Soạn bài Ánh trăng lớp 9 ngắn gọn

Hướng dẫn soạn bài Ánh trăng của Nguyễn Duy trong chương trình Ngữ văn 9 ngắn gọn

anh-trang.jpg
Con người đã dần quên lãng vầng trăng trong thời bình.

Nguyễn Duy là một trong những nhà thơ trẻ tiêu biểu thuộc giai đoạn chống Mỹ cứu nước. Ông từng là bộ đội của binh chủng Thông tin và hoạt động cách mạng rất sôi nổi. Một trong những sáng tác tiêu biểu nhất của ông phải kể đến là tập thơ Ánh trăng. Tác phẩm này đã đoạt giải thưởng hạng A do Hội nhà văn Việt Nam trao tặng. Bài thơ Ánh trăng đã khắc họa lại những hình ảnh khó khăn, gian khổ trong thời kì kháng chiến của người lính gắn bó với vẻ đẹp bình dị, mộc mạc của thiên nhiên. Để tìm hiểu rõ hơn về nội dung cũng như giá trị của bài học, Vforum sẽ hướng dẫn các em soạn bài Ánh trăng trong chương trình Ngữ văn 9 một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1:
Trả lời:
Bố cục bài thơ chia làm 3 phần:
  • Phần 1: Hai khổ đầu => Kỉ niệm tác giả với ánh trăng.
  • Phần 2: Hai khổ tiếp theo => Sự xa cách, quên lãng ánh trăng khi ở môi trường mới và gặp lại ánh trăng trong hoàn cảnh cúp điện.
  • Phần 3: Còn lại => Khi đối diện với vầng trăng, những kí ức đã ùa về.
Tác giả đã kể lại câu chuyện theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Bước ngoặt để tác giả tự do bộc lộ cảm xúc, thể hiện chủ đề tác phẩm đó là lần gặp lại vầng trăng lúc mất điện, lúc ấy tác giả hơi ngỡ ngàng, bất ngờ bởi vầng trăng gần như đã đi vào quên lãng. Khi gặp lại vầng trăng, tác giả đã nhớ lại những kí ức hồi xưa với trăng và trách bản thân mình vô tình với trăng, còn trăng vẫn thủy chung.

Câu 2:
Trả lời:
Hình ảnh vầng trăng trong bài thơ mang nhiều tầng ý nghĩa, điều này được thể hiện qua:
- Dù trăng là một phần của thiên nhiên nhưng trăng vẫn mang ánh sáng chiếu xuống thế gian.
- Trăng gắn bó với con người như một người bạn tri kỉ, luôn dõi theo, chia sẻ mọi buồn vui.
- Trăng làm gợi nhớ lại những kí ức tuổi thơ thật ngọt ngào.
- Trăng thể hiện sự thủy chung.
Khổ thơ thể hiện tập trung ý nghĩa biểu tượng của vầng tăng, chiều sâu tư tưởng mang tính triết lí của tác phẩm là khổ thơ cuối. Đó như là lời oán trách của trăng đối với con người. Con người đã vô tình quên đi ánh trăng, quên đi những gian khổ khi đã có cuộc sống sung túc, đầy đủ.

Câu 3:
Trả lời:
  • Kết cấu của bài thơ được tác giả thể hiện theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại. Con người vô tình quên lãng ánh trăng khi có được cuộc sống yên bình, đầy đủ, sung túc và lần gặp lại ánh trăng khi cúp điện khiến tác giả cảm thấy ngỡ ngàng, bất ngờ. Dù bài thơ mang kết cấu, giọng điều đơn giản, mộc mạc nhưng mang lại triết lí sâu xa, khiến chúng ta phải xem lại chính bản thân mình.
  • Giọng điều bài thơ đã đi qua nhiều cung bậc cảm xúc từ nhẹ nhàng đến bất ngờ, ngỡ ngàng và sau đó là suy tư, trầm lắng, cảm động.

Câu 4:
Trả lời:
  • Bài thơ được viết trong thời điểm đất nước đã hòa bình được 3 năm, tức vào năm 1978. Tác giả Nguyễn Duy nhập ngũ vào năm 1966 và phục vụ 10 năm đến 1975 thì xuất ngũ. Trong 10 năm ấy, Nguyễn Duy đã có nhiều kỉ niệm gắn bó đời người lính, chúng đã trở thành những kỉ niệm vô giá đối với riêng tác giả.
  • Chủ đề bài thơ như muốn khắc họa lại một phần trước đây của thời kì chiến tranh rất gian lao, khổ nhọc. Và trong thời đại này, khi đã được ấm no, đầy đủ thì những thế hệ trẻ cần phải biết ghi nhớ công ơn của ông cha ta đã xây dựng, bảo vệ đất nước. Bài thơ cũng thể hiện được truyền thống của Việt Nam: Uống nước nhớ nguồn.

Trên đây là bài soạn Ánh trăng, qua bài thơ này chúng ta cần phải tự đề ra trách nhiệm cho bản thân, đó là cố gắng học tập tốt để sau này góp công xây dựng và phát triển đất nước giàu mạnh. Đó cũng như là trả ơn cho cha mẹ, cho những thế hệ trước đã mang cho chúng ta có được cuộc sống an lành như hiện nay. Hẹn gặp lại các em trong những bài viết sau.

Xem thêm: Soạn bài Khúc hát ru những em bé lớn trên lưng mẹ lớp 9 ngắn gọn
 
  • Chủ đề
    anh trăng lop 9 ngắn gọn soan bai
  • Top