Soạn bài Bài ca ngất ngưởng lớp 11 - Nguyễn Công Trứ

bai-ca-ngat-nguong.jpg

bai-ca-ngat-nguong(1).jpg

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả ( Nguyễn Công Trứ)
- Là một nhà quân sự, một nhà kinh tế và một nhà thơ lỗi lạc trong lịch sử Việt Nam cận đại.
- Tự Tồn Chất, hiệu Ngộ Trai, biệt hiệu Hy Văn
- Sinh năm 1778 và mất năm 1858
- Ông quê ở làng Uy Viễn, nay là xã Xuân Giang huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh
- Ông từng lãnh đọa các cuộc kháng chiến và giành được nhiều thắng lợi
- Các tác phẩm tiêu biểu của Nguyễn Công Trứ
  • Bỡn Nhân Tình
  • Cách Ở Đời
  • Cầm kì thi tửu
  • Cây thông
  • Chí làm trai
  • Chí nam nhi
  • Chữ nhàn
  • Chữ tình
  • Con đường làm quan
  • Đi thi tự vịnh

2. Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác khi Nguyễn Công Trứ về hưu
- Thể loại: ca trù
- Bài thơ nói lên cuộc sống nhàn nhã không lo toan bon chen
- Bố cục: 3 phần:
  • Phần 1: 6 câu thơ đầu: ngất ngưởng khi làm quan
  • Phần 2: 10 câu tiếp: ngất ngưởng khi về hưu
  • Phần 3: còn lại: tổng kết cuộc đời
II. Tìm hiểu chi tiết
1. Nhà thơ ngất ngưỡng khi làm quan
Vũ trụ nội mạc phi phận sự
Ông Hi Văn tài bộ đã vào lòng,
Khi Thủ khoa, khi Tham tán, khi Tổng đốc Đông,
Gồm thao lược đã nên tay ngất ngưởng.
Lúc Bình tây cầm cờ đại tướng
Có khi về Phủ doãn Thừa Thiên.
- “Vũ trụ nội mạc phi phận sự” : đây là một câu mở đầu thể hiện quan niệm về vai trò và trách nhiệm của người con trai trong trời đất này
- “vào lồng”: đây là hoàn cảnh khi nhà thơ đỗ đạc làm quan, câu thơ còn thể hiện là ra làm quan, nhà thơ coi việc làm quan là cầm chân, trói buộc đối với cuộc sống của mình
- “Thủ khoa,Tham tán, Tổng đốc Đông”: nhà thơ liệt kê các chức tước, thể hiện sự tài năng của ông, một sự ngất ngưỡng
=> Ngất ngưỡng là sự chênh vênh khi tác giả lên làm quan, bên cạnh đó còn thể hiện địa vị và tài năng của Nguyễn Công Trứ

2. Sự ngất ngưỡng khi ở quê khi về hưu của tác giả
Đô môn giải tổ chi niên
Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng.
Kìa núi nọ phau phau mây trắng,
Tay kiếm cung mà nên dáng từ bi,
Gót tiên theo đủng đỉnh một đôi dì
Bụt cũng nực cười ông ngất ngưởng.
Được mất dương dương người thái thượng,
Khen chê phơi phới ngọn đông phong.
Khi ca, khi tửu, khi cắc, khi tùng,
Không phật, không tiên, không vướng tục.
- Thoát khỏi cái lồng, trói buộc nhà thơ trở lại với sựu tự do và thoải mái
- “Đạc ngựa bò vàng đeo ngất ngưởng”: thể hiện sự ngông nghênh của ông khi về quê với sự khác người
- Ông trở về với khung cảnh mây trắng phau
- Về quê ông đi chùa mà mang theo “ đôi dì” khiến “ bụt cũng bật cười”: bụt cười vì sự ngất ngưỡng của ông
- Về quê nhà thơ vẫn thể hiện sự ngất ngưỡng của mình bởi các thú vui với hát nói, rượu ngon, nhạc điệu, một cuộc sống rất an nhàn
=> Không chỉ làm quan mới ngất ngưỡng mà tác giả còn ngất ngưỡng khi về quê

3. Nhà thơ tổng kết cuộc đời của mình
Chẳng Hàn, Nhạc, cũng phường Mai Phúc
Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung.
Đời ai ngất ngưởng như ông.
- Nhà thơ tự tin răng mình ngang hàng với các vị tướng thời xưa, cũng có những đóng góp to lướn cho đất nước
- Nghĩa đạo vua tôi ông cũng đã làm tròn
- Và ông khẳng định rằng không có một ai ngất ngưỡng như ông
=> Cái ngất ngưỡng của tác giả hoàn toàn đúng đắn, sự tự tin của ông rất hợp lí

III. Tổng kết
Nguyễn Công Trứ luôn ngất ngưỡng khi ông ở đâu và làm gi. Bài thơ thể hiện được sự đóng góp to lớn của ông với triều dình lúc bấy giờ.

Xem thêm: Soạn bài Lão Hạc lớp 8 - Nam cao
 
  • Chủ đề
    dan y soan bai soan bai bai ca ngat nguong
  • Top