Soạn bài Bếp lửa - Bằng Việt lớp 9

bep-lua.jpg

bep-lua(1).jpg

I. Tìm hiểu chung
1. Tác giả
- Là một nhà thơ Việt Nam
- Sinh ngày 15 tháng 6 năm 1941 và mất năm 2014
- Quê ở xã Chàng Sơn, huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội
- Ông đã từng là Chủ tịch Hội đồng thơ Hội Nhà văn Việt Nam và đang là Chủ tịch Hội Liên hiệp Văn học Nghệ thuật Hà Nội.
- Các tác phẩm tiêu biểu:
  • Hương cây - Bếp lửa
  • Những gương mặt - Những khoảng trời
  • Đất sau mưa
  • Khoảng cách giữa lời (
  • Cát sáng
  • Bếp lửa - Khoảng trời
  • Phía nửa mặt trăng chìm
  • Ném câu thơ vào gió

2. Tác phẩm
- Bài thơ được sáng tác năm 1963 khi tác giả đnag học tập ở nước ngoài
- Bài thơ nói về nỗi lòng của một người con xa quê, nhưng luôn nhớ về quê nhà
- Bố cục: 4 phần
+ phần 1( 3 dòng đầu): hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cho dòng cảm xúc về bà
+ phần 2( 4 khổ tiếp theo): những hồi tưởng về bà và tình bà cháu
+ phần 3( khổ thứ 6): suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lưả
+ phần cuối( khổ cuối cùng): thể hiện tình cảm của tác giả dù đi xa nhưng vẫn luôn nhớ bà

II. Tìm hiểu chi tiết
1. Hình ảnh bếp lửa khơi nguồn cảm xúc về bà
Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm
Cháu thương bà biết mấy nắng mưa!
- “ chờn vờ”, “ ấp iu”: một bếp lửa hết sức thân thuộc nhưng vô cùng ấm áp
- Hình ảnh người bà luôn gắn với hình ảnh của bếp lửa
=> Bếp lửa khơi gợi cho tác giả những hình ảnh về bà, tình cảm vô bờ bến của tác giả dành cho bà

2. Những hồi tưởng về tình bà cháu
- Hình ảnh bếp lửa thân thương, gắn với thời kì khó khăn mà tác giả phải trải qua
- Hình ảnh bếp lửa và tình bà cháu khơi đến tiếng chim tu hú khắc khỏi mong đợi
- “Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
=> Bà là người nhóm lửa, cũng là người giữ cho ngọn lửa luôn ấm nóng và tỏa sáng trong mỗi gia đình
- “Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”
=> Sự tần tảo, đức hi sinh chăm lo cho mọi người của bà thật cao quý
- “ Rồi sớm rồi chiều, lại bếp lửa bà nhen,
Một ngọn lửa, lòng bà luôn ủ sẵn,
Một ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...”
=> Ngọn lửa bà nhen không chỉ từ nhiên liệu mà còn là tình thương từ nơi bà

3. Suy ngẫm về cuộc đời bà và hình ảnh bếp lửa
Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa
Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ
Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm
Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...
Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!
- “ lận đận”: một cuộc đời khổ cực và gian truân của bà
- “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm,
Nhóm niềm yêu thương, khoai sắn ngọt bùi,
Nhóm niềm xôi gạo mới, sẻ chung vui,
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ...”
=> Bếp lửa bà nhóm lên là nhóm những yêu thương và những tâm tình tuổi nhỏ
- “Ôi kỳ lạ và thiêng liêng – bếp lửa!”: bếp lửa mang hình ảnh trừu tượng và khái quát nhưng luôn là một hình ảnh gợi nhớ về bà và tình cảm dành cho bà

4. tình cảm của tác giả dù đi xa nhưng vẫn luôn nhớ bà
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu,
Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả,
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở:
Sớm mai này, bà nhóm bếp lên chưa?...
- “ giờ cháu đã đi xa”: nhắc đến cảnh ngộc ủa tác giả
- “ trăm tàu”, “ trăm nhà”: ngọn lửa có mặt khắp mọi nơi
=> Tác giả không thể ào quên đi hình bóng ngọn lửa, tình yêu thương của tác giả dành cho bà

III. Tổng kết
- Nghệ thuật:
+ có sự kết hợp giữa biểu cảm và miêu tả, tự sự với bình luận
+ sáng tạo trong hình ảnh
+ giàu cảm xúc và thấm đượm yêu thương
- Nội dung: qua gợi nhớ về hình ảnh bếp lửa thể hiện tình yêu thương bà cháu và thể hiện sự quý trọng yêu thương bà.
Xem thêm: Soạn bài bạn đến chơi nhà lớp 7 Nguyễn Khuyến
 
  • Chủ đề
    dan y dan y bep lua soan bai soan bai bep lua
  • Top