lá
Rất đậm hương và rộn tiếng chim”
* Sự chuyển biến
(1) Ẩn dụ “mặt trời chân lí”: mặt trời là nguồn sáng, ấm nóng, rực rỡ, bất diệt => ”Mặt trời chân lí” gắn với lí tưởng Cách mạng, với Chủ nghĩa cộng sản, lý tưởng của Đảng => Đó là thái độ trân trọng, niềm xúc động thành kính của nhà thơ trước lí tưởng của Đảng. Đảng đem lại nguồn sáng xua tan nhận thức mờ tối. Nhà thơ đón nhận nó với niềm vui, tình cảm rạo rực, say mê.
(2) Động từ mạnh (bừng, chói):
- “Bừng”: ánh sáng phát ra bất ngờ đột ngột
- “Chói”: nguồn ánh sáng có sức xuyên thấu mạnh mẽ
=> Sự ảnh hưởng lớn lao mạnh mẽ đến tâm hồn
(3) So sánh: tâm hồn hóa thành khu vườn hoa lá tưng bừng sức sống. Niềm vui hóa thành màu sắc, âm thanh rộn ràng hương thơm. Tâm hồn cần lí tưởng như cây cối cần ánh sáng mặt trời.
Kết luận (Khổ 1)
* Nội dung:
- Niềm biết ơn, ngợi ca ý nghĩa kì diệu của lí tưởng của Đảng (“Lần đầu tiên bắt gặp Chủ nghĩa cộng sản tôi thấy nó như một thiên thần với những hào quang và nhiều mộng tưởng”)
- Đoạn thơ cũng là Tuyên ngôn nghệ thuật về mối quan hệ giữa Cách mạng và văn học nghệ thuật.
* Nghệ thuật: Hình ảnh ẩn dụ, tươi mới, đầy sức sống (mặt trời chân lí, nắng hạ) + Động từ mạnh +So sánh vắt dòng-âm cuối có độ mở, âm điệu ngân nga.

2. KHỔ 2: Nhà thơ của lẽ sống lớn:
“Tôi buộc lòng tôi với mọi người
Để tình trang trải với trăm nơi
Để hồn tôi với bao hồn khổ
Gần gũi nhau thêm mạnh khối đời”
* Nội dung: Thái độ tự nguyện gắn bó với mọi người và quần chúng lao khổ.
* Nghệ thuật:
- Động từ (buộc, trang trải, gần gũi) Sự gắn kết tự nguyện, máu thịt.
- “mọi người; trăm nơi; khối đời; bao hồn khổ” Hiện thân quần chúng giản dị đầy xúc động.
KẾT LUẬN (Khổ 2)
Cái tôi trữ tình của Tố Hữu ngay từ đầu đã là cái tôi chiến sĩ, cái tôi nhân danh Đảng, nhân danh cộng đồng. Cái tôi gắn bó với cuộc đầu tranh chung của Đất Nước, vì nhân dân, vì thiêng liêng giá trị con người. Đó không còn là cái tôi tiểu tư sản nhỏ bé, cô độc mà là cái tôi cách mạng, cái tôi khao khát được sống vì lẽ sống chung của cộng đồng, mong muốn hòa vào mọi người, và quần chúng lao khổ, mở hồn ra đón lấy những vang động cuộc đời. Cái tôi ấy tự “buộc”, tự “trang trải”, tự “gần gũi” với quần chúng để tạo nên sức mạnh. Cái tôi ấy không cô đơn mà hướng tới hòa nhập đấu tranh cho lý tưởng.

3. KHỔ 3: Tình cảm lớn
“Tôi đã là con của vạn nhà
Là em của vạn kiếp phôi pha
Là anh của vạn đầu em nhỏ
Không áo cơm cù bất cù bơ”
* Nội dung: Tình cảm ruột thịt: “là con, là em, là anh” => gắn bó máu mủ, thiêng liêng không chia cắt. Đó là biểu hiện tình thương với những người dân cùng khổ. Người cách mạng sống trong lòng dân, được dân đùm bọc.
* Nghệ thuật:
- Điệp từ, điệp cấu trúc: nhấn mạnh tình cảm lớn lao, khát vọng thuộc về nhân dân; giọng điệu tha thiết.
- Số từ “vạn” => quần chúng giản xúc động đã trở thành ngôi nhà chung.
=> Thơ Tố Hữu là thơ của những tình cảm lớn, đó là tình yêu lí tưởng, tình cảm kính yêu lãnh tự, tình cảm đồng chí. “Từ ấy” (1937-1945) là hình ảnh của em bé bán bánh dạo dạo trong “Một tiếng rao đêm”; là chị lao động đêm đông quét rác trong “Tiếng chổi tre”; là cô gái giang hồ “Trên dòng sông Giang”; là muôn kiếp người trong đại gia đình lao khổ.
 
  • Chủ đề
    sơ đồ tư duy to huu từ ấy
  • Top