Soạn bài Câu cá mùa thu lớp 11 - Nguyễn Khuyến

Tác phẩm “Câu cá mùa thu” của Nguyễn Khuyến đã cho chúng ta thấy rõ hơn được cảnh sắc mùa thu ở vùng đồng bằng Bắc Bộ, bên cạnh đó tác giả cũng thể hiện tình yêu thiên nhiên, đất nước, tâm trạng thời thế và tài thơ của ông. Và bây giờ chúng ta sẽ đi đến phân tích sâu hơn một số vấn đề trong tác phẩm Câu cá mùa thu nhé.

Câu 1: Điểm nhìn để cảm nhận cảnh thu của nhà thơ có gì đặc sắc? Từ điểm nhìn ấy, nhà thơ đã bao quát cảnh mùa thu như thế nào?
Trả lời:
Điểm nhìn để cảm nhân mùa thu của của tác giả: Cảnh thu trong bài thơ được miêu tả hết sức đặc sắc và chi tiết cụ thể. Cảnh thư được miêu tả từ gần đến cao xa và đồng thời được miêu tả từ cao xa trở lại gần: từ chiếc thuyền câu nhìn ra mặt ao, nhìn lên bầu trời, nhìn ra ngõ trú rồi lại trở về với ao thu, với chiếc thuyền câu.
Từ điểm nhìn ấy, từ một khung ao hẹp, không có già đặc sắc, tác giả đã biến nó thành không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu mở ra nhiều hướng thật sinh động. điểm đặc sắc được thể hiện qua, từ một ao thu hẹp, nhà thơ mở ra không gian mùa thu, cảnh sắc mùa thu quen thuộc ở mỗi làng quê Việt Nam.
Câu 2: Những từ ngữ, hình ảnh nào đã gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu. Hãy cho biết đó là cảnh thu ở miền quê nào?
Trả lời:
Những hình ảnh đã gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu là: ao thu lạnh lẽo, nước trong veo, sóng biếc, trời xanh ngắt, lá vàng…
Những từ ngữ đã gợi lên nét riêng của cảnh sắc mùa thu là: sóng hơi gợn tí, lá vàng khẽ đưa vèo, tầng mây lơ lửng…
Những hình ảnh thơ rất đỗi bình dị, thân thuộc với miền quê Bắc Bộ.
Câu 3: Anh/chị có nhận xét gì về không gian trong Câu cá mùa thu qua các chuyển động, màu sắc, hình ảnh, âm thanh? Không gian trong Câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng như thế nào?
Trả lời:
Không gian trong bài Câu cá mùa thu là không gian tĩnh lặng, vắng bóng người. Không gian tĩnh lặng ấy được thể hiện qua màu sắc: xanh ao, xanh trời, xanh sóng và sắc vàng của chiếc lá rơi xuống mặt ao. Không gian ấy còn có những chuyển động, rõ nét của mùa xuân, được thể hiện một cách độc đáo và tinh tế.
không gian trong câu cá mùa thu góp phần diễn tả tâm trạng: Từ thân thế, cuộc đời, hoàn cảnh sống của tác giả chúng ta có thể hiểu và nhận ra tâm sự của người câu cá là chính là nỗi lòng non nước, nỗi lòng thời thế của nhà nho có lòng tự trọng và lòng yêu quê hương đất nước như Nguyễn Khuyến.
Câu 4: Cách gieo vần trong bài thơ có gì đặc biệt? Cách gieo vần ấy gợi lên cho ta cảm giác gì về mùa thu và tình thu?
Trả lời:
Cách gieo vần đặc biệt trong bài thơ: là cuối mỗi câu tác giả đều gieo vần “ eo” ở cuối câu.
Cảm nhận về mùa thu và tình thu với cách gieo vần ấy: cách gieo vân fnhuw thế diễn tả một không gian nhỏ dần, khép kín và rất phù hợp với tâm trạng đầy uẩn khúc của nhà thơ. Có thể cho rằng cách gieo vần này đã góp phần tạo nên nét đặc sắc và thành công hơn cho bài thơ.
Câu 5: Qua Câu cá mùa thu, anh/chị có cảm nhận như thế nào về tấm lòng của nhà thơ Nguyễn Khuyến đối với thiên nhiên, đất nước?
Trả lời:
- Bài thơ ngợi nhớ đến một vùng quê yên bình và tĩnh lặng, thể hiện tình yêu quê hương đất nước của tác giả. Chính vì tình yêu quê hương đất nước đó mà tác giả đã có một bài thơ hay như thế này.
- Cảnh thu đẹp nhưng phản phất một chút buồn, tác gỉa đồng thười thể hiện tình yêu đất nước tha thiết của mình.

Xem thêm: Soạn bài Từ ngôn ngữ chung đến lời nói cá nhân lớp 11
 
  • Chủ đề
    câu cá mùa thu lớp 11 nguyen khuyen soan bai
  • Top