soạn bài Bài ca Côn Sơn lớp 7 ngắn gọn - Nguyễn Trãi

Hướng dẫn các bạn soạn bài Bài ca Côn Sơn của Nguyễn Trãi trong chương trình sách giáo khoa Văn lớp 7 ngắn gọn đơn giản

nguyen-trai.jpg

Lỗi lạc, đại tài, tuy nhiên cuộc đời Nguyễn Trãi phải vướng vào vòng lao lý đầy oan nghiệt

Là một trong những thi sĩ đại tài, lỗi lạc, Nguyễn Trãi đã có nhiều đóng góp vô cùng quý giá cho nền văn học Việt Nam, tuy nhiên số phận trớ trêu khi ông vướng phải vụ án oan nổi tiếng trong lịch sử Việt Nam. Và thời điểm khi ông ở Côn Sơn, tức cảnh Nguyễn Trãi đã viết nên một tác phẩm – đó là Bài ca Côn Sơn. Và trong bài này vforum sẽ hướng dẫn bạn soạn bài Bài ca Côn Sơn một cách ngắn gọn nhất.

Câu 1: Em hãy dựa vào lời giới thiệu sơ lược về thể thơ lục bát ở chú thích để nhận dạng thể thơ của đoạn thơ được trích, dịch trong Bài ca Côn Sơn về số câu, số chữ trong câu, cách gieo vần.
Trả lời:
Bài ca Côn Sơn được Nguyễn Trãi viết theo thể lục bát (6 câu – 8 chữ).
Về hiệp vần:
- chữ cuối (câu 6) vần chữ thứ 6 (câu 8).
- Chữ cuối (câu 8) vần chữ cuối (câu 6).

Câu 2: Em hãy đếm trong đoạn thơ có mấy từ ta và trả lời các câu hỏi:
a. Nhân vật ta là ai?
b. Hình ảnh và tâm hồn của nhân vật ta hiện lên trong đoạn thơ như thế nào?
c. Tiếng suối chảy rì rầm được ví với tiếng đàn cầm. Đá rêu phơi được ví với chiếu êm. Cách ví von đó giúp em cảm nhận được gì về nhân vật ta?

Trả lời:
Trong Bài ca Côn Sơn có tất cả 5 chữ “ta”
a. Nhân vật ta là tác giả Nguyễn Trãi
b. Trong bài thơ, Nguyễn Trãi đã cho thấy được phong thái thư thả, hòa mình cùng thiên nhiên, đúng chất của một nhà thi sĩ.
c. Cách ví con của Nguyễn Trãi về tiếng suối chảy, đá rêu phơi cho thấy tình yêu thiên nhiên của ông là to lớn dường nào, bên cạnh đó khả năng ví von của ông cũng vô cùng phong phú, sáng tạo và không kém phần tinh tế.

Câu 3: Cùng với hình ảnh của nhân vật ta, cảnh tượng Côn Sơn được gợi tả bằng những chi tiết nào? Nhận xét về cảnh tượng Côn Sơn.
Trả lời:
Các hình ảnh được Nguyễn Trải miêu tả Côn Sơn đẹp như một bức tranh vẽ: suối chảy rì rầm, đá rêu phơi, thông mọc như nêm, trúc bóng râm, ngâm thơ nhàn.
Những hình ảnh này đã kết hợp tạo nên một Côn Sơn thanh tĩnh, yên bình.

Câu 4: Em có cảm nghĩ gì về hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong bóng râm mát của trúc bóng râm? Từ đó, em thử hình dung thi sĩ Nguyễn Trãi ở Côn Sơn là con người như thế nào?
Trả lời:
Qua hình ảnh nhân vật ta ngâm thơ nhàn trong màu xanh mát của trúc bóng râm, ta thấy được sự khôn ngoan của Nguyễn Trãi, ông đã tự nói đến chính bản thân mình. Qua đó, Nguyễn Trãi cũng cho thấy được con người rất dễ dàng hòa hợp với thiên nhiên.

Câu 5: Hãy chỉ ra hiện tượng dùng điệp từ trong đoạn thơ và phân tích tác dụng của điệp từ đối với việc tạo nên giọng điệu của đoạn thơ.
Trả lời:
Nguyễn Trãi đã sử dụng điệp từ với chữ “ta” 5 lần, từ đó ông muốn nhấn mạnh đến nhân vật ta, và những những vần thơ ấy vẫn vô cùng tinh tế.

Xem thêm: Soạn bài Buổi chiều đứng ở phủ Thiên Trường trông ra lớp 7 ngắn gọn - Trần Nhân Tông
 
  • Chủ đề
    bài ca côn sơn lop 7 ngắn gọn nguyễn trãi soan bai
  • Thống kê

    Chủ đề
    100,676
    Bài viết
    467,452
    Thành viên
    339,833
    Thành viên mới nhất
    duythinh2222
    Top